Pages

Thứ Sáu, 21 tháng 6, 2013

Bên lề chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch nước


      Chủ tịch nước Trương Tấn Sang được đảm nhiệm cương vị chủ tịch nước từ ngày  25 tháng 7 năm 2011. Theo như thường lệ trước đây, thì một thời gian ngắn sau khi một lãnh đạo mới được bổ nhiệm thì đều sang Trung Quốc thăm và làm việc. Nhưng tính đến nay là đã gần 2 năm đảm nhiệm cương vị này, tuy nhiên đợt thăm và làm việc với giới quan chức cấp cao lần này là lần đầu tiên của ngài Chủ tịch. Mà chuyến thăm này là do chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cẩm Bình mời sang.
      Đánh giá việc này có thể thấy một điều rằng, Vì trước đây mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc là hết sức tốt đẹp vì thế mà các vị lãnh đạo đều chủ động sang thăm và làm việc với Trung Quốc ngay khi đảm nhiệm cương vị. Nhưng trong thời gian qua, Trung Quốc có những hành động thiếu tôn trọng chủ quyền của Việt Nam,  chính vì thế mà cái thường lệ trước đây bị bãi bõ, ngài Chủ tịch nước của chúng ta không sang thăm Trung Quốc ngay khi lên làm chủ tịch, điều này là nhằm thể hiện với Trung Quốc rằng, Việt Nam hết sức tức giận trước hành động của Trung Quốc và vì Trung Quốc không tôn trọng Việt Nam, vì thế mà Việt Nam sẽ thay đổi cách ứng xử của mình cho phù hợp .
Vào ngày 19/6/2013 vừa qua, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã sang thăm và làm việc với lãnh đạo Trung Quốc  theo lời mời của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cẩm Bình. Khi tới sân bay, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang được nước chủ nhà đón tiếp trọng thể.

Chuyến thăm lần này của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tới Trung Quốc nhằm khẳng định chính sách nhất quán của Ðảng, Nhà nước Việt Nam trong quan hệ với Ðảng và Nhà nước Trung Quốc.  Trước khi lên đường thăm và công tác với Trung Quốc, Chủ tịch nước đã trả lời báo chí rằng, để tiếp tục thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước đi vào chiều sâu,  hai nước cần cùng nhau nỗ lực làm tốt một số việc sau đây:
Một là, tăng cường tin cậy chính trị, trong đó quan trọng nhất cần duy trì và đẩy mạnh các hoạt động giao lưu, tiếp xúc giữa Lãnh đạo cấp cao, cũng như giữa các Bộ/ngành, địa phương hai nước. Lãnh đạo cấp cao hai nước cần thường xuyên đi thăm nhau, gặp gỡ, trao đổi với nhiều hình thức linh hoạt, phong phú để kịp thời định hướng về những phương hướng lớn thúc đẩy quan hệ hai Đảng, hai nước.
Hai là, củng cố và mở rộng cơ sở hợp tác cùng có lợi giữa hai bên trên mọi lĩnh vực, nhất là về kinh tế, thương mại, đầu tư, khoa học kỹ thuật, giáo dục đào tạo, du lịch... Hai bên cần tăng cường điều phối chiến lược về phát triển kinh tế, đẩy mạnh hợp tác cùng có lợi trên tất cả các lĩnh vực.

Ba là, không ngừng kế thừa và phát huy tình hữu nghị truyền thống giữa nhân dân hai nước, làm phong phú thêm nội dung giao lưu hợp tác hữu nghị giữa các tầng lớp nhân dân hai nước, nhất là thế hệ trẻ, tăng cường tuyên truyền về công cuộc phát triển mỗi nước cũng như tình hữu nghị Việt-Trung.

Bốn là, xuất phát từ quan hệ láng giềng hữu nghị Việt-Trung, trên cơ sở nhận thức chung giữa Lãnh đạo cấp cao hai nước và luật pháp quốc tế, kiên trì thông qua các biện pháp hòa bình, hiệp thương hữu nghị, xử lý thỏa đáng mọi bất đồng và những vấn đề nảy sinh trong quan hệ hai nước, duy trì cục diện ổn định của quan hệ hai nước.

Trả lời báo chí về việc  xử lý và giải quyết những vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc, Chủ tịch nước khẳng định :
Tôi trông đợi trong chuyến thăm Trung Quốc sắp tới sẽ cùng các đồng chí lãnh đạo Trung Quốc trao đổi thẳng thắn, chân thành, tiếp tục có thêm những giải pháp để giải quyết thỏa đáng những bất đồng trên biển giữa hai nước, góp phần thúc đẩy quan hệ hai Đảng, hai nước phát triển lành mạnh, ổn định lâu dài, đóng góp cho việc duy trì hòa bình, ổn định tại Biển Đông. Tôi cho rằng, thời gian tới, Lãnh đạo cấp cao hai nước cần duy trì trao đổi và đối thoại thường xuyên, từ tầm cao chiến lược và quan hệ hữu nghị hai nước, chỉ đạo và thúc đẩy giải quyết vấn đề Biển Đông bằng biện pháp hòa bình. Có như vậy mới không ảnh hưởng đến quan hệ hữu nghị, tin cậy chính trị hai nước cũng như tình cảm của người dân hai nước.

Ngoài ra, đối xử nhân đạo với ngư dân, xử lý thỏa đáng vấn đề nghề cá phù hợp với quan hệ hữu nghị hai nước cũng là một trong những nhận thức chung quan trọng của Lãnh đạo cấp cao hai nước. Tôi đã đi thăm nhiều vùng ven biển của Việt Nam, đã gặp gỡ nhiều ngư dân, họ đều là những người lao động chăm chỉ và còn rất nhiều khó khăn, đời sống gia đình nhiều đời nay chỉ dựa vào nghề đánh bắt cá truyền thống trên biển Đông. Do vậy, trong thời gian tới chúng ta cần quan tâm đầy đủ đối với ngư dân, giúp họ có cuộc sống ngày càng tốt đẹp, yên ổn và bền vững hơn. Điều này cũng là phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế. 

   
      Chuyến công tác của Chủ tịch nước lần này được xem là điểm nhất về chính trị quan trọng của đất nước trong tuần, chính vì thế đã nhận được sự quan tâm đông đảo nhân dân, dư luận trong và ngoài nước. Đã có những luận điệu theo hướng tích cực, trong chờ sự cải thiện quan hệ và có được những thỏa thuận nhằm thúc đẩy ổn định Biển Đông, tăng cường hợp tác kinh tê- thương mại, nhưng cũng có những dèm pha, châm biếm, luận điệu mỉa mai, lăng nhục, hằn học, xuyên tạc vê chuyến công tác làm việc này của Chủ tịch nước. Đối với những luận điệu lề bẩn này chúng ta nên kịch liệt tẩy chay, vì hoạt động sang thăm và làm việc với các nước láng giềng là hoạt động hết sức bình thường của tất cả các nước trên Thế giới. Hơn nữa, chuyến thăm này là chuyến thăm lần đầu tiên, dưa trên lời mời của nước bạn sau gần hai năm giữ cương vị Chủ tịch nước của Chủ tịch nước Trương Tân Sang. 
     Mọi thông tin, tất cả những hoạt động của Chủ tịch nước đều được phương tiện thông tin đại chúng, báo chí của cả hai nước cập nhật chính xác khách quan và kịp thời nên nhân dân cả nước có thể theo dõi, kiểm tra kiểm chứng vì vậy mà không nên tin vào những luận điệu sai trái trên các trang mạng lề bẩn.
   Để có thể nắm bắt hết tình hình của chuyến công tác của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, các bạn có thể truy cập vào các trang mạng: dantri.com.vn; quandoinhandan.com; VnExpress.net; chinhphu.vn; .... và nhiều báo mạng lớn khác.

Nguồn Kenhvietnam