Pages

Thứ Hai, 28 tháng 10, 2013

Tham nhũng - hiểu thế nào cho đúng

Vi phạm kỷ luật một cách nghiệm trọng- một cách gọi tội danh tham nhũng là một trong những hành vi đã có từ rất lâu và mặc dù, tham ô tham nhũng đã được nghiên cứu, đánh giá và giải quyết không chỉ ở một cấp độ quốc gia mà còn ở cấp độ quốc tế nhưng cho đến bây giờ việc ngăn ngừa, phòng và chống hành vi vi phạm đó vẫn còn là những bài toán chưa có lời giải cuối cùng. Gần đây, vấn đề tham nhũng trong các doanh nghiệp công ích nhà nước của Việt Nam lại đang xôn xao trong dư luận, gây nhức nhối trong lòng dân khiến chúng ta không ngừng hỏi: Tại sao vẫn còn tham nhũng?

tham nhũng
Tham nhũng là gì? Theo tổ chức Minh bạch Quốc tế, tham nhũng là lợi dụng quyền hành để gây phiền hà, khó khăn và lấy của dân, là một hệ quả tất yếu của nền kinh tế kém phát triển, quản lý kinh tế xã hội lỏng lẻo, yếu kém tạo ra nhiều sơ sở cho các hành vi tiêu cực. Tham nhũng và tham ô thường xuất hiện nhiều hơn từ các nước có nền kinh tế kém phát triển hoặc có mức thu nhập bình quân/đầu người thấp. Tại các nước này con người thường có ý đồ nắm các cương vị cao trong hàng ngũ lãnh đạo để tham nhũng. Vậy phải chăng tham nhũng là điều không thể tránh khỏi đối với Việt Nam khi vừa mới bước sang ngưỡng cửa của một quốc gia có thu nhập ở mức trung bình so với thế giới? Hơn thế nữa, xã hội biến đổi liên tục kèm theo sự thay đổi về các chuẩn mực đạo đức. Nền kinh tế biến đổi ắt sinh ra tham nhũng mà thôi! Vậy tham nhũng là một hiện tượng phổ biến, một xu hướng của xã hội? Hay là những hành vi mang tính chủ quan cá nhân của những người có chức, có quyền? Bởi chỉ có những người như thế thì mới có thể thực hiện những hành vi này.
Và bởi vì như thế, khi hành vi tham nhũng xảy ra nó sẽ gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng. Tham nhũng không chỉ là những hành vi thể hiện sự suy đồi, biến chất của đạo đức con người, đặc biệt của những người có chức có quyền thường đã từng được nhân dân tin yêu. Tham nhũng còn làm thất thoát một tài sản khổng lồ trong ngân sách của nhà nước mà ngân sách nhà nước được hình thành từ sự đóng góp của nhân dân. Cho nên khi có hành vi tham nhũng, sẽ làm mất lòng tin của nhân dân và gây bức xúc trong dân. Hàng năm những con số thống kê về mức độ tham nhũng của các quốc gia sẽ được tổ chức Minh bạch quốc tế đánh giá và xếp hạng. Liệu rằng có nhà đầu tư nào, nhà kinh doanh nào muốn bỏ tiền của của mình trên một đất nước có mức độ tham nhũng cao? Liệu có quốc gia nào muốn xây dựng quan hệ ngoại giao với một quốc gia luôn có hiện tượng tham nhũng? Và như thế thì đất nước không thể phát triển được nếu hiện tượng tham nhũng xảy ra.
Vì “tham nhũng không phải là một thảm họa tự nhiên, đó là những khoản ăn cắp tài sản xã hội được tính toán từ những kẻ tham lam”(1). Do vậy, sẽ có cách để giải quyết tham nhũng.
Công tác phòng, chống tham nhũng luôn là vấn đề “nóng” dành được sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Chúng ta đã xây dựng rất nhiều kênh để thực hiện việc phòng, chống tham nhũng như: xây dựng và ban hành luật phòng chống tham nhũng, nghị quyết, chỉ thị, chương trình hành động rất quyết liệt. Nhưng thực sự để tham nhũng không còn rơi vào tình trạng bế tắc như hiện nay nữa thì  “Nâng cao nhận thức, trách nhiệm và xây dựng thái độ, ý thức tự giác cho cán bộ, công chức, học sinh, sinh viên trong đấu tranh phòng chống tham nhũng, đồng thời phát huy vai trò của xã hội, của các cơ quan nhà nước, qua đó tạo ra phong trào sâu rộng đấu tranh phòng chống tham nhũng, từng bước hình thành văn hóa chống tham nhũng”. Và hơn thế nữa, khi phát hiện hành vi tham nhũng xảy ra ở bất cứ nơi đâu, bất cứ cấp độ nào, chúng ta cần có những biện pháp trừng phạt nghiêm minh để “những ai đó” không muốn, không dám và không thể thực hiện hành vi vi phạm này nữa.
Ms.Nanu