• Hộ chiếu và con tem trong tham vọng Biển Đông của Trung Quốc!


    vào lúc Thứ Bảy, tháng 8 31, 2013
    Hãy like nếu bài viết có ích →
    Biển Đông là tuyến đường huyết mạch nối Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương, Châu Âu – Châu Á, Châu Á – Trung Đông, là tuyến vận tải hàng hải sầm uất và quan trọng bậc nhất trên thế giới. Ngoài ý nghĩa về kinh tế, hàng hải thì vùng biển này còn có vị trí, vai trò to lớn về mặt quốc phòng. Vì vậy, từ lâu Trung Quốc đã không dấu diếm tham vọng độc chiếm, biến biển Đông thành ao nhà, khống chế tuyến hàng hải quan trọng và tiến tới kiểm soát hoàn toàn khu vực này, xem đây là tiền đề cốt yếu để thực hiện “Giấc mơ Trung Hoa”. 

    Để thực hiện ý đồ đó, Trung Quốc đã không từ bỏ bất kỳ thủ đoạn nào với bất kỳ quốc gia nào có liên quan đến biển Đông và Việt Nam không phải là ngoại lệ. Trong quá khứ, Trung Quốc từng sử dụng vũ lực để chiếm giữ trái phép quần đảo Hoàng Sa (1974) và một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa (1988), gây nên những thương vong, mất mát không nhỏ cho quân và dân ta. Thời gian gần đây, dù hai nước đã bình thường hóa quan hệ, thường xuyên có các cuộc thăm viếng, trao đổi cấp cao nhưng Trung Quốc vẫn không ngừng có các hành động xâm phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam như bắt, bắn phá các tàu đánh cá của ngư dân, cắt cáp các tàu thăm dò, tổ chức tuần tra, tập trận tại quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam, thành lập cái gọi là “Thành phố Tam Sa”... 

    Không chỉ dùng “võ” (đe dọa và sử dụng vũ lực), Trung Quốc còn dùng đến “văn” và đây thực sự là đòn thâm sâu của người Tàu. Tháng 11/2012, Trung Quốc cho ra mẫu hộ chiếu mới mà trên đó có in bản đồ đường lưỡi bò, điều được xem là xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền trên biển của các quốc gia trong khu vực. Đường lưỡi bò (hay còn gọi là đường chữ U) vốn do người Trung Quốc vẽ ra chiếm đến 80% diện tích biển Đông, đi sát vào lãnh hải của các nước Philippin, Malaysia, Việt Nam…Bản đồ này không có cơ sở pháp lý, vi phạm Công ước quốc tế về Luật biển 1982 (UNCLOS) và bị các nước có liên quan phản đối quyết liệt. Mục đích của việc làm đó là khẳng định chủ quyền và muốn các quốc gia khác công nhận chủ quyền phi lý của Trung Quốc trên biển Đông, nếu các nước chấp nhận hộ chiếu đó có nghĩa là gián tiếp công nhận chủ quyền của Trung Quốc và tạo nên một tiền lệ xấu trong quan hệ với Trung Quốc. Chính vì vậy, ngay khi cuốn hộ chiếu đó ra đời thì lập tức bị nhiều nước phản đối, cụ thể như Philippin không công nhận, không cho người Trung Quốc sử dụng hộ chiếu đó nhập cảnh, Việt Nam kiến quyết không đóng dấu lên hộ chiếu đó khi công dân Trung Quốc nhập cảnh vào nước ta. Để đảm bảo quyền lợi cho người dân sinh hoạt, làm ăn, duy trì mối hệ hữu nghị giữa hai nước, Hải quan Việt Nam đã cấp một tờ thị thực rời và đóng dấu trên đó cho người Trung Quốc. Một hành động được xem là sâu sắc của người Trung Quốc nhưng bị các nước phản đối đã trở nên phản tác dụng, trước hết là quyền lợi của người dân Trung Quốc bị ảnh hưởng khi sử dụng loại hộ chiếu mới này, sau nữa đó là cơ sở để các nước phản đối, để cho thế giới biết và hiểu động cơ xấu xa, hành động khiêu khích của Trung Quốc.

    Hộ chiếu có in đường lưỡi bò của Trung Quốc bị các nước phản đối

    Không thành công trong việc sử dụng hộ chiếu, vừa rồi Trung Quốc tiếp tục cho in bộ tem mang tên "Tam Sa Thất Liên Dữ", trong đó có tem in ảnh một đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Đây là hành vi xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, không phù hợp với các quy định của Văn kiện Liên minh Bưu chính Thế giới. Ngay khi bộ tem này ra đời Cơ quan bưu chính Việt Nam đã có phản ứng kịp thời, phản đối hành động nêu trên của Bưu chính Trung Quốc và yêu cầu Bưu chính Trung Quốc hủy ngay mẫu tem, phong bì và bưu ảnh in hình các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. 

    Mẫu tem Trung Quốc có in ảnh đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam

    Việt Nam có đầy đủ cơ sở lịch sử và pháp lý khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Những việc làm như vậy của Trung Quốc sẽ gây tổn hại đến quan hệ giữa hai nước, làm cho Trung Quốc thêm bị cô lập. 

    Qua đó chúng ta thấy cần có những biện pháp, đối sách phù hợp, vừa mềm dẻo nhưng phải kiên quyết để khẳng định quan điểm, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo và không ngừng đề phòng, cảnh giác với các âm mưu, hành động mới của Trung Quốc, bởi vì người láng giềng phương Bắc này không từ bất kỳ thủ đoạn nào để xâm phạm chủ quyền của trên biển của Việt Nam.

    --- Khổng Minh---
    Nguồn Tiếng nói trẻ

    Công dân Việt với tình hình của đất nước

    Recent Post

    Note Đóng lại

    Template Information

    ĐIỆN ẢNH

    Test Footer

    primaryBottomSidebar

    CHÚ Ý

    Translate

    Rank Trafic

    Lượt xem