• Những luận điệu sai trái về phiên tào tại Nghệ An


    vào lúc Thứ Năm, tháng 10 24, 2013
    Hãy like nếu bài viết có ích →
    Trong những ngày qua, trên một số trang mạng điện tử đã đăng bài, đưa tin về phiên tòa xét xử hai bị cáo Ngô Văn Khởi và Nguyễn Văn Hải phạm tội Gây rối trật tự công cộng diễn ra tại TP. Vinh, tỉnh Nghệ An với những quan điểm, cách đánh giá không khách quan, không căn cứ các quy định của pháp luật. Đáng chú ý là trên trang Thanhnienconggiao đã rêu rao rằng Tòa án và chính quyền tỉnh Nghệ An đã “xử lén”, “xử chóng vánh” hai giáo dân Mỹ Yên.
    Trang mạng này lấy dẫn chứng là việc Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An đưa Ngô Văn Khởi và Nguyễn Văn Hải ra xét xử vào ngày 23/10/2013 nhưng không có thông báo bằng văn bản gửi cho gia đình và Tòa giám mục. Theo Điều 306 Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam năm 2003 quy định: “Tại phiên tòa xét xử bị cáo là người chưa thành niên phải có mặt đại diện của gia đình bị cáo, trừ trường hợp gia đình cố ý vắng mặt mà không có lý do chính đáng, đại diện của nhà trường, tổ chức”. Trong trường hợp này, hai bị cáo Ngô Văn Khởi, sinh ngày 10/10/1960 và Nguyễn Văn Hải, sinh ngày 10/7/1970 đều là người đã thành niên, vì vậy không bắt buộc phải có đại diện gia đình hoặc tổ chức tại phiên tòa, Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An không gửi thông báo bằng văn bản gửi cho gia đình và Tòa giám mục là đúng pháp luật. Trang mạng này tiếp tục nói rằng do không nhận được thông báo nên gia đình của hai bị cáo không đi dự để thể hiện thái độ phản đối phiên tòa, đã phản ánh trình độ hiểu biết pháp luật rất hạn chế của những người có liên quan và người quản lý trang mạng.
    Ngô Văn Khởi và Nguyễn Văn Hải tại phiên tòa xét xử sơ thẩm 23/10/2013

    Về việc tại phiên tòa có hay không người bào chữa là do gia đình và bản thân bị cáo có yêu cầu hay không vì các bị cáo đã là người thành niên. Bên cạnh đó, do các bị cáo trên bị truy tố theo tội danh mà khung hình phạt không đến mức tử hình (Tội Gây rối trật tự công cộng mà hai bị cáo bị truy tố được quy định tại Điều 235 Bộ luật hình sự có khung hình phạt cao nhất là 7 năm tù giam) nên việc Tòa án không chỉ định luật sư tham gia bào chữa tại phiên tòa là đúng pháp luật. Các nội dung trên được quy định tại Điều 182 và Điều 305 Bộ luật tố tụng hình sự.
    Về vấn đề này, Luật sư Hà Huy Sơn – người từng tham gia bào chữa cho các bị cáo Đinh Nhật Uy, Lê Quốc Quân đã nhận xét “Nam
    Trước khi diễn ra phiên tòa, Tòa án đã giao cho các bị cáo quyết định đưa phiên tòa ra xét xử, đồng thời chính quyền địa phương đã thông tin cho gia đình các bị cáo biết thời gian, địa điểm phiên tòa xét xử và phiên tòa xét xử đã diễn ra công khai nên không thể nói là lén lút, không minh bạch.
    Trong vụ án mà Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An đưa ra xét xử này, các bị cáo đã thành khẩn khai nhận hành vi phạm tội của mình. Không chỉ thể hiện trong hồ sơ vụ án mà họ còn phát biểu rất rõ ràng, thành khẩn trên truyền hình khi được phỏng vấn. Các tài liệu, hồ sơ vụ án đã được thu thập đầy đủ, chứng minh rõ hành vi phạm tội của các bị cáo. Tại phiên tòa các bị cáo thành khẩn khai nhận, không yêu cầu có người bào chữa, nội dung khai tại tòa phù hợp với hồ sơ vụ án, không có các vấn đề mới phát sinh nên phiên tòa đã diễn ra theo đúng trình tự, thời gian không bị kéo dài như các vụ án phức tạp khác. Có thể nói phiên tòa đã diễn ra một cách thuận lợi, phù hợp về thời gian, đảm bảo đúng quy định pháp luật chứ không thể nói diễn ra một cách “chóng vánh” với hàm ý xấu như trang mạng đã bình luận.
    Như vậy, chúng ta có thể nhận ra rằng các luận điệu mà trang Thanhnienconggiao đã rêu rao là không có cơ sở pháp lý, thể hiện cách nhìn nhận chủ quan, lợi dụng trình độ hiểu biết pháp luật hạn chế của một bộ phận giáo dân để kích động, cổ vũ cho các hành vi vi phạm pháp luật, gây mất ổn định tình hình tại địa phương.

    Khổng Minh
    Nguồn Tiêng nói trẻ

    Công dân Việt với tình hình của đất nước

    Recent Post

    Note Đóng lại

    Template Information

    ĐIỆN ẢNH

    Test Footer

    primaryBottomSidebar

    CHÚ Ý

    Translate

    Rank Trafic

    Lượt xem