Tôi viết bài này xuất phát từ một ý
tưởng nho nhỏ của cô em kết nghĩa tôi, nhưng cũng đáng để suy ngẫm nhiều.
Em tôi là cháu ngoại nhà thơ Dương
Thu Hương, cây bút nổi tiếng một thời khát tình và bội phản. Bà ta đã tự hủy
hoại con đường sáng của mình. Song phải thừa nhận con người ấy, xét về mặt
chuyên môn, là một tài năng hiếm gặp.
Cũng bởi sinh ra trong một gia đình
đặc biệt như vậy nên em tôi tiếp xúc kha khá nhiều cây bút nổi danh, một vài
nhà khoa học, luật sư,…thực tài cũng có, mà ảo tài cũng không phải là hiếm.
Có một số người, trong mớ bòng bong
quan hệ của cô em tôi, khá là lập dị. Có lẽ buồn nhiều hơn vui khi trong cuộc
sống ta gặp phải mẫu người như thế.Tuy nhiên, họ thổi vào cuộc sống này những ý
niệm rất riêng. Đứa em tôi ngợi ca hết sức, còn gắn cho họ danh xưng “vĩ nhân
tỉnh lẻ”.
Thực ra đó là một danh từ đã xuất
hiện khá lâu trên văn đàn. Người khởi xướng không ai khác chính là Dương Thu
Hương, một “vĩ nhân tỉnh lẻ” về sau đã biến chất hoàn toàn, trở thành tội đồ
của dân tộc này. Bản thân tôi thì không tán đồng với danh xưng ấy. Đành rằng đó
là những người có tài năng và phẩm giá đặc biệt, nếu được trọng đãi đúng mức,
họ hoàn toàn có thể cống hiến rất nhiều cho xã hội này. Song vĩ nhân đâu phải
thứ dễ kiếm mà tiện đâu cũng xưng tụng. Cả trăm năm mới có một người. Đó phải
là những người, ngoài tài năng, nhân cách và sức lan tỏa phi thường, phải có
những đóng góp lớn lao cho lịch sử nhân loại. Đằng này trong số “vĩ nhân tỉnh
lẻ”, có người còn không giữ được mình, trở thành kẻ phản quốc đáng nguyền rủa.
Mỉa mai thay!
Nhưng họ là ai?
Tôi không muốn đọc “Các vĩ nhân tỉnh
lẻ” của Dương Thu Hương, đó là sáng tác có dụng ý không lấy làm tốt đẹp cho
lắm. Tôi muốn hiểu về “vĩ nhân tỉnh lẻ” theo cái cách mà em tôi tiếp cận. Họ là
những chính trị gia, những nhà khoa học, văn nghệ sĩ, luật sư,…những người có năng
lực và phẩm cách vượt trội hơn người, song chúng ta không dễ nhận ra họ. “Vĩ nhân
tỉnh lẻ” thường ẩn giấu trong cộng đồng người. Có lẽ phải thật chịu chơi, chịu
tiếp xúc và “dị” một chút như cô em tôi mới hiểu rõ về họ. Những người như thế,
vì nhiều lí do, không thích thể hiện mình. Có những người vẫn tích cực nhập thế
giúp đời, có đóng góp cho xã hội nhưng chỉ ở phạm vi địa phương, “tỉnh lẻ” mà
thôi. Xét trên phương diện quốc gia, dân tộc, đóng góp của họ không nhiều, và
cũng không xứng với tầm vóc của họ.
Vì sao xuất hiện tình trạng ấy? Có
thể nói, đây là hệ quả của những sai lầm trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, quy
hoạch phát triển nhân tài của chính quyền ta. Không phải ai có tài, có tâm cũng
đều được trọng dụng. Không hẳn do những bất cập trong cơ chế, xã hội nào cũng
vậy thôi, không phải tất cả những tuấn kiệt, anh tài đều có vị trí xứng đáng.
Suy cho cùng, các “vĩ nhân tỉnh lẻ” đã không vượt qua được áp lực cạnh tranh hoặc
bản thân họ cũng không còn hứng thú, nỗ lực vượt qua, nên các “vĩ nhân tỉnh lẻ”
lũ lượt về quy ẩn.
Một số người, do đặc điểm tính cách
khác người, không thể hòa
mình vào không gian chung. Họ ích kỷ
hơn, kiêu ngạo hơn, cậy tài năng của họ làm lu mờ tất cả. Tính cách ấy, không
phù hợp để làm việc vì tập thể, vì mái nhà chung: xã hội.
Xu thế chung của những người này là
bất mãn, nhưng bất mãn đến mức độ nào thì còn phải xét. Với trình độ của mình,
họ hoàn toàn có thể phản biện sâu sắc những sai lầm trong cách điều hành của bộ
máy công quyền. Nhưng đa phần chỉ phủ nhận mà không có đóng góp tích cực.
Họ dễ bị lôi kéo, “nâng bi”, bợ đỡ,
nịnh nọt bởi những thế lực thâm hiểm từ bên ngoài. Nhiều khi chúng ta không
hiểu họ, không có cách tốt nhất trưng dụng tài năng của họ, nên các thế lực muốn
chống phá chính quyền ta nắm bắt những người này ngay. Dù ẩn dật, song khát
vọng chính trị nơi họ vẫn còn sâu sắc lắm. Khi được “thổi lửa” vào, họ dễ ảo
tưởng, tự coi mình là nhân vật có tầm quan trọng lớn lao, có khả năng xoay
chuyển càng khôn. Thế là họ chọn đứng về bên kia chiến tuyến.
Một vài “vĩ nhân tỉnh lẻ” đã không
còn xứng được ngợi ca, họ đã bị lôi kéo, mua chuộc, trở thành “quân bài” trong
tay các thể lực thù địch nước ngoài. Dương Thu Hương, Nguyễn Xuân Tụ, Nguyễn
Hữu Vinh, PGS Tương Lai,…từ những người đáng trọng đã trở thành đám ô hợp lăng
loàn đáng nguyền rủa của dân tộc.
Thực ra tôi thấy tiếc cho điều ấy.
Đừng để những người có thực tài chống đối lại ta. Cần phát huy giá trị tài năng
của họ, tạo điều kiện tốt nhất để họ nhập thế giúp đời. Đừng lãng quên những
nhân tài đang ở ẩn!
Nguồn kenhvietnam