Pages

Thứ Tư, 17 tháng 7, 2013

Nước Mỹ và thảm họa nhân quyền




Nước Mỹ hiện nay là một siêu cường thế giới với quyền lực bá chủ, có lẽ điều đó chẳng phải bàn. Nhưng liệu có phải vì thế mà nó là một xã hội đáng mơ ước không?

Một xã hội phát triển phải là một xã hội hài hòa được dựng xây dựa trên cái chung và cái riêng trên cơ sở tương hỗ lẫn nhau với tiêu chí quyền lợi chung phải đặt trên quyền lợi cá nhân. Cụ thể, từng cá nhân trong cộng đồng ấy phải có những mối quan hệ gắn kết chặt chẽ với nhau, chứ đâu phải “mạnh ai nấy sống, thân ai nấy lo”? Phải như thế mới tạo nên sức mạnh được. Chúng ta có thể thấy rằng loài ong, loài kiến đó, vốn nhỏ bé là vậy, nhưng bằng kỹ năng tổ chức xã hội tuyệt với, chúng đã trở thành những thế lực đáng kể trong tự nhiên. Chẳng phải ngẫu nhiên mà một nước nhỏ yếu như Việt Nam lại có thể đánh bại hai cường quốc sừng sỏ: Pháp và Mỹ. Cộng đồng xã hội Việt, với tính cố kết cao bắt nguồn từ văn hóa làng xã, đã trở thành một khối thống nhất có sức mạnh vô địch.

Song ở Mỹ thì không như thế…

Ở Mỹ, người ta tôn thờ thứ chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, thứ chủ nghĩa cá nhân thậm chí cho phép chà đạp, bắt nạt nhau. Cái thứ ấy lại được gọi bằng danh xưng mĩ miều “nhân quyền”. Và họ áp đặt thứ giá trị của họ lên toàn thế giới. Với chiêu bài “nhân quyền cao hơn chủ quyền”, giá trị “con người Mỹ” đã phủ bóng đen lên khắp địa cầu.

Người Mỹ vị kỷ. Đâu có lẽ nào có thứ “nhân quyền” to vật vã đến thế, thứ “nhân quyền” được sùng kính đến mức Chính phủ Mỹ và những ông chủ đằng sau nó trao vào tay các công dân của mình những tờ giấy phép sử dụng súng và các điều luật cổ động sử dụng thứ vũ khí giết người man rợ này.

Vậy đó, những tờ giấy ấy được cầm trên tay đã trở thành loại “giấy báo tử” dành cho người Mỹ.

Vâng, nước Mỹ là một trong những nơi diễn ra nhiều vụ thảm sát nhất thế giới, điều đó cũng đâu còn phải nghi ngờ gì? 

Về chủ nghĩa cá nhân ở Mỹ, ngay từ cách đây gần 200 năm, Alexis Tocqueville, nhà chính trị Pháp, đã phải thốt lên trong tác phẩm “Nền dân chủ Mỹ” rằng:
“Chủ nghĩa cá nhân là một cảm nhận lạnh lùng và chín muồi, nó vứt bỏ từng thành viên của cộng đồng bằng cách chặt đứt bản thân anh ta rời khỏi cộng đồng của anh ta và kéo anh ta rời khỏi gia đình và bạn bè của anh ta, vì vậy sau khi anh ta đã tự tạo cho mình một vòng tròn nhỏ của riêng mình, anh ta sẵn sàng rời bỏ xã hội chung để đi tới chính mình. Ích kỷ nảy sinh ngay từ khi sinh như là một bản chất mù quáng; chủ nghĩa cá nhân tiến triển từ những phán xét sai lầm hơn là từ những cảm nhận đồi trụy; chủ nghĩa cá nhân phát sinh từ sự thiếu hiểu biết của trí óc hơn là từ sự bướng bỉnh của con tim. Tính tự kỷ nhốt chặt hòn ngọc của đức hạnh trong tối tăm; chủ nghĩa cá nhân, ban đầu, chỉ liếm đức hạnh của cuộc sống chung; nhưng lâu dài chủ nghĩa cá nhân tấn công và phá hủy tất cả các đức hạnh khác và với thời gian nhốt tất cả trong tầm thấp hèn của ích kỷ”.
Đau xót thay, hơn 200 năm sau, hiện thực chỉ ra rằng điều tiên liệu ấy càng ngày càng đúng, ngay chính tại quốc gia giàu có, hùng mạnh nhất thế giới ấy.

Smith Peter