• Tổ ấm mới của chiến sĩ mới


    vào lúc Thứ Hai, tháng 4 29, 2013
    Hãy like nếu bài viết có ích →

    Sau hai tháng đầu quân vào Tiểu đoàn 8 (Sư đoàn 307), 275 chàng trai con em các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông đã có sự trưởng thành vượt bậc, từ chỗ rụt rè, bỡ ngỡ nay mạnh dạn, tự tin hơn với mái tóc cắt ngắn, quân phục gọn gàng và ánh mắt ngập tràn niềm vui. Rời xa làng quê, xa mái nhà êm ấm song các anh đang có một tổ ấm mới tin cậy, yêu thương, nơi đó những đồng chí, đồng đội luôn thân thiết, chan hòa như trong một gia đình.
    Cán bộ sút cân để chiến sĩ tăng cân
    Ăn ngủ tập tành có giờ giấc, sống vui, sống khỏe, sống yêu đời nên hầu như chiến sĩ nào cũng… nở nang hơn, có anh tăng đến 7-8kg. Thế nhưng, đội ngũ cán bộ thì ngược lại, đơn cử, Đại úy Tiểu đoàn trưởng Trương Công Sơn sút 4 "ký", Đại úy Chính trị viên Phan Ngọc Thanh sút 3kg. Bởi lẽ, sau khi nhận chiến sĩ mới, khung huấn luyện phải gồng mình quản quân, rèn quân. Và khó nhất là quản lý tư tưởng vì mỗi người một hoàn cảnh, tâm tính khác nhau. Do vậy, cán bộ phải thực sự nêu gương, rèn mình trước khi rèn chiến sĩ đồng thời thường xuyên sâu sát, giữ vững cầu nối với gia đình quân nhân (qua điện thoại hoặc gặp gỡ tại đơn vị) để thấu hiểu và có biện pháp giáo dục phù hợp, hiệu quả.
    Tập thể dục buổi sáng.
    Bảo quản lau chùi vũ khí.
    Học điều lệnh đội ngũ.
    Không chỉ các thành viên của “Tổ tư vấn tâm lý - pháp lý quân nhân” mà mọi cán bộ từ tiểu đội đến tiểu đoàn đều nỗ lực trau dồi kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm để có thể trở thành “tổng đài giải đáp thông tin” cho bộ đội. Trung sĩ Đinh Văn Mười, Tiểu đội trưởng Tiểu đội 3, Trung đội 4, Đại đội 6 chia sẻ: “Từ suy nghĩ đến việc làm, chúng tôi đều hết mình vì sự tiến bộ của anh em. Nếu như thời gian đầu lo giải tỏa tâm lý nhớ nhà, nhớ quê, hướng chiến sĩ làm quen với nếp sống mới thì bây giờ lại lo chỉnh đốn tác phong, rèn yếu lĩnh, động tác… để bộ đội đủ sức vượt qua kỳ sát hạch cuối khóa. Ngoài giờ huấn luyện chung, đơn vị còn chú ý phụ đạo ngoài giờ cho những đồng chí tiếp thu chậm, trò chuyện tâm tình, “gỡ rối tơ lòng” cho những người có hoàn cảnh éo le, gặp rắc rối trong tình cảm, hôn nhân…”.
    Thượng uý Phạm Dưng, Chính trị viên, Tổ trưởng “Tổ tư vấn tâm lý - pháp lý” Đại đội 5 tư vấn cho chiến sĩ mới.

    Ấm áp tình đồng đội
    “Chúng tôi ngồi kề vai bên nhau trăng trôi trên đầu súng…”, vừa ghé vào Đại đội 5 - một trong 3 đầu mối huấn luyện chiến sĩ mới của Tiểu đoàn 8, đã nghe "dàn đồng ca của lính" đang say sưa luyện thanh. Giọng cao, giọng thấp, giọng bổng, giọng trầm hòa chung thành giai điệu . “Nhạc công” Lê Văn Thịnh (Đại đội 5) từng học đàn và sinh kế bằng nghề này trước khi nhập ngũ nên chơi oóc-gan rất điệu nghệ. Thấy đơn vị mỗi lần múa hát tập thể phải thuê nhạc cụ bên ngoài rầy rà, tốn kém, anh thuyết phục gia đình mang cây đàn mới “tậu” trị giá 26 triệu đồng vào đây để “tăng lửa” cho các buổi sinh hoạt Đoàn, sinh nhật chiến sĩ, giao lưu với đơn vị kết nghĩa. Thịnh cho biết: “Lịch học tập công tác tuy bận rộn, vất vả song bù lại đầu óc luôn thanh thản, nhẹ nhõm. Sống yêu thương, đùm bọc lẫn nhau nên lúc nào chúng tôi cũng muốn cất cao tiếng hát”.
     “Nhạc công” Lê Văn Thịnh hòa ca cùng đồng đội.
    Khóa này, Tiểu đoàn 8 có 28% chiến sĩ là người dân tộc thiểu số, trong đó có 7 trường hợp đọc và viết đều khó khăn. Để giúp số anh em này xóa đi mặc cảm tự ti, ghi chép, tiếp thu bài học tốt hơn, đơn vị có sáng kiến mở lớp “bổ túc văn hóa” hằng đêm và 2 ngày nghỉ cuối tuần. Thiếu úy Nguyễn Đức Trọng, Trung đội trưởng trung đội 6, Đại đội 6 được giao nhiệm vụ trực tiếp đứng lớp, cho biết: “Hướng dẫn cho anh em cần hết sức kiên nhẫn và kiên quyết. Mỗi giờ học tôi đều ra “chỉ tiêu” tập đọc, tập chép cụ thể cho từng người và thường xuyên kiểm tra nhắc nhở, biểu dương để giúp anh em mau tiến bộ”.
    Thiếu úy Nguyễn Đức Trọng dạy chữ cho chiến sĩ.
    Thượng tá Võ Kim Dũng, Chính ủy Trung đoàn 29 khẳng định: “Mục tiêu của đơn vị là huấn luyện cho 100% tân binh biết bơi, các nội dung kiểm tra đều đạt từ khá trở lên, trong đó 2 môn ném lựu đạn và đánh thuốc nổ đạt giỏi, không có trường hợp vi phạm kỷ luật phải xử lý. Cuối khóa, Trung đoàn sẽ làm “Phiếu liên lạc” báo cáo kết quả học tập, rèn luyện của từng người về gia đình, địa phương”.
    Theo QDND

    Công dân Việt với tình hình của đất nước

    Recent Post

    Note Đóng lại

    Template Information

    ĐIỆN ẢNH

    Test Footer

    primaryBottomSidebar

    CHÚ Ý

    Translate

    Rank Trafic

    Lưu trữ Blog

    Lượt xem