Pages

Thứ Hai, 24 tháng 6, 2013

CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ CÁC HỘ DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT PHỤC VỤ LỢI ÍCH QUỐC GIA


Đất nước ta là đất nước nông nghiệp với hơn 70% dân số làm nghề nông. Vì vậy đất chính là cơ sở, là nguồn sống của phần lớn dân số Việt Nam. Tuy nhiên, để thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã có chính sách phát triển các khu công nghiệp, mở rộng các khu đô thị. Để đạt được mục đích trên, Nhà nước đã có chính sách thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng các khu công nghiệp cũng như làm quỹ đất để phát triển các khu đô thị và phát triển cơ sở hạ tầng. Để tiến hành thu hồi đất, Đảng và Nhà nước đã có những chính sách, những kế hoạch rõ ràng nhằm đảm bảo sau khi thu hồi đất, nhân dân tại khu vực đó vẫn có thể sinh sống bình thường và việc thu hồi không ảnh hưởng đến cuộc sống của nhân dân. Chẳng hạn tại các khu vực thu hồi đất để xây dựng khu công nghiệp thì Nhà nước luôn có chính sách ưu tiên cho công dân tại khu vực có đất bị thu hồi được đào tạo, sau đó làm việc tại các công ty được xây dựng tại khu vực đó.
Công viên Thiên đường bảo sơn – nơi thu hút hàng ngàn lao động tại xã An Khánh
 Khi thu hồi đất, nhân dân nhận được khoản bồi thường lên đến hàng trăm, hàng tỷ đồng. Đây là số tiền khá lớn đối với những gia đình làm nghề nông. Sau khi có được số tiền trên, nhiều gia đình đã sử dụng vào các mục đích như xây nhà, mua xe máy, chia cho các con… mà không đầu tư để làm nghề khác. Điều này dẫn đến sau một thời gian ngắn đã tiêu hết số tiền đó. Thêm vào đó, các gia đình này cũng không có thu nhập gì, dẫn đến cuộc sống gặp nhiều khó khăn. Đây là một trong những luận điệu mà bọn phản động thường lợi dụng để kích động nhân dân tại các địa phương có đất bị thu hồi tụ tập, biểu tình. Chúng thường rêu rao rằng, Nhà nước thu hồi hết đất khiến nhân dân không còn đất để làm, khiến cuộc sống nhân dân đói khổ. Nhưng chúng đâu biết rằng, việc sau khi thu hồi đất cuộc sống của một số gia đình gặp khó khăn có một phần lỗi lớn từ phía những gia đình được đền bù đất. Hẳn chúng ta không thể quên những năm 2000-2003 khi Nhà nước có chính sách thu hồi đất để phát triển khu đô thị Mỹ Đình. Sau khi nhận khoản bồi thường lên đến hàng tỷ đồng, nhiều người dân tại đây đã dùng số tiền đó để mua ô tô, tiêu xài hoang phí mà không chịu đầu tư để làm nghề, thậm chí sau khi nhận tiền đền bù tỷ lệ nghiện tại đây cũng tăng lên nhanh chóng. Thiết nghĩ, nếu bà con tại các địa phương có đất bị thu hồi sử dụng thiền đền bù một cách hợp lý thì vẫn có thể đảm bảo được cuộc sống của mình. Ví dụ như xã An Khánh, Hoài Đức. Đây là xã có phần lớn đất nông nghiệp bị thu hồi. Sau khi nhận tiền đền bù, nhân dân đã chuyển đổi ngành nghề từ làm nông sang làm mành, buôn bán cây cảnh. Chính vì vậy mà đời sống của nhân dân tại đây ngày càng được nâng cao.
Nghề làm mành giúp nhân dân xã An Khánh có cuộc sống ổn định
Điều dễ hiểu là, nếu việc thu hồi đất sai, đền bù không thỏa đáng thì nhân dân có quyền khiếu nại, yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét lại quyết định thu hồi, giá đền bù cũng như các sai phạm khác nếu có. Việc khiếu nại này đã được quy định rất rõ ràng trong các văn bản pháp luật của Nhà nước. Tuy nhiên, việc tụ tập, treo các khẩu hiệu nói xấu, bôi nhọ chính quyền, có tính chất kích động bạo lực là việc làm hoàn toàn trái pháp luật. Đây là chiêu bài của một số tổ chức, cá nhân ở nước ngoài có tư tưởng chống đối muốn quấy rối cuộc sống của nhân dân, muốn chính quyền ngày càng suy yếu. Vì vậy, bà con đừng vì mấy lời lẽ tưởng như “lọt tai”, tưởng như “hợp lý” của bọn này. Hoạt động khiếu nại, tố cáo các hành vi sai phạm phải được thực hiện theo qui định của pháp luật chứ không phải theo sự kích động của bọn xấu.