Như chúng ta đã biết, ngày nay phương tiện thông tin đại chúng giúp ích rất nhiều cho cuộc sống của chúng ta nói riêng và sự phát triển của toàn xã hội nói chung.Nó cung cấp cho chúng ta rất nhiều tri thức về nhiều mặt như: an ninh, kinh tế, văn hoá xã hội…..Bằng một cái click chuột hay vài thao tác đơn giản với với điều khiển ti vi có thể biết thông tin cách xa bạn hàng trăm km, biết được những nghị quyết, quyết sách của nhà nước mà không cần phải trực tiếp đến, biết và nghe những nhạc sĩ, ca sĩ, bài hát nổi tiếng mà không phải trực tiếp đến các rạp hát, phòng thu đài phát thanh. Phương tiện thông tin đại chúng tuy có rất nhiều thông tin bổ ích, lý thú, nơi chia sẻ kinh nghiệm thành công trong cuộc sống, vấn đề nóng trong xã hội……nhưng không phải tất cả thông tin đó là đúng đắn, là chính xác,là hợp lý, là phù hợp với tất cả chúng ta.Hiên nay, nhiễu loạn thông tin đang là vấn đề bức xúc, nan giải với chính quyền, việc kiểm soát thông tin trên trang mạng, đài báo, viễn thông còn gặp nhiều khó khăn, luật pháp tuy có đề cập đến nhưng vấn còn nhiều lỗ hổng tạo ra những cơ hội, kẽ hở cho phần tử xấu, những đối tượng len lỏi để đăng những bài không đúng sự thật, tạo ra những trang web đen, trang web với những thông tin sai lệch, môi trường internet là môi trường mở, chính vì vậy nó cho phép mọi người đều có thể cung cấp, đồng thời truy cập, khai thác, sử dụng tất cả các thông tin có trên internet. Bên cạnh đó, các thông tin đưa lên internet hiện nay có rất nhiều nguồn: Có nguồn từ các cơ quan báo chí, từ các trang thông tin điện tử của các cá nhân, cũng như các tổ chức trong nước; lại cũng có nguồn từ các trang thông tin điện tử, các website, blog của các cá nhân và các tổ chức ngoài nước, mà các server hay máy chủ của họ đều đặt ở ngoài biên giới Việt Nam. Bởi vậy, việc quản lý thông tin trên internet là một việc làm hoàn toàn không đơn giản. Việc thông tin tràn lan trên phương tiên thông tin đại chúng nếu như không chọn lọc thì thông tin không có lợi ma chỉ có hại ít thi có thể gây ra ảnh hưởng tâm lý không thoải mái, khó chịu khi người cần tìm hiểu thông tin, nhiều gây ra hành động mất khiểm soát tạo sự mất trật tư xã hội, gây dư luận không tốt Nhiễu loạn thông tin trên nhiều lĩnh vực như: xã hôi, an ninh, kinh tế, đời sống…… Đã có nhiều bài báo, bài đăng trên mạng đã có thông tin gây tranh cãi về nhiều mặt.
- “Tuần qua, có nhiều chuyện khiến mọi người không biết tin vào đâu. Một là, có chuyện hòn đá lạ ở Đền Hùng. Hai là, chuyện dịch ở đàn chim yến”. (theo HQ Online)
Đền Hùng vốn là nơi linh thiêng, đền thờ Quốc tổ. Bỗng nhiên, có một người kêu lên: Tại sao lại có một hòn đá lạ, có những chữ ma quái như bùa yểm ở chỗ đó. Xem chừng hòn đá lạ đã phân chia dư luận thành 2 phái đối địch nhau. Mang một hòn đá như vậy đặt vào Đền Hùng, không phải ai cũng tự tiện mà làm được. Phải có ý kiến của cấp Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, mới làm được. Điều lạ là, khi vụ việc hòn đá xảy ra, phía cho phép đặt hòn đá không có đại diện phát ngôn chính thức, không có lập luận chính thức để giải thích với công luận. Chỉ có ông từ đền Hùng giải thích loanh quanh, đại ý: Đó là đạo bùa yểm với dụng ý tốt, và chống lại lá bùa yểm trước đó. Cho vào đó thì dễ, giờ bảo mang nó đi, không ai dám tự khuân đi. Còn phe chống lại việc đặt đá thì rất hùng hồn: Vốn dĩ khu đền Hùng đã thiêng rồi, chả cần đặt cái gì vớ vẩn vào đó.
Chuyện ồn ào về hòn đá lạ khiến dư luận bất bình, nhưng tuần qua, có một số ý kiến có vẻ khó chịu về việc ai đó đã khơi nên chuyện này. Trong khi không giải thích nổi chuyện quản lý di tích nhập nhèm, thì có người muốn kết tội người nêu ra chuyện để xử lý.
Chuyện thứ hai, chuyện giết chim yến. Ai cũng biết, hồi dịch cúm H5N1, đã có chuyện rút kinh nghiệm về việc giết gà, rằng đáng lẽ không nên giết tất cả các đàn gà, vịt như vậy. Bây giờ, hàng trăm nghìn con chim yến bị giết chết, chỉ vì lý do có dịch. Một con gà chết, thì rồi lại nuôi lại trong vài tháng. Một đàn chim yến chết, bao giờ gây giống lại được? Có vội vàng không?
Khi có một vấn đề nêu ra, cơ quan quản lý Nhà nước bao giờ cũng được dân trông ngóng là nơi phân xử đáng tin nhất. Vậy mà, khi hòn đá lạ bị đem ra cãi nhau, chính cơ quan quản lý Nhà nước lại lúng túng im lặng. Khi các đàn chim yến bị giết, thì chính cơ quan Nhà nước cũng không nói rõ đã kiểm tra chúng có bị dịch không. Rồi có nhiều chuyện khác cũng gây nên nhiễu loạn không nhỏ trong dư luận. Vì vậy rất cần cơ quan quản lý lên tiếng để làm yên lòng dư luận.
Hay những bài về văn hoá như: “Mới nhất, diễn viên Kim Thư lên báo cho biết cô chưa hề nói đã ly hôn, tại sao có báo giật tít, tung thông tin cô và Phước Sang đã ly dị trong lúc chồng cô đang gặp tình trạng khốn khó về nợ nần, khiến cho nhiều người nghĩ cô có “tội”.
Đâu là sự thật trong những thông tin như thế?
Đáng tiếc là hiện giờ có quá nhiều thông tin bị nhiễu loạn kiểu như sự việc của Kim Thư khiến công chúng, bạn đọc không biết đâu mà lần, không biết sự thật chính xác là như thế nào. Kim Thư nói trên một tờ báo mạng uy tín rằng: “Tôi chưa chính thức trả lời bất cứ báo nào về chuyện đã ly dị hay chưa” và chính xác như chị vừa nói là: “Ly dị lúc này là tội ác. Tôi và Phước Sang có lục đục và đã ly thân hơn một năm nay. Nhưng trên danh nghĩa giấy tờ, chúng tôi chưa ly hôn”.
Nhưng cũng trên nhiều báo khác, nói rằng: “Nghệ sĩ Kim Thư xác nhận, chị có gửi cho Chung Minh tin nhắn nội dung là Kim Thư và Phước Sang đã ly dị rồi”, hay “Kim Thư cho biết đã ly dị rồi”. Tất nhiên, ở bài báo mới nhất, Kim Thư có nói thêm là: “Cách nói đó (ở lời xác nhận) của tôi là nói giữa những người quen biết nhau chứ không phải phát ngôn trên báo chí”.
Nhưng (cũng lại là nhưng), quan trọng là hiện giờ thông tin xác nhận có nhắn tin nói ly dị rồi vẫn còn được đăng tải trên rất nhiều báo.
Với câu chuyện này, một số bạn đọc sẽ hoang mang, và một số đông bạn đọc có lẽ sẽ tin sự thật nằm ở bài phỏng vấn Kim Thư mới nhất vì do chính miệng chị nói, phát ngôn trong một bài hỏi - đáp rất dài. Còn sau này nếu chị có nói “ờ, lúc đó phải nói vậy thôi, chứ sự thật là… (ví dụ như nói khác đi)”, thì bạn đọc lúc đó hãy mới biết rõ nhé!
Nói nhiễu loạn thông tin, thì phải nói đến chuyện bịa đặt trắng trợn thông tin “bố chồng hư đốn với nàng dâu” kể chuyện người cha 58 tuổi (ở xã Tân Trung, thị xã Gò Công, Tiền Giang) có quan hệ tình dục với con dâu 36 tuổi, hai người không tách rời ra được do con dâu bị chứng co thắt âm đạo, phải đi bệnh viện cấp cứu...
Hoàn toàn không có sự vụ nào xảy ra như thế! Báo đưa ra thông tin bịa đặt đầu tiên đã sai. Vậy mà sau đó một báo mạng khác lại tiếp tục có bài “nối đuôi” theo thông tin này “y như thật”, mở rộng sự việc, thêm lời hàng xóm kể chuyện, bình luận về cha chồng, con dâu loạn luân, dâm ô này. Có lẽ phóng viên bịa tin đầu tiên cũng cười thầm cho hai phóng viên khác của báo kia vì chuyện tự bịa mà có người lại phỏng vấn được hàng xóm. May mà thông tin “giựt gân” này được ngã ngũ là bịa đặt khi công an và bệnh viện Tiền Giang quyết điều tra đến cùng có hay không chuyện động trời ấy tại địa bàn. Phóng viên viết bịa đầu tiên bị cấm làm báo vô thời hạn, còn tổng biên tập bị hình thức kỷ luật khiển trách. Hai phóng viên viết ăn theo của báo kia vô can, xem như “chìm xuồng”.
Nhiễu loạn thông tin hiện đang là vấn đề nóng của đất nước ta trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Hậu quả của những vụ việc gây nhiễu loạn thông tin đã để lại trong quần chúng nhân dân những dư luận không tốt, gây ảnh hưởng đến uy tín của các tổ chức cá nhân và gây thiệt hại không nhỏ về cả kinh tế. Đến nay, chưa có thống kê chính thức của cơ quan nào, nhưng nhìn chung những hậu quả đấy không phải là con số nhỏ. Mới gần đây là vụ tung tin đồn về ngân hàng BIDV gây thiệt hại cho doanh nghiệp này nhiều tỷ đồng. Nhiễu loạn thông tin vẫn đang diễn ra và chúng ta vẫn đang phải hứng chịu nó như một trận cảm cúm thường xuyên và liên tục trong cuộc sống công nghệ thông tin. Liệu chúng ta có nhất thiêt cứ phải hứng chịu một cách thụ động mà không có những biện pháp chủ động ngăn chặn những hành động gây nhiễu loạn thông tin. Trải qua quá trình tìm hiểu về thực trạng nhiễu loạn thông tin như đã trình bày ở trên, nhóm nghiên cứu xin được đưa ra một số nhóm giải pháp như sau:
* Nhóm giải pháp cho các cơ quan Nhà nước:
a. Lĩnh vực truyền thông
Thứ nhất, Nhà nước cần phải hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến lĩnh vực truyền thông.
- Truyền thông là một lĩnh vực có ảnh hưởng sâu rộng tới tất cả các lĩnh vực của đời sống, có tác động mạnh mẽ tới tâm lý và dư luận xã hội. Truyền thông chính xác và trung thực thì thông tin được truyền đi mang lại hiệu quả cao, có tác dụng tốt đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển Tổ quốc. Ngược lại, thông tin sai lệch truyền đi làm ảnh hưởng xấu tới dư luận xã hội, gây thiệt hại về kinh tế và có tác dụng xấu tới quá trình xây dựng và phát triển đất nước.
- Lĩnh vực truyền thông bao gồm báo hình, báo nói ,báo viết, báo mạng,… Tất cả những lĩnh vực này đều ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống từng ngày, từng giờ. Vai trò của chúng trong sự phát triển của đât nước là không thể phủ nhận.
- Nhà nước cần phải nhanh chóng hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo hành lang pháp lý cho lĩnh vực truyền thông, tạo điều kiện cho lĩnh vực truyền thông phát triển trong khuôn khổ pháp luật, góp phần vào xây dựng và phát triển đất nước.
Thứ hai, Nhà nước cần quan tâm, đầu tư cho lĩnh vực truyền thông:
- Lĩnh vực truyền thông nước ta mặc dù có nhiều phát triển trong thời gian hiện nay. Tuy nhiên, so với mặt bằng chung các nước trên thế giới thì lĩnh vực truyền thông nước ta còn nhiều hạn chế.
- Tạo điều kiện quan tâm, đầu tư cho lĩnh vực truyền thông cũng chính là tạo động lực cho sự phát triển trong tương lai.
- Nhà nước cần quan tâm và đầu tư cơ sở hạ tầng trong lĩnh vực truyền thông, từng bước hiện đại công nghệ truyền thông; tạo điều kiện cho việc nghiên cứu và ứng dụng công nghệ hiện đại vào trong hoạt động truyền thông.
- Đồng thời cũng cần khuyến khích các nhà đâu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực truyền thông, tạo môi trường tự do cho truyền thông có cơ hội phát triển.
- Nhà nước nên quan tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho lĩnh vực truyền thông, tạo bước đột phá trong tương lai cho lĩnh vực truyền thông, xây dựng chiến lược phát triển lĩnh vực truyền thông dài hạn, đón đầu tương lai.
Thứ ba, Nhà nước cũng cần tăng cường quản lí lĩnh vực truyền thông.
- Lĩnh vực truyền thông là một lĩnh vực nhạy cảm, dễ bị tác động gây ảnh hưởng xấu tới sự ổn định và phát triển đất nước. Chính vì vậy bên cạnh việc tạo điều kiện để truyền thông phát triển , Nhà nước cũng cần phải quản lí chặt chẽ lĩnh vực này .
- Nhà nước cũng cần xử lí nghiêm minh những trường hợp nhà truyền thông vi phạm các quy định pháp luật, tung tin đồn, cung cấp thông tin sai sự thật, gây nhiễu loạn thông tin.
b. Lĩnh vực viễn thông
- Nhà nước cần tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng dịch vụ viễn thông, tạo điều kiện cho các nhà mạng viễn thông phát triển.
- Nhà nước cũng cần quan tâm đầu tư đào tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển của lĩnh vực viễn thông.
c. Giải pháp quản lý mạng xã hội, các phương tiện thông tin liên lạc cá nhân.
- Mạng xã hội như facebook, zingme, ola chat, zalo, twister,… đang phát triển rầm rộ và có nhiều ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Đây cũng là nguồn chủ yếu làm những thông tin sai sự thật, những thông tin chưa được kiểm chứng, tin đồn thất thiệt lan tràn làm ảnh hưởng tới dư luận xã hội.
- Đồng thời Nhà nước cũng cần tuyên truyền để mọi người hiểu về tầm quan trọng và mức độ nguy hiểm nếu thông tin sai sự thật được lan truyền. tuyên truyền chủ trương, pháp luật để mọi người hiểu và tuân thủ.
- Nhà nước cần quản lí chặt chẽ các mạng xã hội,các trang web cá nhân và các phương tiện thông tin liên lạc cá nhân. Trước hết bằng việc ban hành các quy phạm pháp luật quản lí các mạng xã hội, các trang web cá nhân. Đồng thời nhà nước cũng cần phải giám sát việc thực hiện luật pháp trong lĩnh vực này một cách chặt chẽ.
- Nhà nước cũng cần tăng các chế tài xử lí đối với những hành vi xử dụng mạng xã hội, các trang web cá nhân, các phương tiện thông tin liên lạc cá nhân… để tung tin đồn, tung tin sai sự thật, bịa đặt, xuyên tạc làm ảnh hưởng tới dư luận xã hội. Việc áp dụng các chế tài này cần phải được thực hiện một cách nghiêm minh nhằm tạo tính răn đe!
* Nhóm giải pháp cho các nhà truyền thông, các doanh nghiệp viễn thông:
a. Giải pháp cho nhà truyền thông
- Nhà truyền thông cần phải xác thực thông tin chính xác trước khi đưa thông tin lên các phương tiện truyền thông đại chúng.
+ Thông tin mà các nhà truyền thông thu nhận được trước hết phải được kiểm duyệt nguồn.
+ Sau khi kiểm duyệt nguồn của thông tin, nhà truyền thông cần kiểm tra nội dung của thông tin. Nội dung của thông tin nhạy cảm và có ảnh hưởng xấu, rất xấu tới dư luận thì phải kiểm tra thực hư cụ thể trước khi đăng, cần thiết có thể báo cáo với các cơ quan chức năng để kiểm chứng.
- Nhà truyền thông cũng cần nâng cao trình độ của đội ngũ những người làm truyền thông.
+ Trước hết là phải nâng cao hiểu biết pháp luật liên quan trực tiếp đến lĩnh vực truyền thông; tránh trường hợp không hiểu biết pháp luật dẫn tới việc vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này.
+ Nâng cao năng lực chuyên môn thực tế của đội ngũ những người làm truyền thông, nâng cao khả năng hiểu biết, nhận thức vấn đề của mỗi người.
+ Đồng thời cũng cần nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi người với những thông tin được cung cấp để đăng tải.
- Nhà truyền thông cũng cần có ý thức trách nhiệm với hoạt động của mình.
+ Hoạt động truyền thông là hoạt động hết sức quan trọng trong thời buổi công nghệ thông tin hiện nay. Vì vậy vai trò của nhà truyền thông cũng hết sức quan trọng, mỗi nhà truyền thông cần ý thức được vai trò đó của mình.
+ Nhà truyền thông cần có trách nhiệm với mỗi thông tin do mình truyền đi về tính xác thực của thông tin, tính chất của thông tin và ảnh hưởng của nó tới dư luận xã hội, đặc biệt là các thông tin liên quan đến chính trị và kinh tế.
+ Hoạt động đưa tin đúng, đầy đủ, nhanh chóng và kịp thời không chỉ mang lại lợi ích cho xã hội mà còn mang lại lợi ích cho chính nhà truyền thông khi mà những thông tin ấy mang lại hiệu quả cho người dùng thì cũng là lúc mà uy tín của các nhà truyền thông được nâng lên.
b. Giải pháp cho các nhà mạng viễn thông
- Các nhà mạng viễn thông hay cần phải đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết bị của mình đáp ứng nhu cầu của thực tế.
- Các tập đoàn, công ty viễn thông cũng cần nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực của mình.
- Tăng cường quản lí các nhà truyền thông.
- Tăng cường quản lí các tổ chức, cá nhân sử dụng mạng xã hội, các phương tiện thông tin liên lạc cá nhân.
- Kiên quyết tạm dừng cung cấp dịch vụ cho các tổ chức, cá nhân có hành vi sử dụng các kênh thông tin để tung tin đồn, thông tin sai sự thật.
c. Giải pháp cho tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ viễn thông
- Các cá nhân tổ chức sử dụng mạng internet cần nắm bắt và hiểu được chính sách và pháp luật của nhà nước về việc sử dụng thông tin, tránh trường hợp vì không hiểu biết pháp luật mà vi phạm.
- Đồng thời mỗi cá nhân, tổ chức cũng cần phải cảnh giác với những thông tin trên mạng internet, trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là các kênh thông tin không chính thống. Chính ý thức của mỗi người góp phần tạo nên một môi trường thông tin trong sạch và rõ ràng. Mỗi cá nhân, tổ chức hãy nói không với các trang thông tin không chính thống- nơi mà nguồn thồn tin không rõ ràng.
- Khi phát hiện kênh thông tin đưa thông tin sai lệch, cá nhân, tổ chức tung tin đông thất thiệt, chúng ta cần kịp thời báo cáo với các cơ quan có thẩm quyền để kịp thời xử lí.
- Góp ý cho nhà nước về chính sách, pháp luật để quản lí có hiệu quả các kênh thông tin, đảm bảo một môi trường thông tin trong sạch.
- Góp ý với các nhà truyền thông, nhà cung cấp thông tin về việc quản lí và sử dụng thông tin.
Nếu làm được vậy, tin tức ắt hẳn sẽ đỡ loạn đi nhiều.
Smith Peter
Nguồn dân lầm than
Nguồn dân lầm than