Pages

Thứ Tư, 17 tháng 7, 2013

Cái kết của kẻ ngu muội, thiện cận trong suy nghĩ và hành động


Hiện nay, trên các trang mạng xã hội cái tên Nguyễn Phương Uyên-nữ sinh năm thứ 3, trường Đai học công nghiệp thực phẩm TP.HCM, được khá nhiều người săn đón, đặc biệt là những cánh nhà báo “lá cải, mang tư tưởng phản động” như RFA, VOA Tiếng Việt, Xuân Việt Nam, Dân làm báo…Những luận điệu tung hô cái goi là “bạn trẻ yêu nước” được những “đài báo lá cải” nhào nặn, bóp méo trở thành tâm điểm chú ý của dư luận. Phải chăng các báo đài trên nên chuyển sang lĩnh vưc “hot” hơn, chẳng hạn như chạy xô, hóa trang…để thay công việc viết báo trên thì hợp lý nhất.
21 tuổi - cái tuổi đẹp nhất của đời người, lẽ ra em( Nguyễn Phương Uyên) phải làm được rất nhiều việc có ích cho xã hội, cho cộng đồng. Thế nhưng Uyên lại bắt tay với “cái lũ phản động-trang web Tuổi trẻ yêu nước” để thực hiện một loạt hành vi chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam, làm tổn hại đến tình hình chính trị trong nước, tổn hại đến uy tín của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Hành vi của Uyên như “gáo nước lạnh” dội vào sự chờ đợi của gia đình, nhà trường và xã hội về một cô sinh viên tốt bụng, làm những điều có ích cho moi người, cho dân tộc.
Ngay từ thuở bước vào tiểu học, mỗi chúng ta đều tự hào là những đội viên năng nổ làm nòng cốt cho Đoàn thanh niên, trở thành những đoàn viên xuất sắc trong tương lai và cao hơn nữa là đươc đứng trong hàng ngũ của Đảng, Uyên cũng là một người có ước mơ như thế. “Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào”, đó là lời dạy đầu tiên trong 5 điều Bác Hồ dạy.Uyên đã đọc to, rõ ràng trong suốt những năm là học sinh, em còn nhớ chăng những điều đó. Tại sao một thanh niên đầy nhựa sống như em, đươc học tập trong điều kiên tốt nhất lại có những hành động thiếu suy nghĩ, gây tổn hại đến Nhà nước CHXHCN Việt Nam? Lợi ích của những đồng tiền bẩn thỉu của bọn phản động đã làm cho em mờ mắt, mất hết lý trí rồi sao.
Sống dưới sự chở che của gia đình, nhà trường, xã hội, được Đảng, Nhà nước chăm lo cuộc sống, đáng lẽ ra Uyên phải hiểu rõ điều này, phải lấy đó làm mục tiêu, động lưc để học tập thật tốt, sau này phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, nhưng Uyên lại làm những việc không nên làm, đi ngược lại lợi ích của dân tộc. “ Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta, mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay”, bài hát là lời nhắc đầy “lý và tình” cho tất cả moi người, nhưng đối với Nguyễn Phương Uyên thì đó là “cái tát” của lich sử cho những hành vi xâm phạm đến an ninh quốc gia, đe dọa đến tình hình trong nước mà Uyên gây ra.
Cái giá phải trả cho lối suy nghĩ thiển cận, mù quáng của Nguyễn Phương Uyên và đồng bọn không chỉ là sự trừng trị của pháp luật mà còn là sự dằn vặt của lương tâm. Hy vọng các bị cáo còn một chút nào đó sự day dứt của lương tâm về những hành vi sai trái đã làm đối với Nhà nước Việt Nam.
Nguyễn Anh