• Giáo dân yêu nước, tốt đời, đẹp đạo


    vào lúc Thứ Tư, tháng 5 01, 2013
    Hãy like nếu bài viết có ích →

    Các chức sắc tôn giáo có tiếng nói ảnh hưởng lớn trong giáo dân. Khi họ hiểu và nắm vững kiến thức QP - AN một cách thống nhất, sẽ góp phần quan trọng đưa các chủ trương, chính sách lớn về quốc phòng - an ninh đến với giáo dân, tạo sự đồng thuận cao trong triển khai nhiệm vụ quốc phòng ở cơ sở...
    Hiểu đúng để truyền đạt cho mọi người
    Công tác bồi dưỡng kiến thức QP-AN cho chức sắc tôn giáo luôn được Đảng, Nhà nước ta quan tâm sâu sắc trong nhiều năm qua. Trong số 65 đại biểu tham dự lớp bồi dưỡng kiến thức QP-AN cho các chức sắc tôn giáo các tỉnh phía Nam, phần lớn các học viên là Ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, giữ các cương vị cao trong các tổ chức tôn giáo như: Phật giáo, Thiên chúa giáo, Tin Lành, Hòa Hảo, Cao Đài, Hồi giáo... có cơ sở tại 12 tỉnh, thành phố ở phía Nam. Nhiều đại biểu tuổi đã cao, nhưng vẫn tham dự với tinh thần nghiêm túc.
    Chức sắc các tôn giáo tham dự khóa học trao đổi về kiến thức QP-AN trong giờ nghỉ.

    Cộng đồng tôn giáo ở Nam Bộ chiếm số lượng lớn, có nhiều hoạt động tôn giáo sôi động, như đạo Cao Đài ở tỉnh Tây Ninh; Thiên chúa giáo, Tin Lành tập trung ở tỉnh Đồng Nai và TP Hồ Chí Minh; Phật giáo Hòa Hảo ở Đồng Tháp, An Giang; đạo Hồi ở tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận và TP Hồ Chí Minh… Ông Vũ Dương Châu, Phó trưởng ban Tổ chức cán bộ Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, cho biết: "Việc tập huấn, phổ biến kiến thức QP-AN trước hết là giúp các chức sắc cao cấp cập nhật kịp thời các chủ trương chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về QP-AN, qua đó, giúp cho việc điều hành hệ thống tôn giáo mình phù hợp, đúng đắn, thống nhất". Ông Bùi Văn Đưa, Phó ban trị sự Trung ương Hội Phật giáo Hòa Hảo tỉnh An Giang nói: "Phật giáo Hòa Hảo hoạt động vì đạo pháp, vì dân tộc. Bảo vệ Tổ quốc là một trong những định hướng tu của Phật giáo Hòa Hảo. Rất mừng là tham gia lớp bồi dưỡng kiến thức QP-AN lần này, chúng tôi được hiểu rõ hơn quan điểm, chính sách QP-AN của Nhà nước ta, nhất là đối với bảo vệ chủ quyền biển đảo, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới".
    Theo Đại đức Châu Hoài Thái, Ủy viên Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam đơn vị tại TP Hồ Chí Minh, các tôn giáo ở Việt Nam đều được Nhà nước bảo vệ, cho phép tự do hành đạo theo Hiến pháp và pháp luật. Chính trị-xã hội ổn định, QP-AN được giữ vững thì các tôn giáo được yên tâm tu tập, các phật tử, tín đồ có được lao động, cuộc sống yên bình. Còn mục sư Trần Trung Nghĩa, Tổng thư ký Hội thánh Tin Lành Trưởng lão Việt Nam nhận xét:  "Khóa học giúp tôi hiểu rõ nhiều vấn đề về QP-AN. Trước đây, do chưa hiểu rõ những quy định trong Luật Quốc phòng như giới nghiêm, thiết quân luật… chúng tôi không thể giải thích cặn kẽ với giáo dân, tín đồ. Qua lớp học này, chúng tôi thấy những quy định đó là cần thiết và bất cứ quốc gia nào cũng có để đối phó trước những biến động, biến cố gây mất ổn định an ninh, chính trị, xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc". Cũng theo mục sư Trần Trung Nghĩa, nếu các chức sắc tôn giáo không hiểu đúng về các chính sách QP-AN thì không thể tuyên truyền vận động các tín đồ chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong lĩnh vực này. Chức sắc hiểu đúng, làm đúng thì các tín đồ mới hiểu đúng, làm đúng.
    Cần nhiều lớp cho các đối tượng khác nhau trong các tôn giáo
     Trong quá trình thảo luận, các đại biểu đã có nhiều ý kiến đóng góp nhằm phổ biến sâu rộng hơn nữa kiến thức QP-AN cho các tầng lớp nhân dân, trong đó có các giáo dân để đáp ứng yêu cầu xây dựng nền quốc phòng toàn dân gắn với an ninh nhân dân trong tình hình mới. Thượng tọa Thích Thiên Thống, Ủy viên thư ký Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cơ quan đại diện tại TP Hồ Chí Minh cho rằng: "Nên tổ chức các khóa bồi dưỡng kiến thức QP-AN  định kỳ, thường xuyên hơn. Các chức sắc cao cấp cần được cập nhật được những thông tin, quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về QP-AN để kịp thời phổ biến, giải đáp, định hướng tư tưởng cho các tín đồ, phật tử".
    Một số chức sắc tôn giáo khác cũng nêu ý kiến: Nội dung bồi dưỡng kiến thức QP-AN cần đổi mới theo hướng sinh động hơn. Bên cạnh phát tài liệu, cần tập trung sâu vào các chuyên đề trọng tâm, có những hình ảnh, video, biểu đồ, bản đồ minh họa để tạo sự sinh động, dễ tiếp thu. Tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức QP-AN cần lồng ghép các kiến thức quản lý hành chính của Nhà nước. Qua đó để tạo sự lan tỏa về nhận thức, nâng cao trách nhiệm của tín đồ, phật tử đối với QP-AN.  
    Tham gia giảng một số chuyên đề QP-AN tại khóa học, Thiếu tướng, GS.TS Nguyễn Văn Tài, Phó giám đốc Học viện Chính trị cho biết: "Các chức sắc tôn giáo có tiếng nói ảnh hưởng đến hàng triệu giáo dân. Khi họ nắm vững kiến thức QP - AN một cách thống nhất, đầy đủ sẽ vận dụng có hiệu quả vào thực tiễn trong tình hình mới. Qua đó, họ nâng cao khả năng “miễn nhiễm” trước những âm mưu, thủ đoạn kích động của các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo để gây rối, chống phá Đảng, Nhà nước và gây mất đoàn kết dân tộc".
     Để phát huy tốt vai trò của các chức sắc trong việc vận dụng kiến thức QP - AN ở cơ sở, theo ông Lê Văn Nghĩa, Trưởng ban Tôn giáo - Dân tộc, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Tây Ninh: Các chức sắc cấp cao cần thể hiện trách nhiệm của mình trong việc tổ chức truyền đạt lại các kiến thức QP -AN cho các chức sắc trong hệ thống tôn giáo của mình, sau đó phân cấp phổ biến xuống cơ sở. Đạo Cao Đài ở Tây Ninh gắn với 73 họ đạo ở các huyện, xã. Vì thế, công tác phổ biến kiến thức QP-AN xuống cơ sở sẽ thông qua các họ đạo. Các chức sắc ở các họ đạo tiếp tục định hướng, giáo dục phật tử thực hiện tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Chẳng hạn như xác định rõ các trách nhiệm của phật tử trong việc góp phần xây dựng khu dân cư vùng tôn giáo yên bình, xây dựng nông thôn mới…
    Ông Lê Đình Dương, Phó chủ tịch Hội đồng tinh thần Ba Ha'i Việt Nam nêu kế hoạch: "Trong đạo chúng tôi có quy định Tuân tùng luật pháp, tức là phải sống, làm việc và hành đạo theo quy định của pháp luật, mọi tín đồ có trách nhiệm bảo vệ quê hương, đất nước mình. Chúng tôi sẽ xây dựng những chuyên đề sát thực tiễn để các tín đồ hiểu sâu sắc và vận dụng tốt các kiến thức QP-AN vào cuộc sống. Mọi tín đồ đều phải nâng cao trách nhiệm xây dựng địa bàn an ninh, an toàn, thực hiện tốt các nghĩa vụ QP-AN ở địa phương cơ sở".
    Được lĩnh hội những kiến thức QP-AN, các chức sắc đều cho rằng, trách nhiệm của mỗi người phải thể hiện đúng đắn, tích cực trong việc định hướng hành đạo, xây dựng địa bàn tôn giáo an ninh, trật tự. Nước ta có nhiều tôn giáo khác nhau, nhưng có cùng chung khát vọng xây dựng đất nước phồn vinh, hòa bình, ổn định. Mỗi vị chức sắc tôn giáo mang trọng trách lớn, xây dựng đức tin theo giáo lý tôn giáo mình và niềm tin, ý thức trách nhiệm đối với đất nước, dân tộc. Lớp bồi dưỡng kiến thức QP-AN chắc chắn sẽ tạo sự lan tỏa trong cộng đồng tôn giáo, để mọi tín đồ, phật tử cùng chung sức với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa với chân lý "Sống tốt đời, đẹp đạo, phụng sự Tổ quốc".
    Theo QDND

    Công dân Việt với tình hình của đất nước

    Recent Post

    Note Đóng lại

    Template Information

    ĐIỆN ẢNH

    Test Footer

    primaryBottomSidebar

    CHÚ Ý

    Translate

    Rank Trafic

    Lưu trữ Blog

    Lượt xem