Pages

Thứ Ba, 11 tháng 6, 2013

Xoay quanh lấy phiếu tín nhiệm

     Lấy phiếu tính nhiệm! Đây là một đổi mới trong công việc của Uỷ Ban Thường Vụ Quốc Hội, một bước đổi mới được dư luận quan tâm và ủng hộ.      

Vì sao nó lại được quan tâm và ủng hộ?

      Đó là vì lấy phiếu tín nhiệm sẽ nâng cao chất lượng và hiệu quả làm việc của quốc hội. Ông Nguyễn Hạnh Phúc, chủ nhiệm Văn Phòng Quốc Hội, cho rằng thực hiện việc bỏ phiếu tín nhiệm đối với các giới chức lãnh đạo cao cấp do quốc hội phê chuẩn hoặc bầu lên là phản ảnh tinh thần của Nghị Quyết Trung Ương IV. Hơn nữa,  việc lấy phiếu tín nhiệm thực sự có tác dụng, để những người giữ chức vụ đánh giá được bản thân mình qua những lá phiếu, rồi sửa chữa khuyết điểm, khắc phục tồn tại và phát huy những mặt tốt. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đánh giá: “Lấy phiếu tín nhiệm là sự động viên, đánh giá đối với các chức danh. Quốc hội đặt niềm tin để các chức danh phấn đấu tốt hơn trong thời gian tới.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đánh giá “Đây là lần đầu tiên thực hiện giám sát tối cao đối với nhân sự, trên thế giới chưa có nước nào làm với diện rộng như vậy”.

     Ấy thế mà, không ít blog lại đưa những thông tin trái chiều, xuyên tạc xoay quanh vấn đề này. Theo đó, thì chúng cho rằng đó là mang tính hình thức, chỉ là bình cũ thay rượu mới mà thôi. Chúng tung tin rằng, các nhà báo sẽ không được tham dự các phiên họp của Quốc hội thảo luận và bỏ phiếu để miễn nhiệm và bổ nhiệm các chức danh. Chúng nói  sự kiện thiếu dân chủ này lại diễn ra vào lúc lần đầu tiên Quốc hội tổ chức việc bỏ phiếu tín nhiệm, nghĩa là Quốc hội không muốn nhân dân giám sát việc này và cho dù kết quả bỏ phiếu co ra sao thì không thực chất, không thể tin được. Trả lời phỏng vấn Blog danlambao  nhà báo Phạm Chí Dũng ( cuộc phỏng vấn này có thật hay không thì chỉ có nhà bá Dũng và DLB biết) nói : "Quốc hội thảo luận và bỏ phiếu tín nhiệm đều liên quan trách nhiệm đến các lĩnh vực quản lý, điều hành quan trọng của quốc gia như ngân hàng, đất đai, xăng dầu, điện lực, y tế, giáo dục, thất nghiệp, khiếu tố, tòa án, tham nhũng… đều là những chủ đề và cả vấn nạn liên quan trực tiếp đến đời sống dân sinh và có rất nhiều ý kiến của người dân và cử tri kiến nghị và yêu cầu phải giải quyết, xử lý. Do đó việc bỏ phiếu tín nhiệm đối với những nhân sự liên đới trách nhiệm lại càng phải công khai cho người dân và cử tri, chứ không thể ẩn giấu được.".

     Đấy là những gì chúng nói, còn thực tế thì như tế nào thì ai ai cũng nhìn thấy rõ. sáng chủ nhật ngày 9/6, ông Đổng lý Văn phòng Quốc hội tuyên rằng, các ký giả vẫn được tiếp cận từ đầu tới cuối sự kiện quan trọng này. Thực tế thì các nhà báo, phóng viên vẫn tác nghiệp bình thường và họ cập nhật thông tin đầy đủ và chính xác về nội dung làm việc của Quốc hội về lấy phiếu tín nhiệm cho nhân dân cả nước được biết. 



Phóng viên tác nghiệp bình thường tại hội trường Quốc hội

    Theo như nhận định của các vị đại biểu bỏ phiếu, cũng như những nhà phân tích thì họ cùng chung quan điểm rằng, kết quả tín nhiệm như thế là đánh giá đúng tình hình hoạt động, năng lực của những người được lấy tín nhiệm. Các đại biểu đã  đánh giá và bỏ phiếu một cách khách quan sòng phẳng. Ông nghị sĩ Nguyễn Đình Lộc  tấm tắc khen đây là một tiêu chí minh chứng Quốc hội ta ngày càng đổi mới! .
"Theo nhận định thăm dò dư luận mới nhất thì nhân dân hoàn toàn đồng tình với kết quả lấy phiếu tính nhiệm mà Quốc hội đã thay nhân dân, đất nước thực hiện và công bố sáng nay. Nhân dân cả nước tin tưởng và mong rằng, Quốc hội sẽ rút kinh nghiệm những thiếu sót qua lần lấy phiếu đầu tiên vừa qua, cho lần lấy phiếu lần sau, mà gần nhất là lấy phiếu tại các HĐND tới đây được thành công. " ( blog tiengnoitre đưa tin). Một số ý kiến cho rằng  nên để hai mức phiếu là " tín nhiệm " và " không tín nhiệm" chứ không để 3 mức như hiện nay. 
Dưới đây là một số phản hồi của nhân dân:





















Nguồn Kenhvietnam