Pages

Chủ Nhật, 23 tháng 6, 2013

Điểm tin Thế giới trong tuần

Trong tuần vừa qua, trên thế giới đã có rất nhiều sự kiện, để mọi người có thể nắm được tổng thể thế giới xung quanh ta đã xảy ra những chuyện gì thì sau đây mình xin tổng hợp tin tức thế giới nội bật tuần qua.

1. Trung Quốc tìm ra bãi thử hạt nhân ngầm của Triều Tiên.
Bằng cách phân tích các dữ liệu từ máy thu địa chấn và các bức ảnh vệ tinh các nhà khoa học Trường đại học khoa học và Công nghệ Trung Quốc thuộc Viện khoa học Trung Quốc ở Bắc Kinh đã phát hiện ra một bãi thử nghiệm hạt nhân ngầm ở Triều Tiên. Bãi thử được xác định nằm ở vị trí 41-17-26.88 vĩ độ bắc và 129-4-34.68 vĩ độ đông.
Báo chí Hàn Quốc đưa tin về vụ thử hạt nhân của Triều Tiên hồi tháng 2. 
Hàn Quốc đưa tin về vụ thử hạt nhân của Triều Tiên hồi tháng 2 năm nay.


Với kết quả này  thì Đại học khoa học và Công nghệ Trung Quốc  là tổ chức quốc tế  đầu tiên xác định chính xác vị trí bãi thử nghiệm hạt nhân ngầm của Triều Tiên.

2.  Mỹ cần hiểu quan điểm của Nga về START.
Hiện nay Mĩ và Nga đang đàm phán về việc cắt giảm vũ khí chiến lược. Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov tuyên bố Mĩ cần phải hiểu rõ quan điểm của Nga khi gắn nội dung xây dựng lá chắn tên lửa, vũ khí vũ trụ và sự mất cân bằng cán cân triển khai vũ khí thông thường vào Hiệp ước cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược mới (START-4?).
"Tổng thống Mỹ Barack Obama khẳng định hiểu sự cần thiết phải xem xét các yêu cầu của Nga để hai bên có thể đạt được những bước tiến tiếp theo trong quá trình cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược”, ông S. Lavrov cho biết.
 Nhà Trắng / Ảnh minh họa. Reuters.

Theo đó thì Nga đồng ý với Mỹ về quan điểm tiếp tục cắt giảm vũ khí chiến lược, nhưng đó phải là việc chung của toàn bộ “Câu lạc bộ hạt nhân”. Vì thực tế, không chỉ Mỹ, rất nhiều quốc gia trên thế giới đang tập trung phát triển nhiều loại vũ khí tấn công nguy hiểm. Nga muốn phải đưa vào START các yếu tố có thể gây mất cân bằng chiến lược như vũ khí không gian và lá chắn tên lửa. Ngoài ra, sự mất cân đối trong việc triển khai vũ khí thông thường tại các vùng địa chính trị cũng phải được tính tới.
Nga đồng ý với Mỹ về quan điểm tiếp tục cắt giảm vũ khí chiến lược, nhưng đó phải là việc chung của toàn bộ “Câu lạc bộ hạt nhân”. Vì thực tế, không chỉ Mỹ, rất nhiều quốc gia trên thế giới đang tập trung phát triển nhiều loại vũ khí tấn công nguy hiểm.



3. Mỹ bác yêu cầu giải thể Bộ chỉ huy Liên hợp quốc của Triều Tiên
Theo Đài KBS (Hàn Quốc), Mỹ đã bác bỏ yêu cầu giải thể Bộ chỉ huy Liên hợp quốc trên Bán đảo Triều Tiên của CHDCND Triều Tiên, đồng thời từ chối yêu cầu của Bình Nhưỡng về việc chấm dứt các biện pháp cấm vận kinh tế của Mỹ và Liên hợp quốc. Ngoài ra, Mỹ tuyên bố sẽ chỉ đối thoại với Triều Tiên khi nước này bày tỏ sự chân thành về vấn đề phi hạt nhân hóa trên Bán đảo Triều Tiên.
Cũng theo nguồn tin trên, Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma (Barack Obama) đã ký gia hạn thêm một năm về các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Triều Tiên. Trong thư gửi tới Quốc hội Mỹ, Tổng thống B.Ô-ba-ma nhấn mạnh, Triều Tiên vẫn là mối đe dọa đối với nền an ninh nước Mỹ. Lệnh trừng phạt được Tổng thống Mỹ gia hạn vào tháng 6 mỗi năm. (Theo QDND)

4. “Những người bạn của Syria” đồng ý cung cấp vũ khí cho phe đối lập
 Bạo lực do lực lượng nổi dậy tiến hành tại Syria làm nhiều thường dân thiệt mạng.  Tình hình phức tạp tại Syria cùng những  sức ép từ các nước phương Tây, khiến Tổng thống Nga Vladimir Putin đã lên tiếng khẳng định Nga sẽ bảo vệ các hợp đồng vũ khí với chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Trong khi đó Bộ trưởng Ngoại giao các quốc gia Mĩ và châu âu đã gọi chung là nhóm “Những người bạn của Syria” đã có phiên họp tại  thủ đô Doha, Qatar và đã thông qua quyết định cung cấp vũ khí, trang bị quân sự và hậu cần cho phe đối lập ở quốc gia Cận Đông này.

Một phiên họp của nhóm "Những người bạn của Syria" / AFP.
Với diễn biến này, tình hình Syria không hoàn toàn là vấn đề của quốc gia này, mà là sự chạy đua của những quốc gia lớn khác nữa.

5.  Để trị Trung Quốc ở Senkaku Nhật Bản bổ nhiệm “Tư lệnh lực lượng phòng vệ”

Để thống nhất chỉ huy hành động nhằm đối phó với sự gây hấn đang ngày càng gia tăng của Trung Quốc tại Senkaku/Điếu Ngư, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đang xem xét bổ nhiệm chức vụ “Tư lệnh lực lượng phòng vệ”.

Các lực lượng hải, lục và không quân Nhật sẽ do Tư lệnh lực lượng phòng vệ chỉ huy và điều động 
 Các lực lượng hải, lục và không quân Nhật sẽ do "Tư lệnh lực lượng phòng vệ" chỉ huy và điều động
Theo đó thì chức vụ “Tư lệnh lực lượng phòng vệ” có chức năng thống nhất chỉ huy và điều động cả 3 lực lượng hải, lục và không quân Nhật Bản. Chức vụ này chỉ đứng sau “Cục trưởng Cục phụ tá giám sát” (tương đương Tổng tham mưu trưởng), là quan chức cấp cao nhất có nhiệm vụ trợ giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về các hoạt động quân sự. Chức vụ mới bổ nhiệm sẽ san sẻ bớt gánh nặng cho “Cục trưởng Cục phụ tá giám sát”, đồng thời xây dựng một hệ thống chỉ huy thống nhất các lực lượng tự vệ.

6. Philippines bắt giữ tàu Trung Quốc xâm phạm lãnh hải

Ngày 22/06, Website của tờ “Philippines Inquirer” cho biết, lực lượng bảo vệ bờ biển của Philippines đã chặn bắt 1 tàu chở hàng của Trung Quốc ở ngoài khơi Cebu - một tỉnh thuộc khu vực miền trung Philippines vào ngày 21/06.

Philippines Inquirer cho biết, ông Ezikuna - một quan chức của lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines đóng tại khu vực Visayas tiết lộ, tàu Trung Quốc bị chặn bắt mang tên MV Ming Yuan, là một tàu chở hàng rời có cảng đăng ký chính thức ở Hồng Kông - Trung Quốc.
Sáng 21/06 vừa qua, con tàu này đã thả neo ở khu vực biển nằm giữa 2 đảo Carnasa và Malapascua ở phía bắc tỉnh Cebu. Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines đã phối hợp với Cục Hải quan, Cục Kiểm dịch và Cục Nhập cư tiến hành kiểm tra con tàu này. Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines kiểm tra tàu và sơ bộ kết luận, con tàu đang ở trong tình trạng không tải.
Tàu tuần tra của lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines
Tàu tuần tra của lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines

Ông Ezikuna còn cho biết, tàu hàng Trung Quốc không hề có bất cứ thông báo nào cho lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines, về việc nó sẽ tiến vào khu vực phụ cận đảo Malapascua. Thuyền trưởng của tàu MV Ming Yuan khai với lực lượng chức trách Philippines tàu của ông ta đang đi đến bốc xếp hàng ở thành phố Isabel, tỉnh Leyte, nằm cách đảo Malapascua khoảng 36 hải lý.
Ông Ezikuna cho biết thêm, ngoài lỗi không thông báo cho các cơ quan hải sự về việc tiến nhập khu vực đảo Malapascua, Cục Di cư và Cục Hải quan Philippines đang điều tra xem liệu con tàu này còn có hành vi vi phạm khác hay không? Vì vậy, tàu MV Ming Yuan đã bị áp tải về cầu cảng của lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines tại cảng Hagnaya, tỉnh Cebu để phục vụ công tác điều tra.
Phương tiện thông tin chính thống của Chính phủ, Thông tấn xã Philippines cũng ra thông báo với nội dung, tàu tìm kiếm, cứu nạn Nueva Ecija của lực lượng tuần duyên Philippines đã áp tải 1 tàu mang Quốc tịch Trung Quốc “gặp nạn” tại khu vực đảo Malapascua. Người phát ngôn của lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines, trung tá Armand Balilo cho biết, họ sẽ điều tra lí do tại sao con tàu này lại “xâm nhập bất hợp pháp” vào lãnh hải Philippines.
Hình ảnh con tàu Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Philippines bị bắt giữ
Hình ảnh con tàu Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Philippines bị bắt giữ

Trung tá Armand Balilo cũng thừa nhận, trước đó, lực lượng bảo vệ bờ biển nước mình đã nhận được 1 thông báo của Trung tâm điều hành chi viện, cứu hộ trên biển của Hồng Kông về việc con tàu này đã phát đi một tín hiệu “ứng cứu khẩn cấp”.
Còn trên Website của Kênh truyền hình TV5 cho biết, lực lượng bảo vệ bờ biển đã bắt giữ một tàu Trung Quốc “xâm nhập trái phép” và thả neo tại “Khu bảo tồn biển” ở gần đảo Malapascua. Thông tin cho biết, thuyền trưởng tàu Trung Quốc đã giải thích nguyên nhân là con tàu của ông ta bị “hỏng động cơ” nên bắt buộc phải thả neo tại khu vực trên, nhưng không giải thích được tại sao nó tiến vào khu vực cấm này mà không thông báo cho các cơ quan chức năng của Philippines.  (Theo AN Thủ đô)

7.  đề xuất cắt giảm vũ khí hạt nhân của Tổng thống Mỹ khó thành hiện thực?
Trong bài phát biểu tại Béc-lin nhân chuyến thăm Đức ngày 19-6 vừa qua, Tổng thống Mỹ B. Ô-ba-ma (Barack Obama) đã kêu gọi Nga và Mỹ cùng cắt giảm 1/3 kho vũ khí hạt nhân chiến lược của mỗi nước. Lời kêu gọi của ông chủ Nhà Trắng không những vấp phải sự phản đối từ phía Mát-xcơ-va và thậm chí các nghị sĩ Quốc hội Mỹ cũng bày tỏ không đồng tình.
Lời kêu gọi của ông B. Ô-ba-ma được đưa ra trong bối cảnh Tổng thống Nga V. Pu-tin (Vladimir Putin) mới đây tuyên bố Nga cần phải tính đến nguy cơ của một vụ tấn công phủ đầu bằng vũ khí hạt nhân chống lại các lợi ích của Mát-xcơ-va. Theo Tân Hoa xã, ông V. Pu-tin nhấn mạnh, quân đội Nga cần đưa mối đe dọa này vào chiến lược quốc phòng và Mát-xcơ-va buộc phải coi hệ thống phòng không - không gian là một trụ cột của năng lực phòng vệ chiến lược trong thời điểm Mỹ vẫn quyết tâm phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa.
Tổng thống B. Ô-ba-ma kêu gọi Nga và Mỹ cùng cắt giảm 1/3 kho vũ khí hạt nhân chiến lược ngày 19-6 tại Béc-lin (Đức). Ảnh: AFP
Đáp lại lời kêu gọi từ Oa-sinh-tơn, hôm 20-6, Thứ trưởng Ngoại giao Nga X. Ri-áp-cốp (Sergei Ryabkov) cho rằng, Nga và Mỹ không nên nói tới giải giáp hạt nhân cho tới khi cả hai tìm được tiếng nói chung về hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ ở châu Âu, vốn là mối quan ngại lớn đối với Nga từ nhiều năm nay. Trước đó, Phó thủ tướng Nga Đ. Rô-gô-din (Dmitry Rogozin) cho biết, “đề nghị của ông B. Ô-ba-ma có nghĩa hoặc là ông không hiểu biết sự cần thiết của vấn đề, hoặc là ông nói dối một cách trắng trợn, cũng có thể ông thật kém chuyên nghiệp”.
Hãng tin Ria Novosti dẫn lời các chuyên gia quân sự Nga nhận định sáng kiến của ông B. Ô-ba-ma là “phi thực tế”, bởi nó có thể phá vỡ thế cân bằng hạt nhân chiến lược hiện nay và làm tổn hại đến lợi ích an ninh quốc gia của Nga. Trong khi đó, các nhà ngoại giao Nga cũng tuyên bố với Oa-sinh-tơn rằng, sáng kiến cắt giảm vũ khí hạt nhân cần có sự tham gia của các cường quốc hạt nhân khác chứ không chỉ riêng Mỹ và Nga. “Tình hình hiện tại không còn giống như thập niên 1960-1970 khi chỉ có Mỹ và Liên Xô đàm phán về giảm vũ khí hạt nhân. Giờ chúng ta phải nhìn rộng hơn và mời các quốc gia khác tham gia sáng kiến này”, cố vấn chính sách đối ngoại của Điện Crem-li Y. U-sa-cốp (Yury Ushakov) nhấn mạnh.
Đúng như nhận định với hãng tin Roi-tơ của chuyên gia M. Phít-pa-tơ-rích (Mark Fitzpatrick) thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS), đề xuất thúc đẩy “một thế giới không vũ khí hạt nhân” của ông B. Ô-ba-ma phải đối mặt với không ít trở ngại lớn. Bên cạnh sự lạnh nhạt của Nga, các nghị sĩ Mỹ cũng tỏ ra không chút hào hứng. Nghị sĩ Đảng Cộng hòa G. In-hốp (Jim Inhofe) tại Ủy ban Quân lực Thượng viện cho rằng, hiện chưa phải thời điểm thích hợp cho việc cắt giảm thêm lực lượng hạt nhân chiến lược và lời đề xuất của Tổng thống B. Ô-ba-ma có nguy cơ đẩy nước Mỹ vào thế bất lợi so với các đối thủ. Đồng tình với quan điểm này, nghị sĩ K. Ai-ốt (Kelly Ayotte), cũng thuộc Đảng Cộng hòa, cho rằng quyết định của Nhà Trắng cắt giảm thêm vũ khí hạt nhân là sai lầm và nguy hiểm vì kho vũ khí hạt nhân của nước này có thể giúp ngăn chặn các nguy cơ tấn công hạt nhân nhằm vào nước Mỹ và các đồng minh của Mỹ.
Vào năm 2010, Nga và Mỹ đã ký Hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân (START) mới, theo đó, giới hạn số lượng đầu đạn hạt nhân được triển khai của mỗi bên xuống còn 1.550 đơn vị và số lượng phương tiện phóng, bao gồm cả tên lửa đạn đạo liên lục địa, tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm và máy bay ném bom hạt nhân, xuống còn 700 đơn vị. Một thông tin được đăng tải trên chuyên san Bulletin of the Atomic Scientists mới đây cho biết, số lượng đầu đạn hạt nhân trên toàn thế giới hiện ước tính là 17.300 và tổng số vũ khí hạt nhân của hai nước Nga, Mỹ chiếm 90% toàn thế giới; trong đó tổng số dự trữ đầu đạn hạt nhân của Nga là 8.500, nhiều hơn một chút so với con số 7.700 của Mỹ.
Từ trước tới nay, sự nghi kị vốn vẫn là gam màu chủ đạo trong mối quan hệ Mỹ-Nga. Việc khỏa lấp được hố sâu nghi kị giữa hai cường quốc có những cạnh tranh về tầm ảnh hưởng và mâu thuẫn lợi ích tất yếu là điều không hề dễ dàng. Mặt khác, vũ khí hạt nhân được xem là một công cụ có sức răn đe đáng kể trong một thế giới đa cực đầy biến động khó lường, chưa kể đến chuyện Nga và Mỹ lại có số dự trữ đầu đạn hạt nhân lớn như kể trên, cho nên việc từ bỏ hoàn toàn xem ra là điều khó thực hiện trong tương lai gần. Chính vì vậy, phản ứng của quan chức Nga và nghị sĩ Mỹ đã phát đi một tín hiệu cho thấy đề xuất của Tổng thống B. Ô-ba-ma khó lòng trở thành hiện thực. (Theo QN Thủ đô)


9.  "Mỹ xâm nhập hàng triệu tin nhắn điện thoại của Trung Quốc"

Cựu nhân viên CIA Edward Snowden  người mà Mĩ đang tìm cách dẫn độ về nước để sử lí về tội gián điệp cho hay, chính phủ Mỹ đã xâm nhập vào hệ thống của các công ty điện thoại di động Trung Quốc nhằm thu thập dữ liệu từ hàng triệu tin nhắn. 
 

Người Hồng Kông tham gia cuộc biểu tình nhằm ủng hộ Snowden.
Người Hồng Kông tham gia cuộc biểu tình nhằm ủng hộ Snowden.

Trong cuộc phỏng vấn được thực hiện hôm 12/6 và đăng tải hôm 22/6 Snowden nói rằng: "NSA làm tất cả những việc như xâm nhập các công ty điện thoại di động Trung Quốc để đánh cắp tất cả các dữ liệu tin nhắn của các bạn". Snowden cũng cho biêt thêm, các gián điệp Mỹ cũng xâm nhập hệ thống của Đại học Thanh Hoa danh tiếng tại Bắc Kinh và Pacnet, nhà cung cấp dịch vụ viễn thông tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Tờ Bưu điện buổi sáng Chủ nhật cho hay Snowden đã cung cấp các tài liệu miêu tả chi tiết các vụ tấn công cụ thể vào máy tính, trong đó có địa chỉ IP, trong thời gian 4 năm.
Trong khi Washington đang yêu cầu giao nộp Snowden theo một thỏa thuận giữa Mỹ và đặc khu hành chính của Trung Quốc. Thì có nguồn tin cho rằng Snowden đã rời Hồng Kông trên một chuyến bay mang số hiệu SU213 của hãng hàng không Aeroflot vào sáng nay để đi Mátxcơva (Nga).Việc Snowden rời Hồng Kông bị xem là một trở ngại lớn đối với các nỗ lực của Mỹ nhằm dẫn độ Snowden, giới chuyên gia nhận định.

10.  Ngày 20-6, do Học viện nghiên cứu an ninh quốc tế của Thái Lan (ISIS) và Trung tâm nghiên cứu chiến lược châu Á của Ấn Độ (CASS) đã tổ chức Một cuộc Hội thảo về Biển Đông với mong muốn tìm kiếm sự đoàn kết trong ASEAN, tạo ra một diễn đàn nhằm đi đến giải pháp hòa bình và mang tính pháp lý, góp phần giải quyết những thách thức hàng hải mà ASEAN đang phải đối mặt tại Băngcốc với sựu tham dự của  đông đảo học giả từ các nước ASEAN, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản.

11. Sau gần 12 năm xung đột triền miên, Ngày 19-6-2013 vừa qua đã đánh dấu cột mốc quan trọng đối với đất nước Afghanistan khi lực lượng an ninh Afghanistan đã chính thức tiếp quản nhiệm vụ bảo đảm an ninh trên toàn quốc từ tay lực lượng liên quân do Mỹ đứng đầu. Đây được coi là thời khắc lịch sử để Afghanistan tự khẳng định mình trong các vấn đề quan trọng quyết định tương lai của đất nước. Người dân hy vọng tình hình trên sẽ có sự thay đổi sau khi Tổng thống H.Cadai khẳng định, lực lượng quân đội nước này có thể đảm trách an ninh trên cả nước, trong khi lực lượng quân đội Mỹ và nước ngoài khác sẽ hoàn toàn chuyển sang nhiệm vụ hỗ trợ và cố vấn.

12. Bán đảo Triều Tiên đang có dấu hiệu “hạ nhiệt” khi mới đây Thứ trưởng Ngoại giao thứ nhất Triều Tiên Kim Kê Quan (Kim Kye-gwan) ngày 19-6 cho biết, Bình Nhưỡng sẵn sàng giải quyết tranh chấp liên quan tới chương trình hạt nhân của mình một cách hòa bình thông qua đàm phán, trong đó có cả việc quay trở lại bàn đàm phán sáu bên vốn đang bị đình trệ. Cùng thời điểm diễn ra cuộc gặp tay ba giữa Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc tại Wasinhton về tình hình Bán đảo Triều Tiên, chính quyền của Tổng thống Barack Obama cũng tuyên bố Mỹ sẵn sàng xem xét nghiêm túc đề nghị đàm phán của CHDCND Triều Tiên. ( Theo QDND)

Nguyễn Anh ( Tổng hợp)