• Chân dung một con người


    vào lúc Thứ Hai, tháng 10 07, 2013
    Hãy like nếu bài viết có ích →



    Ngày 4/10/2013, Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời, đây là một mất mát quá lớn cuả nhân dân ta, không khí đau thương tràn ngập trên đất nước; cuộc đời Đại tướng có thể coi là một phần lịch sử dân tộc, chúng ta hãy cùng nhìn lại chân dung cuộc đời con người vĩ đại ấy.

          Con ngoan trò giỏi: Võ Nguyên Giáp sinh ra trong một gia đình nhà nho trung nông nên ngay từ nhỏ người đã được thừa hưởng truyền thống hiếu học của gia đình, người luôn đứng đầu lớp trong học tâp và thi cử, là niềm tự hào của gia đình và dân làng. Tại kỳ thi tốt nghiệp bậc sơ học, người đỗ đầu toàn tỉnh, được dân làng vô cùng nể trọng.

    Năm 1925, Võ Nguyên Giáp rời trường Tiểu học Đồng Hới ở quê nhà Quảng Bình để vào Huế. Người thi đậu vào trường Quốc học Huế với thành tích đứng thứ hai; do bị công sứ Pháp tại Huế ngăn cấm người ra Hà Nội học Albert Sarraut và lấy bằng cử nhân luật năm 1937. Vì hoạt động cách mạng người bỏ dở chương trình học tập năm thứ tư về kinh tế chính trị và không lấy bằng luật sư, Võ Nguyên Giáp cũng từng là giáo viên của trường tư thục Thăng Long.

          Được nuôi dưỡng trong gia đình có truyền thống yêu nước: Qua lời kể của mẹ, ông ngoại Võ Nguyên Giáp từng tham gia phong trào cần Vương làm đến chức Đề Đốc coi đại đồn điền, sau bị quân Pháp bắt, tra tấn dã man, nhưng một mực trung thành, không một lời khai báo. Thân phụ người, Võ Quang Nghiêm, là một nho sinh thi cử bất thành,gia đình cụ Nghiêm thuộc diện nghèo trong làng, quanh năm phải vay nợ nặng lãi của các nhà giàu. Võ Nguyên Giáp đã có lần theo mẹ chèo thuyền chở thóc đi trả nợ. Tuy còn nhỏ tuổi, nhưng những câu chuyện đêm đêm mẹ kể cho nghe về tướng quân Tôn Thất Thuyết phò vua Hàm Nghi hạ chiếu Cần Vương, kêu gọi các sĩ phu và dân chúng đứng lên chống Pháp bảo vệ non sông. Cha nói về phong trào đánh Pháp qua bài vè “Thất thủ kinh đô” đầy cảm động, đã gieo vào lòng cậu bé những ấn tượng không bao giờ phai mờ, góp phần nuôi dưỡng ý chí cho sự nghiệp cách mạng sau này. 
    Năm 1927 Võ Nguyên Giáp tổ chức bãi khóa ở trường Quốc học Huế sau đó phát triển thành tổng bãi khóa, Võ Nguyên Giáp bị bắt rồi bị đuổi học, phải trở về quê nhà. Tập tài liệu về “Liên đoàn các dân tộc bị áp bức trên thế giới” và một số văn kiện cuộc họp của hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở Quảng Châu, trong đó có 2 bài phát biểu của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, Võ Nguyên Giáp hết sức xúc động. Mùa hè năm 1928, Võ Nguyên Giáp trở lại Huế, bước vào đời của một chiến sĩ cách mạng, người đến làm việc ở Quan Hải Tùng thư, một nhà xuất bản do Tổng bộ Tân Việt chủ trương, trụ sở đặt ở phố Đông Sa. Tại đây Võ Nguyên Giáp có điều kiện tiếp xúc với những học thuyết kinh tế, xã hội, dân tộc, cách mạng. Đặc biệt là cuốn “Bản án chế độ thực dân pháp” và tờ báo “Người cùng khổ” (Le Paria) do Nguyễn Ái Quốc viết từ Pháp gửi về. Đầu tháng 10-1930, trong sự kiện Xô viết Nghệ Tĩnh, Võ Nguyên Giáp bị bắt và bị giam ở Huế cùng với bà Nguyễ Thị Quang Thái, em trai là Võ Thuần Nho và giáo sư Đặng Thai Mai là bố vợ sau này của người... Cuối năm 1931, nhờ sự can thiệp của hội cứu tế đỏ của Pháp, Võ Nguyên Giáp được trả tự do nhưng lại bị ngăn cấm không cho ở lại Huế. Từ 1936 đến 1939, Võ Nguyên Giáp tham gia phong trào Mặt trận dân chủ Đông Dương, là sáng lập viên của mặt trận và là Chủ tịch ủy ban báo chí Bắc kỳ trong Đông Dương đại hội . Người tham gia thành lập và làm báo tiếng pháp Notre voix (Tiếng nói của chúng ta), Le Travail (Lao động), biên tập các báo Tin tức, Dân chúng.

          Từ thầy giáo dạy sử thành nhà quân sự lỗi lạc: có một điều hết sức ấn tượng về Đại tướng là người không hề học qua một trường lớp quân sự nào. Nhưng bằng sự nghiên cứu, tự rút kinh nghiệm bản thân Đại tướng đã trở thành một vĩ tướng vĩ đãi trong lịch sử nhân loại. Sau hội nghị Trung ương 8 của Đảng, Võ Nguyên Giáp được phân công huấn luyện quân sự cho Việt minh ở Cao Bằng, đánh dấu bước đường hoạt động quân sự đầu tiên của người.
    Người anh cả của quân đội nhân việt nam, ngày 22-12-1944 thừa lệnh của chủ tịch Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam ngày nay với 34 chiến sĩ và có ngay hai chiến thắng Phay khắt, Nà ngần. Ngày 14-8-1945, Võ Nguyên Giáp trở thành uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, sau đó là ủy viên Thường vụ Trung ương, tham gia ủy ban khởi nghĩa. Ngày 16-8-1945 Đại tướng chỉ huy một cánh quân đánh Thái Nguyên và nhanh chóng dành được thắng lợi.

          Điện Biên Phủ trận đánh khẳng định tên tuổi: Điện Biên Phủ nơi chôn vùi mộng xâm lược của thực dân pháp, mang đậm dấu ấn tài năng quân sự của một vĩ nhân, tầm nhìn chiến lược của một thiên tài quân sự. Chiến thắng Điện Biên Phủ làm chấn động địa cầu, cái mà Pháp và Mỹ ca ngợi là pháo đài bất khả xâm phạm đã đổ vỡ trước mắt họ,Pháp buộc phải ký hiệp định Geneve vào ngày 21-7-1954. Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một trong 10 vị tướng được đánh giá là vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại, được đúc tượng tại một bảo tàng ở London.


    Quyết định khó khăn nhất trong đời: Trung tướng Phạn Hồng Cư kể lại rằng dự kiến chiến dich Điện Biên Phủ sẽ nổ ra vào ngày 20-1-1954 chứ không phải là ngày 13-3. Kế hoạch ban đầu được xác định là đánh nhanh thắng nhanh, nở hoa trong lòng địch với cái đuôi dài, như vậy chúng ta sẽ tập trung lực lượng đánh thẳng vào trung tâm Điện Biên Phủ sau đó phát triển lực lượng đi đánh chiếm các cứ điểm khác. Nhưng đó là lúc Pháp mới tăng cường lên Điện Biên, lực lượng còn ít công sự còn dã chiến; nay pháp đã tăng cường thêm lực lượng, công sự đã chuyển sang kiên cường vững chắc, nếu đánh theo lối đánh cũ sẽ rất mạo hiểm nhưng kế hoạch tác chiến đã được thông qua, mọi công tác chuẩn bị đã sẵn sang chỉ chờ lệnh nổ súng nếu giờ thay đổi thì tâm lý chiến sĩ ra sao ? Hàng loạt câu hỏi được đặt ra. Nhưng nghĩ đến lời dặn của chủ tịch Hồ chí minh “ trận này chỉ được thắng không được thua vì nếu thua coi như hết vốn” vì đây là trận quyết định vị thế thắng hay thua của cả ta và Pháp trên bàn đàm phán tai hội nghị Geneve sắp tới. Cuối cùng hội nghị cấp ủy đi đến quyết định kéo vào và lui quân về vị trí tập kết. Sau này Đại tướng thừa nhận đây là quyết định khó khăn nhất trong đời của người. Ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ thì ai cũng rõ, nhưng cái đáng nói ở đây chính là nghệ thuật quân sự “chấn động năm châu” mang tên Võ Nguyên Giáp

          Đại tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam: Ngày 20/01/1948, Bác Hồ đã ký sắc lệnh phong quân hàm cho một số cán bộ lãnh đạo, chỉ huy quân đội. Theo sắc lệnh này Đại tướng Võ Nguyên Giáp được trao quân hàm Đại tướng. Các đồng chí Nguyễn Sơn, Lê Thiết Hùng, Chu Văn Tấn, Hoàng Sâm, Hoàng Văn Thái, Lê Hiến Mai, Văn Tiến Dũng, Trần Đại Nghĩa, Trần Tử Bình được phong quân hàm Thiếu tướng người được phong quân hàm cấp Trung tướng là đồng chí Nguyễn Bình. Tính đến nay người là vị đại tướng trẻ nhất trong quân đội ta và khó có thể phá vỡ lế phong quân hàm cho đại tướng được tổ chức ngày 28/5/1948. (đến nay trong quân đội mới chỉ có 12 vị đai tướng)

         Vai trò của Đại tướng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ: sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ những tưởng nhân dân ta được hưởng cuộc sống hòa bình nhưng đế quốc Mỹ lật lọng đã âm mưu chia cắt đất nước ta, phá hoại hiệp đinh Geneve, dựng nên chính phủ phản động, đàn áp cách mạng. Trên cương vị là người đứng đầu quân đội, Bí thư quân ủy Trung ương, Đaị tướng đã có những quyết sách, tham mưu đúng đắn cho Đảng góp phần một lần nữa đánh thắng đé quốc Mỹ xâm lược.
    Năm 1959 Đại tướng quyết định thành lập đoàn 559 mở đường Trường Sơn chi viện cho cách mạng miền Nam, Đại tướng cũng tham mưu cho Đảng cử những cán bộ vào trực tiếp chỉ đaọ cách mạng miền Nam như đại tướng Nguyễn Chí Thanh, đại tướng Lê Trọng Tấn , thượng tướng Hoàng Minh Thảo…góp phần xây dựng và phát triển lực lượng cách mang miền Nam thành những trung đoàn, sư đoàn, quân đoàn đánh bại các chiến lược chiến tranh của Mỹ, làm nên đại thắng mùa xuân 1975.
    Nhiều người nói rằng vai trò của tướng Giáp khá mờ nhạt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, như cuộc tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu thân 1968, nhưng đâu biết rằng việc đó là năm trong kế hoạch của ta nhằm làm kẻ địch mất cảnh giác, thực chất Đại tướng và Bác Hồ đang chỉ đạo từ xa. Để có được chiến thắng Điện Biên Phủ trên không tướng Giáp đã chỉ đạo cho quân chủng phòng không không quân chuẩn bị phương án đánh B52 từ năm 1968. Thất bại trong chiến dịch này buộc Mỹ phải chấp nhận ký Hiệp định Paris với những điều khoản nhân nhượng mà chính họ trước đó đã từ chối.
    Năm 1975, Võ Nguyên Giáp đề xuất và ra quyết định mở chiến dịch Hồ Chí Minh, mệnh lệnh nổi tiếng nhất của ông khi chỉ đạo chiến dịch Hồ Chí Minh hẳn phải ai cũng biết: "Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa, tranh thủ từng phút, từng giờ, xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam, quyết chiến và toàn thắng". Điều đó thể hiện khả năng quân sự tài tình chọn thời cơ, năm vững thời cơ, tận dụng thời cơ của Đại tướng và đi đến chiến thắng cuối cùng là lẽ tất nhiên.

          Hai mối tình keo sơn suất đời Đại tướng: Ít ai biết rằng Đại tướng Võ Nguyên Giáp có hai người vợ, người vợ đầu của người là liệt sĩ Nguyễn Thị Quang Thái là e gái của Nguyễn Thị Minh Khai. Người vợ thứ hai của Đại tướng là phó giáo sư Đặng Thị Bích Hà, con gái của giáo sư Đặng Thai Mai hai người sống rất hạnh phúc bên nhau cho đến khi đại tướng qua đời. Bà Bích Hà từng kể, khi 6-7 tuổi, bà hay được ông Giáp đèo đi chơi đến sân vận động Hàng Đẫy tập thể thao. Một hôm bỗng dưng ông nói: “Anh sẽ cưới Hà bằng một đĩa xôi và một con gà”. Không ai ngờ câu nói đùa ấy hơn mười năm sau lại trở thành sự thật. Đến những năm gần đây, khi sức khỏe ngày càng yếu, hầu hết thời gian của Đại tướng là ở trong viện, tuần nào bà Bích Hà cũng vào thăm chồng, cùng ông chuyện trò. Hôm nào mệt bà không vào được, ông thể nào cũng hỏi các con: “Mẹ thế nào?”. Khi nghe các con nói: “Mẹ vẫn khỏe, mẹ bình thường ạ!” thì ông mới gật gật đầu: “Bảo mẹ giữ gìn sức khỏe!”. Tình yêu của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và phó giáo sư Đặng Bích Hà là như vậy, bình dị nhưng sâu đậm cho đến suốt cuộc đời. (nguồn Internet)

    Người Đại tướng cả đời vì nước vì dân: Thời gian cuối đời, ông vẫn quan tâm và đưa ra một số lời bình luận trên mặt báo về tình hình đất nước như có bài báo yêu cầu kiểm định và báo cáo Đại hội Đảng Cộng sản X về vụ PMU18 hay cuộc gặp gỡ và khuyến khích doanh nhân làm xuất khâu nông sản. Ngày 1/11/2007 Đại tướng gửi thư trong đó bày tỏ sự phản đối chủ trương xây dựng Nhà Quốc hội ở khu di tích 18 Hoàng Diệu, người cũng có những bài viết về thực trạng và kiến nghị 6 vấn đề "cơ bản và cấp bách" nhằm triển khai có kết quả công cuộc đổi mới nền giáo dục và đào tạo của Việt Nam hiện nay. Vào đầu năm 2009, Đại tướng có nhiều góp ý về các sự kiện lớn của đất nước. Tiêu biểu là việc góp ý về dự án quặng Bô xít ở Tây Nguyên, không dưới 3 lần, ông đã viết thư yêu cầu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dừng dự án này, vì lý do an ninh quốc gia và vấn đề môi trường.( nguồn internet


    Ngôi nhà của Đại tướng Võ Nguyên Giáp còn là địa điểm ghé thăm của nhiều nhà lãnh đạo thế giới và cả những người từng là đối thủ của người trên chiến trường. Tất cả đều phải thừa nhận rằng tài năng, tấm lòng đức độ của người thật cao cả, thật hiếm có, Đại tướng vẫn luôn nói về chiến thắng cuả nhân dân Việt Nam là do sự đoàn kết của chính con người Việt Nam làm nên .

    Sau chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp không những chỉ nhân dân Việt Nam mà còn nhân dân trên toàn thế giới khâm phục và kính trọng, bởi tài năng và phẩm chất cách mạng cao quý, bởi cống hiến và tấm lòng hết mình vì đất nước vì dân tộc. Thiên tài quân sự, vĩ tướng kiệt suất, người con trung hiếu sắt son của dân tộc Việt Nam-Đại tướng Võ Nguyên Giáp, tên gọi thân thương ấy cũng sẽ sống mãi với non sông đất nước.

    Leo
    Nguồn Tiếng nói trẻ

    Công dân Việt với tình hình của đất nước

    Recent Post

    Note Đóng lại

    Template Information

    ĐIỆN ẢNH

    Test Footer

    primaryBottomSidebar

    CHÚ Ý

    Translate

    Rank Trafic

    Lượt xem