• Vì sao Thủ tướng Nhật chọn Đông Nam Á?


    vào lúc Chủ Nhật, tháng 1 13, 2013
    Hãy like nếu bài viết có ích →

    Vào tuần tới, Thủ tướng Nhật Abe sẽ có chuyến công du nước ngoài đầu tiên tới Việt Nam, Indonesia và Thái Lan kể từ khi nhậm chức, nhằm củng cố quan hệ với các nền kinh tế đang phát triển mạnh của châu Á khi mối quan hệ với Trung Quốc vẫn u ám.
    Tân Thủ tướng Nhật củng cố quan hệ với các nước láng giềng ngoài Trung Quốc. Trong ảnh ông Abe (trái)  tiếp chủ tịch đảng cầm quyền Hàn Quốc Hwang Woo-yea tại Tokyo ngày 9/1 vừa qua.
    Tân Thủ tướng Nhật củng cố quan hệ với các nước láng giềng ngoài Trung Quốc. Trong ảnh ông Abe (trái) tiếp chủ tịch đảng cầm quyền Hàn Quốc Hwang Woo-yea tại Tokyo ngày 9/1 vừa qua.
    Thủ tướng Abe mới đầu dự kiến sẽ tới Washington trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên, nhằm củng cố mối quan hệ đồng minh giữa Nhật và Mỹ. Tuy nhiên chuyến công du bị hoãn lại do lịch trình bận rộn của Tổng thống Obama trước lễ nhậm chức nhiệm kỳ hai.
    Chuyến công du Đông Nam Á của Thủ tướng Abe dự kiến kéo dài trong 4 ngày, từ 16-19/1. Hiện tại, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kisida đã có mặt ở khu vực. Giới phân tích cho rằng, trong điều kiện quan hệ thương mại với Trung Quốc suy giảm và khó khăn trong khu vực châu Âu, hợp tác kinh tế với các nước ASEAN là chiến lược quan trọng đối với Nhật Bản nhằm giải quyết tình trạng suy thoái. Ông Pascal Lamy, Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) gần đây nói rằng khu vực ASEAN là “cấu trúc hỗ trợ của nền kinh tế thế giới”. Phát triển mối quan hệ với khu vực này chắc chắn sẽ hỗ trợ tăng cường cấu trúc kinh tế Nhật Bản hiện đang gặp khó khăn.
    Chánh văn phòng Nội các Nhật Yoshihide Suga cũng khẳng định các nước Thủ tướng Abe dự kiến công du là “đầu tàu” của sự phát triển kinh tế châu Á và Nhật Bản, vốn đang lao đao vì giảm phát và suy thoái lần thứ tư kể từ năm 2000, phải mở rộng các mối quan hệ kinh tế. “Củng cố hợp tác với các nước ASEAN đóng vai trò quan trọng để đảm bảo hòa bình và thịnh vượng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương”, ông Suga cho biết. Ông cũng khẳng định thêm các nước ASEAN có vị trí quan trọng chiến lược đối với Nhật.
    Mối quan hệ giữa Nhật và Trung Quốc đã bị xấu đi nghiêm trọng kể từ tháng 9 năm ngoái, khi Nhật quốc hữu hóa quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư trên Hoa Đông mà hai nước đều tuyên bố chủ quyền.
    Nhằm bù đắp lại những tổn thất kinh tế do tranh chấp biển đảo với Trung Quốc gây ra, ông Abe đã hướng tới các nước châu Á láng giềng khác kể từ khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tháng 12 vừa qua. Ông đã có một loạt động thái để thực hiện ý định này, như phái ngoại trưởng công du Đông Nam Á và cử đặc phái viên tới Hàn Quốc cũng như Nga.
    Mặc dù ông Suga nhấn mạnh chuyến công du Đông Nam Á của ông Abe không nhằm đối trọng với ảnh hưởng của Trung Quốc tại khu vực, nhưng Nhật chia sẻ quan ngại về Trung Quốc với nhiều nước ở Đông Nam Á trong tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông. Tại Manila hôm thứ năm vừa qua, Ngoại trưởng Nhật Kishida đã đề nghị giúp Philippines đối phó với hoạt động “đầy đe dọa” của Trung Quốc trên biển. Thông tin này được chính Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario hé lộ.
    “Chúng tôi có đe dọa thực sự và đe dọa này được nhiều nước chia sẻ, không chỉ có Nhật”, ông Rosario cho hay. Ngoài ra, ông cho biết Nhật sẽ cung cấp cho Philippines 10 tàu bảo vệ bờ biển và thiết bị liên lạc.
    Chính vì vậy, ông Dmitry Mosyak, người đứng đầu Trung tâm nghiên cứu khu vực Đông Nam Á, Australia và Châu Đại Dương của Viện phương Đông, trực thuộc Viện hàn lâm khoa học Nga cho rằng thủ tướng Shinzo Abe đến các nước ASEAN để chứng tỏ rằng, bất chấp những khó khăn, Nhật Bản vẫn là đối tác kinh tế quan trọng đối với các nước Đông Nam Á và là đối trọng chính trị và kinh tế đáng kể trong khu vực đối với Trung Quốc.
    “Đông Nam Á là một trong những lĩnh vực kình địch truyền thống giữa Trung Quốc và Nhật Bản, thể hiện cả trong chính trị và kinh tế. Trong các tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, Nhật Bản rõ ràng đứng về phía các nước ASEAN. Trong các dự án cơ sở hạ tầng quan trọng ở khu vực Đông Nam Á, đầu tư Nhật Bản cạnh tranh mạnh với Trung Quốc.”, ông Masyak nhận định. “Tuy nhiên, từ năm 2010, với việc thành lập Khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc-ASEAN, tổ chức các nước Đông Nam Á đã gạt bỏ Nhật Bản khỏi vị trí của đối tác thương mại thứ ba của Trung Quốc. Ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc ở Đông Nam Á đang gia tăng, và trong trường hợp này, điều quan trọng đối với các nước ASEAN là duy trì các hướng hợp tác khác. Chuyến thăm của thủ tướng Nhật Bản tới Indonesia, Việt Nam và Thái Lan nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của các đối tác của ASEAN đối với Nhật Bản.”
    (BDT)

    Công dân Việt với tình hình của đất nước

    Recent Post

    Note Đóng lại

    Template Information

    ĐIỆN ẢNH

    Test Footer

    primaryBottomSidebar

    CHÚ Ý

    Translate

    Rank Trafic

    Lưu trữ Blog

    Lượt xem