Phillip Tran
Nhắc đến phong ba, chúng ta
thường nghĩ đến loài cây sống trên những hòn đảo giữa bão tố trùng khơi. Phong
ba là loài cây tượng trưng cho sự dẻo dai, bền bỉ chịu đựng nắng gió và khí hậu
vô cùng khắc nghiệt. Loài cây này là biểu tượng sinh động cho những người lính
đang ngày đêm hiên ngang bám trụ nơi đầu sóng ngọn gió để bảo vệ sự bình yên
của Tổ quốc, những lùm cây phong ba đang vươn lên xanh tốt với những chiếc lá
non mơn mởn, rung rinh trong gió đầu thu tạo nên cảm giác gần gũi, thân thương
như chính ta đang sống trên những hòn đảo giữa biển khơi.Nhờ thích hợp với khí
hậu, thổ nhưỡng và đặc biệt là nhờ sự nâng niu, trân trọng qua bàn tay chăm sóc
của cán bộ, chiến sĩ, gốc phong ba trên đảo nên đã phát triển cứng cáp, sum
xuê. Những gốc cây phong ba xanh tươi không chỉ góp phần làm tăng thêm vẻ đẹp
cảnh quan môi trường đơn vị mà còn giúp cho mỗi cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị
luôn luôn ý thức về nhiệm vụ góp phần bảo vệ và xây dựng biển đảo thiêng liêng
của Tổ quốc.Hồi còn bétôi cứ nghĩ chắc đảo hoang vu và ít cây cối lắm, không
ngờ đập vào mắt tôi làhình ảnh doanh trại lại khang trang, cảnh quan môi trường
xanh, sạch, đẹp đến thế! Có thể đây chính là yếu tố quan trọng giúp các đồng chí
yên tâm công tác và yêu mến đảo hơn.
Ý thức được tầm quan trọng của
việc trồng cây, cấp ủy, chỉ huy các đảo chìm, đảo trên các quần đảo của Việt
Nam (nhất là trên quần đảo Trường Sa) đã thường xuyên tuyên truyền, giáo dục
cho mọi cán bộ, chiến sĩ nhận thức rõ về việc tạo và chăm sóc “lá phổi xanh” cho môi trường trên đảo
ngày thêm trong lành và ý nghĩa hơn. Cùng với chú trọng cải tạo, nâng cấp nơi
ăn ở, mỗi lần về phép hay ra công tác ở đảo, cán bộ, chiến sĩ đơn vị còn mang
theo các giống cây lấy gỗ, cây ăn quả từ đất liền ra trồng trên đảonhư phong
ba, bão táp, mù u, bàng quả vuông... Đặc biệt, tôi ấn tượng nhất với cây phong
ba - loài cây có sức sống mãnh liệt, luôn được các chiến sĩ trên đảoquan tâm
chăm sóc chu đáo và nhân giống trồng khắp nơi nên tạo vành đai xanh góp phần
che chắn gió bão, cho mọi người cảm giác dịu mát hơn trong những ngày nắng nóng.
Phong ba là một loài thực vật thuộc họ Mồ hôi (Boraginaceae, còn gọi là họ Vòi voi). Đây là
loài có nguồn gốc từ vùng nhiệt đớichâu Á, Madagascar, và miền Bắc Australia, cũng như ở nhiều đảo của Micronesia và Polynesia. Đây là loài thực vật nhỏ, chỉ cao trung bình 3–6 m,
dù có thể đạt chiều cao tới 10–15m, thường xanh, hay mọc ở những nơi đất cát.
Thân gỗ mềm, cong queo, phân cành thấp. Cụm hoa xim bò cạp xếp hai dãy nhỏ màu
trắng, nhỏ chỉ 5 mm. Quả hạch tròn đường kính khoảng 5–8 mm, mọc
thành chùm. Quả tươi màu xanh lục, nhưng do tác động của nhiệt độ và ánh nắng
có thể ngả màu vàng hoặc nâu. Loài thực vật này ban đầu có danh pháp khoa học
là Tournefortia argentea, nhưng sau đó từng được đổi thành Argusia
argentea. Gần đây, danh pháp khoa học của nó được chuyển trở lại thành Tournefortia
argentea trong một thời gian; để rồi sau đó có danh pháp khoa học mới là Heliotropium
foertherianum từ năm 2003.Tại Việt Nam, cây mọc tự nhiên tại các đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị), Côn Đảo, Bãi Canh (Bà Rịa-Vũng Tàu), quần đảo Trường Sa (Khánh Hoà). Vùng biển Khánh Hoà
đến Ninh Thuận cũng còn một ít cá thể sống rải rác.Phong ba là loài cây phát
triển rất chậm, cây trưởng thành sau 10 năm chỉ cao 3-4m. Cây có thể tái sinh
bằng hạt và chồi, trong thực tế việc tái sinh tự nhiên cây tại các vùng ven
biển (trừ các đảo) hầu như không xảy ra. Do cây có biên độ sinh trưởng rộng: có
thể phát triển tốt ở các vùng biển, đảo, chịu được gió bão, nước mặn và có thể
sống tốt trên bãi cát san hô nên thường được trồng ven biển để chắn gió cố định
cát. Do có thân, tán, hoa đẹp nên cây cũng được sử dụng làm cây bóng mát ven
biển, cây cảnh quan cho các công trình. Lá cây có thể làm thuốc chữa rắn biển
cắn.
Ở Trường Sa, việc gieo trồng,
nhân giống bảo vệ các loại cây bóng mát, cây ăn quả, rau xanh đã trở thành
phong trào sâu rộng và ý thức tự giác của quân và dân nơi đây. Cứ mỗi khi trận
bão gió, hay đợt nắng nóng ùn ùn thổi qua nếu nhờ có cây phong bao che chắn nên
cuộc sống nơi đây đã đỡ khắc nghiệt hơn. Chính vì vậy, hằng năm ngoài việc phối
hợp với đơn vị bộ đội đóng quân trên đảo, các tổ chức chính trị xã hội còn
thường xuyên tuyên truyền vận động các hộ dân và các cháu học sinh tích cực
tham gia phong trào trồng cây xanh trên đảo. Nhờ đó, các loại cây bóng mát, cây
ăn quả trên đảo ngày càng tăng về số lượng, phát triển rất tốt. Giữa đại dương
mênh mông, quanh năm nắng gió, chứng kiến sự tồn tại, phát triển của các loài
cây phong ba, bão táp, mù u, bàng quả vuông và các loại cây mang từ đất liền ra
luôn xanh tốt,tất cả mọi người đề hiểu đó là minh chứng sống động nhất về sức
sống mãnh liệt của quân và dân Trường Sa.
Ở quần đảo Trường Sa- cây Phong ba biểu
trưng cho tinh thần bất khuất của người lính đảo, không khuất phục trước khó
khăn, gian khổ, vươn lên, vượt qua bão tố, khắc nghiệt của thời tiết.
Những cô bé, cậu bé học trò- lớp công dân đảo trẻ tuổi đang sống trên đảo
Trường Sa lớn, những anh lính đảo đang ngày đêm canh giữ biển trời luôn như
những cây phong ba, bất khuất và kiên cường…Những bước chân đầy tự tin trên
hòn đảo thiêng liêng của Tổ quốc, dưới bóng mát của những cây phong ba, bão
táp, cây bàng vuông, hàng chục trẻ em- những công dân của Trường Sa, đang
phấn khích khi thấy đảo có đoàn khách ra thăm. “Trường tiểu học Trường Sa có chưa đầy mười em học sinh, dù cơ sở vật
chất chưa thể bằng đất liền, nhưng các em học sinh đều chăm ngoan, học giỏi.
Nhiều em liên tục là học sinh giỏi của trường”.Như những “cây phong ba nhỏ”, lớp thiếu nhi trên
đảo Trường Sa lớn đang lớn lên từng ngày, bất chấp sự khắc nghiệt, khó khăn
nơi đảo xa, trở thành những công dân đảo ưu tú nơi tiền đồn tiền tiêu trên
biển của Tổ quốc, góp phần khẳng định chủ quyền biển đảo thiêng liêng mà cha
ông đã bao đời nay gìn giữ, vun đắp…. Cũng như các chiến sỹ từ nhiều miền quê
hiện công tác trên đảo, ai cũng tự hứa với mình luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ
gìn giữ biển đảo của Tổ quốc, chắc tay súng trên mỗi cương vị, nhiệm vụ được
phân công. Nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương dường như lắng đi, thay vào đó là niềm
vui và hân hoan của chàng lính trẻ, khi có đoàn trong đất liền ra thăm. Trên
đảo Trường Sa lớn với những “cây phong
ba nhỏ” và những chàng lính trẻ đang ngày đêm canh giữ biển đảo Tổ quốc,
tại tất cả các đảo, điểm đảo, những chiến sỹ vẫn luôn hiên ngang, bất khuất
như cây phong ba vươn mình trước bão tố.Trên Đảo Trường Sa Đông, cây phong
ba, bàng vuông, phong ba, dừa…xanh ngắt một mầu bền bỉ, một sức sống kiên
cường trước sóng gió biển Đông. Nơi đảo xa, cán bộ, chiến sỹ luôn coi nhau
như anh em một nhà, chia ngọt, sẻ bùi và động viên nhau nỗ lực rèn luyện, học
tập, công tác, làm tốt nhiệm vụ cấp trên giao là canh giữ biển trời thiêng
liêng của Tổ quốc. Cán bộ, chiến sỹ trên đảo luôn được giáo dục học tập, nêu
gương tinh thần bất khuất, dũng cảm hi sinh của các anh hùng liệt sĩ đã ngã
xuống nơi đây, ra sức phấn đấu để hoàn thành tốt nhiệm vụ để xứng đáng với
truyền thống bất khuất, kiên cương của quân và dân ta.
Cây phong ba để lại trong mỗi chúng ta về một ấn
tượng mãnh liệt của sức sống bền bỉ, hiên ngang nơi tiền đồn trên hải phận
của Tổ quốc. Dù khó khăn, sóng gió, nhưng những công dân biển, những chiến sỹ
đang làm nhiệm vụ nơi này luôn như những “cây
phong ba” kiên cường vươn mình trước gió bão của biển, chắc tay súng bảo
vệ cương thổ trên biển của quốc gia. Với một niềm tin vững chắc về chủ quyền
thiêng liêng của Tổ quốc trên biển, vì nơi đảo xa, vẫn có những “cây phong ba” hàng ngày hiên ngang
trấn giữ biển trời, vươn mình trong gió bão biển Đông, giữ từng tấc đất
cha ông từ ngàn xưa để lại. Đi tìm sức mạnh của dân tộc, một lòng hướng về
biển, đảo quê hương, tác giả xin được gửi tới những người lính, các công dân
ưu tú trên đảo xa luôn đượcmạnh khỏe, phấn đấu hết mình trong sự nghiệp bảo
vệ sự vẹn toàn, bình yên cho Tổ quốc.
|
Cây phong ba trên đảo Song Tử Tây