• Asean - tâm điểm của thế giới (Kỳ 1)


    vào lúc Thứ Năm, tháng 8 29, 2013
    Hãy like nếu bài viết có ích →
    Chưa bao giờ trong lịch sử 46 năm của mình, Asean lại chịu những tác động, ảnh hưởnglớn như vậy từ sự quan tâm của các cường quốc hàng đầu thế giới như hiện nay, điều gì đang diễn ra.
    Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel

    Thời gian qua, có lẽ Asean là khu vực diễn ra các hoạt động ngoại giao sôi động nhất thế giới. Asean đã liên tiếp đón các của lãnh đạo của những cường quốc hàng đầu thế giới là Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản.

    Trong những tháng đầu năm, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã thăm 3 nước trong khu vực, ông là nhà lãnh đạo đầu tiên của Nhật bản kể từ năm 1977, dành sự quan tâm nhiều đến vậy cho khu vực này.

    Trong khi đó, thời gian này Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuck Hagel vẫn đang tiếp tục chuyên công du 4 nước Đông Nam Á của mình, ngày 27/8 vừa qua Mỹ đã quyết định bán cho Inđônêxia 8 máy bay trực thăng Apache AH64 phiên bản mới nhất. Đây là lần đầu tiên, Mỹ bán phiên bản trực thăng này cho nước ngoài, có lẽ đây cũng là “món quà” làm thân đối với xứ sở Vạn đảo để Mỹ đứng chân tại khu vực này. 

    Không để chậm chân hơn các Mỹ và Nhật Bản, Bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị cũng đã kịp đến thăm 4 quốc gia Asean trong giai đoạn vừa qua, để thể hiện rõ đường lối ngoại giao của Trung Quốc theo tinh thần Đại hội XVIII Đảng Cộng sản Trung Quốc. Vậy các nước quan tâm đến Asean vì điều gì:
    Bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đến thăm Việt Nam

    Đối với Mỹ, nhận thấy vị trí địa lý chiến lược của Asean trên tuyến hàng hải quan trọng nhất của thế giới, Mỹ rất muốn kiểm soát khu vực này. Bên cạnh đó, Mỹ còn nhận thấy tiềm năng phát triển rất lớn của khu vực này – khu vực phát triển năng động bậc nhất thế giới hiện nay. Đồng thời Mỹ cũng muốn tăng cường vị thế và sức mạnh cho các đồng minh thân cận như Nhật Bản, Australia, Philipine… Cuối cùng, sâu xa hơn, tăng cường quan hệ với Asean cũng là điều kiện thuận lợi để Mỹ tạo ra thế kiềm tỏa, kìm chế Trung Quốc. 

    Đối với Trung Quốc, tăng cường quan hệ với Asean trước hết là tạo ra những đồng minh “người hàng xóm” thân cận, đồng thời cũng tăng cường sự phân hóa nội khối, trong giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh thổ, qua đó tạo ra ưu thế cho Trung Quốc trong giải quyết tranh chấp lãnh thổ khi đàm phán song phương, nhất là đối với những tranh chấp trên biển Đông.

    Còn đối với Nhật Bản, cường quốc này cũng nhận thấy, vị thế của Asean ngày càng được khẳng định, nhất là trong các vấn đề quốc tế. Bên cạnh đó, khu vực này tập trung các nước có nền kinh tế năng động và phát triển, nhu cầu hợp tác kinh tế, trao đổi công nghệ là rất lớn, trong khi đó nhu cầu xuất khẩu công nghệ, tìm kiếm thi trường đầu tư của Nhật Bản là vô cùng lớn. Cuối cùng, trong khối Asean còn có một số quốc gia có bất đồng quan điểm, tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, tranh thủ quan hệ với Asean, tạo ra những đồng minh thân cận trong giải quyết tranh chấp lãnh thổ, tranh chấp kinh tế với các cường quốc khác và nhất là Trung Quốc cùng là điều mà Nhật Bản hướng đến.

    Với những mục tiêu như vậy, có thể thấy Asean chính là khu vực sôi động, thu hút sự quan tâm hàng đầu và điểm đến của các cường quốc trong những tháng đầu năm vừa qua.

    --- Khôi Nguyên---

    Công dân Việt với tình hình của đất nước

    Recent Post

    Note Đóng lại

    Template Information

    ĐIỆN ẢNH

    Test Footer

    primaryBottomSidebar

    CHÚ Ý

    Translate

    Rank Trafic

    Lượt xem