• Nguyên nhân gia tăng tranh chấp Biển đông


    vào lúc Chủ Nhật, tháng 12 16, 2012
    Hãy like nếu bài viết có ích →

    Tranh chấp trên Biển Đông (thực tế là tranh chấp biển và đảo) đã và đang là vấn đề nóng của khu vực và thế giới. Trong thời gian gần đây hoạt động này có xu hướng leo thang và diễn biến phức tạp, khó lường (nhất là các hành động gây hấn của Trung Quốc đối với Việt Nam) đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh, hòa bình quốc tế. Vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu đâu là nguyên nhân dẫn đến tình hình gia tăng tranh chấp trên Biển Đông?
              Một là, Biển Đông là khu vực có tài nguyên phong phú, giàu có, với trữ lượng lớn của thế giới. Vùng này được xác định có trữ lượng dầu mỏ khoảng 1,2 km³ (7,7 tỷ thùng), với ước tính tổng khối lượng là 4.5 km³ (28 tỷ thùng). Trữ lượng khí tự nhiên được ước tính khoảng 7.500 km³, trong đó nhiều nguồn năng lượng mới được tìm thấy ở khu vực này, điển hình là băng cháy (với trữ lượng lớn và được dự báo là nguồn năng lượng của tương lai). Đồng thời, Biển Đông chiếm một phần ba toàn bộ đa dạng sinh học biển thế giới, vì vậy nó có vai trò rất quan trọng đối với hệ sinh thái biển. Mặt khác, trong bối cảnh các nước trong khu vực và thế giới phải đối mặt với nhiều vấn đề quan trọng quyết định đến sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia mỗi nước, trong đó có yêu cầu bức bách cần phải giải quyết là nguy cơ cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên. Bởi lẻ, nguồn tài nguyên đất liền giảm đi, còn mức độ, nhu cầu khai thác tài nguyên biển tăng lên, đòi hỏi các quốc gia phải vươn ra biển lớn với các chiến lược mạng tầm vĩ mô. Chính vì vậy, tầm ảnh hưởng của biển đối với kinh tế toàn cầu sẽ ngày càng lớn, do đó các nước có xu hướng ngày càng coi trọng khai thác và sử dụng tài nguyên biển, hòng thông qua mở rộng phạm vi quản lý biển để tiến thêm một bước trong việc củng cố và mở rộng lợi ích liên quan đến tài nguyên đại dương, kéo theo tình hình tranh chấp trên Biển Đông sẽ còn kéo dài và có nhiều biến động lớn.
              Hai là, Biển Đông là tuyến đường hàng hải huyết mạch, có ý nghĩa chiến lược to lớn trong sự phát triển về mọi mặt của các quốc gia. Có thể thấy, đây là một vùng biển có ý nghĩa địa chính trị vô cùng quan trọng. Nó là đường hàng hải đông đúc thứ hai trên thế giới, trong khi nếu tính theo tổng lượng hàng hoá thương mại chuyển qua hàng năm, hơn 50% đi qua eo biển Malaccaeo biển Sunda, và eo biển Lombok. Hơn 1,6 triệu m³ (10 triệu thùngdầu thô được chuyển qua eo biển Malacca hàng ngày, đồng thời hải tặc hoạt động trên vùng biển giảm đáng kể so với các vùng biển khác. Nhiều nước trên thế giới, kể cả một số quốc gia lớn trên thế giới như Mĩ, Trung Quốc, Ấn Độ... hàng năm vận chuyển hàng hóa lớn qua đây. Theo nhận định của các chuyên gia, quốc gia nào chiếm được Biển Đông sẽ nắm tuyến đường hàng hải quan trọng và một số lợi ích khác từ khu vực này. Do đó các nhìn nhận được nguồn lợi khổng lồ từ nơi đây, các nước đã và đang có quyền lợi trên Biển Đông đang có nhiều hành động riêng nhằm khẳng định chủ quyền của minh với khu vực này (nhất là Trung Quốc).
              Ba là, Biển Đông là vùng biển có giá trị to lớn về vị trí chiến lược quan trọng trong chiến lược phát triển an ninh - quốc phòng đối với các nước trong khu vựcđang có tranh chấp. Tình hình mới với nhiều yếu tố tác động có ảnh hưởng trực tiếp đến ANQP của các quốc gia, trong đó hoạt động tranh chấp trên Biển Đông là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến một cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực, nhất là đối với các nước ở Đông Nam Á và Trung Quốc. Biển Đông được xác định sẽ là “sân chơi” để các nước trong khu vực tiến thị uy sức mạnh quân sự của mình qua đó uy hiếp lẫn nhau giữa các nước, vùng lãnh thổ có tranh chấp. Trong đó, Trung Quốc được xác định là quốc gia có động thái mạnh mẽ nhất, ráo riết, liều lĩnh, táo bạo trong những bước đi nhằm khẳng định chủ quyền bất hợp pháp của quốc gia này ở Biển Đông.
              Bốn là, nhiều hoạt động quyết liệt trong tiến hành khẳng định chủ quyền ở Biển Đông của các quốc gia và vùng lãnh thổ, đặc biệt là Trung Quốc đã và đang là ngọn lửa đẩy làn sóng tranh chấp ở khu vực này lên cao trào. Các quốc gia tuyên bố chủ quyền với các vùng biển tranh chấp trên Biển Đông đang có nhiều hành động nhằm bảo vệ, khẳng định các quyền và nghĩa vụ pháp lí của họ với khu vực này. Trong đó, nổi lên là các hành động cứng rắn của Trung Quốc. Nằm trong chiến lược bành trướng của tư tưởng Đại Hán, Trung Quốc sau khi chiếm đóng trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam; Trung Quốc viện đến các quy định đề ra trong Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS), đặc biệt là quy định các nước ven biển có quyền hoạch định vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) trong phạm vi 200 hải lý kể từ đường bờ biển để đưa đường lưỡi bò vào bản đồ quốc gia và hộ chiếu; gây hấn trên biển, xâm phạm vùng biển Việt Nam; bắt trái phép ngư dân nước ta và các nước trong khu vực, phá hoại hoạt động của các tàu thăm dò dầu khí các tàu của trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam… đã và đang từng bước độc chiếm Biển Đông.

    Tàu 310, một trong những tàu ngư chính lớn nhất Trung Quốc, được cử vào Biển Đông trong nhiều tháng qua.

    Bản đồ thể hiện yêu sách phí lí của Trung Quốc tại Biển Đông
              Như vậy, dã tâm và thủ đoạn thâm độc của Trung Quốc là mang tầm chiến lược lâu dài, đã kéo các nước vào một một cuộc tranh chấp nảy lửa, quyết liệt, làm tình hình tranh chấp trên Biển Đông vốn đã nóng nay lại càng âm ỷ hơn lúc nào hết.
    Phillip Tran
    ( Tiếng nói trẻ )

    Công dân Việt với tình hình của đất nước

    Recent Post

    Note Đóng lại

    Template Information

    ĐIỆN ẢNH

    Test Footer

    primaryBottomSidebar

    CHÚ Ý

    Translate

    Rank Trafic

    Lưu trữ Blog

    Lượt xem