• TẦM QUAN TRỌNG CỦA XÃ HỘI CÔNG DÂN VỚI NƯỚC TA


    vào lúc Thứ Tư, tháng 3 13, 2013
    Hãy like nếu bài viết có ích →

    Trong thời đại phong kiến, con người không định hình như là một cá nhân, mà tồn tại như là một bộ phận của những thiết chế như gia đình, giai cấp, Nhà nước... Sang xã hội hiện đại, mỗi người được giải phóng khỏi các ràng buộc ấy, ra đời con người cá nhân, đi theo những khát vọng của chính mình bằng tư duy của riêng mình. Những con người cá nhân có cùng chung những giá trị, tư duy, mục đích... kết lại với nhau thành những Nhóm xã hội. Xã hội như vậy được gọi là xã hội công dân. Và trong tư tưởng của Marx và Engels, xã hội công dân (“Civil Society”, gần đây thường được dịch là “Xã hội dân sự”) là một trong những tiền đề để xây dựng xã hội cộng sản.
    Nhìn lại lịch sử. Theo Marx và Engels, sự hình thành con người công dân và xã hội công dân, là một bước đi vĩ đại trong quá trình con người tự giải phóng, bởi lẽ, sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người. Và cũng vì thế, sự hình thành con người công dân, giúp chấm dứt tình trạng thụ động bầy đàn của xã hội, là cơ sở xã hội của văn hóa dân chủ, một tiền đề về mặt văn hóa của công cuộc giải phóng toàn bộ xã hội. Không có một xã hội công dân, với những Nhóm dân sự tồn tại trên nền tảng những con người mang tinh thần công dân, “nơi đó sẽ là nơi mà đời sống thực tiễn không có nội dung tinh thần, cũng như đời sống tinh thần không có sự liên hệ với thực tiễn”, và xã hội không có động lực để tiến bộ.
                                              Tính cộng đồng của xã hội công dân
    Tổ chức xã hội công dân ở Việt Nam thường được gọi với nhiều tên gọi khác nhau, nhưng tên gọi được thừa nhận rộng rãi và thường xuyên sử dụng đó là đoàn thể nhân dân, tổ chức nhân dân hay các tổ chức xã hội. Tổ chức xã hội công dân ở việt Nam ra đời rất sớm, bởi lẽ: Do Việt Nam ở góc tận cùng phía Đông nam nên thuộc loại văn hóa gốc nông nghiệp điển hình (không thuộc văn hóa gốc du mục), là một quốc gia ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa Á đông và phương thức sản xuất châu Á, nơi mà nền sản xuất nông nghiệp lúa nước đã cố kết cộng đồng giữa các thành viên trong xã hội cùng hành động vì mục tiêu chung xuất hiện trước khi nhà nước Phong kiến ra đời. hình thức tổ chức xã hội của cộng đồng người Việt Nam dựa trên mối liên kết dòng họ, đồng hương, đồng môn, đồng phường, đồng hội, đồng sở thích…hoạt động trên cơ sở tự nguyện, tự quản lý, phi lợi nhuận xuất hiện phổ biến và trở thành đặc trưng của xã hội Việt Nam truyền thống. Những tổ chức này chính là các tổ chức xã hội dân sự_nói theo cách nói hiện đại và rõ ràng xuất hiện trước khi sự thịnh hành của khái niệm ấy ở châu Âu vào thế kỷ XVI. Các tổ chức này ngày càng phát triển và điều chỉnh cách ứng xử và hành vi của con người trước môi trường tự nhiên và xã hội, đóng vai trò to lớn trong việc giúp cho nhà nước phong kiến tập quyền thực thi hiệu quả các chính sách và pháp luật của mình, trong quản lý và điều hành xã hội. Lịch sử xã hội Việt Nam cũng cho thấy sự tồn tại và phát triển của xã hội công dân luôn song hành, bổ sung và hỗ trợ cho nhà nước, là bộ phận quan trọng không thể thiếu được của thiết chế xã hội nói chung. Cho đến nay có đến hàng chục nghìn những tổ chức hay liên kết xã hội được xem như là các thành tố của xã hội công dân ở Việt Nam. Theo một số nhà khoa học, xã hội công dân cần có 4 tiêu chí:
    1.     Tính tự nguyện, cộng đồng tự tổ chức
    2.     Không bị chi phối bởi tổ chức lợi nhuận, hay vì mục tiêu lợi nhuận
    3.     Không bị chi phối trực tiếp bởi đảng cầm quyền, hay trực tiếp liên quan tới vấn đề đảng cầm quyền, hoạt động vì sự ràng buộc trực tiếp của đảng cầm quyền là chính;
    4.     Không mang tính chất quyền lực nhà nước, không nhằm mục đích giành quyền lực hay vì quyền lực nhà nước.
    Sự ra đời và phát triển của xã hội công dân hay tổ chức xã hội bắt nguồn từ bản chất cố hữu của phương thức tổ chức xã hội và từ đặc tính nhà nước không thể quản lý và thực hiện thay cho công dân của mình tất cả mọi khía cạnh của đời sống xã hội. Tổ chức xã hội công dân ở Việt Nam hiện nay tồn tại dưới hai hình thức tổ chức, đó là các tổ chức có thành viên và các tổ chức không có thành viên. Các tổ chức có thành viên bao gồm: các đoàn thể quần chúng, các tổ chức hội, liên hiệp hội, liên đoàn, các hiệp hội nghề nghiệp, các tổ chức nhóm tại cộng đồng. Các tổ chức không thành viên bao gồm: các tổ chức nghiên cứu khoa học, tư vấn, đào tạo, xóa đói giảm nghèo, các quỹ xã hội, quỹ từ thiện, quỹ phát triển, các tổ chức tín ngưỡng, các nhóm tổ chức không đăng ký tư cách pháp nhân và các tổ chức phi chính phủ nước ngoài.
    Như vậy có thể nói xã hội công dân rất cần cho xã hội Việt Nam: đó là lực lượng cùng góp phần với nhà nước trong việc xây dựng và thực thi pháp luật, khắc phục tệ quan liêu, tham nhũng của bộ máy nhà nước, là lực lượng khỏa lấp những khiếm khuyết của thị trường, nhằm đạt tới mục tiêu cuối cùng là xây dựng một xã hội tốt đẹp, phồn vinh, hạnh phúc. Thực tiễn cho thấy xã hội công dân có thuộc tính là đấu tranh cho dân chủ, bình đẳng trong quản lý và đấu tranh cho quyền lợi của cộng đồng, bảo đảm sự công bằng giữa lợi ích của các nhóm xã hội khác nhau, nhất là nhóm những người “yếu thế”. Dưới áp lực và sự hỗ trợ của xã hội công dân, nhà nước pháp quyền sẽ trở thành một nhà nước trong sạch, vững mạnh, đủ sức thực hiện được những chủ trương, chính sách đúng đắn phát triển đất nước. 
    Theo Tiengnoitre

    Công dân Việt với tình hình của đất nước

    Recent Post

    Note Đóng lại

    Template Information

    ĐIỆN ẢNH

    Test Footer

    primaryBottomSidebar

    CHÚ Ý

    Translate

    Rank Trafic

    Lưu trữ Blog

    Lượt xem