Sinh ra trong một làng chài ven biển của vùng đất miền Trung đầy nắng gió,tôi hơn ai hết thấu hiểu nổi khổ cực,vất vả của người ngư dân Việt Nam.Với phương tiện tàu thuyền còn lạc hậu,khả năng bảo hộ còn yếu và thiếu,họ phải thường xuyên lênh đênh ngoài biển khơi đối mặt với những điều kiện hết sức khắc nghiệt của thời tiết.Không những thế,trong những năm gần đây,ở ngoài Biển Đông có nhiều diễn biến rất phức tạp,người “anh em” Trung Quốc liên tục có những hành động vi phạm nghiêm trọng chủ quyền biển đảo của nước ta,ảnh hưởng xấu đến hoạt động khai thác thủy hải sản của ngư dân.Với tình hình đó,Đảng và Nhà nước ta đã không ngừng quan tâm,ban hành nhiều chủ trương chính sách để kịp thời hỗ trợ,khuyến khích ngư dân tiếp tục bám tàu,bám biển.Không chỉ mang ý nghĩa về kinh tế mà quan trọng hơn sự lớn mạnh của ngư dân góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo của quê hương.
Ngư dân vững tiến ra Biển Đông bảo vệ chủ quyền đất nước(Ảnh:Nguồn Internet)
Biển Đông là một vùng biển rộng lớn,có vị trí địa chính trị cực kì quan trọng với nguồn thủy hải sản rất phong phú đa dạng,là huyết mạch của con đường giao thông vận tải biển chiến lược.Đồng thời nơi đây có trữ lượng dầu mỏ rất lớn-khi mà nguồn tài nguyên trên đất liền đang dần cạn kiệt.Với lợi ích to lớn đó,Trung Quốc không từ một thủ đoạn,chiêu trò nào để hòng chiếm đoạt Biển Đông.Việt Nam – Trung Quốc đang trở thành trung tâm của sự tranh chấp ở trên vùng biển này.Trung Quốc ngang nhiên tạo nên cái gọi là “đường lưỡi bò” hay còn gọi là “đường chữ U” với tham vọng chiếm khoảng 80% diện tích mặt nước của Biển Đông,đơn phương thành lập nên thành phố Tam Sa một cách trắng trợn.Dùng sức mạnh kinh tế vượt trội của mình,đưa hàng nghìn tàu cá lớn nhỏ tràn sang vùng biển nước ta khai thác trái phép.Những hành động trên đây của Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng Công ước về luật biển 1982 và Tuyên bố ứng xử giữa các bên trên Biển Đông DOC.Xin khẳng định lại rằng Trường Sa,Hoàng Sa thuộc chủ quyền hoàn toàn của Việt Nam,nước ta có đầy đủ cơ sở pháp lí và căn cứ lịch sử để chứng minh cho điều đó mà không một ai,một quốc gia nào có quyền tranh cãi.
Có một số người lầm tưởng cho rằng bảo vệ chủ quyền biển đảo là trách nhiệm thuộc về Đảng,Nhà nước,của lực lượng hải quân,cảnh sát biển chứ ngư dân bình thường,không vũ khí,thiết bị thì làm được gì.Đây là một quan điểm hết sức sai lầm,duy ý chí.Điều 44,Hiến pháp 1992 đã khẳng định: “Bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa,giữ vững an ninh quốc gia là sự nghiệp của toàn dân”.Đúng là ngư dân ta không có vũ khí,không có phương tiện gì nhưng họ có tinh thần yêu nước nồng nàn,có trách nhiệm bảo vệ đất nước.Với phương châm chủ quyền nước ta đến đâu thì ngư dân ta khai thác đến đó.Sự hiện diện của họ có ý nghĩa hết sức quan trọng,nhằm đánh dấu,bảo vệ chủ quyền trên biển của nước ta.Trung Quốc sử dụng chiêu trò “lấy thịt đè người” cho hàng ngàn tàu cá sang vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam,dùng lực lượng hải quân chèn ép,đánh đuổi ngư dân ta.Với thủ đoạn ấy,ngư dân Việt Nam đã rất thông minh,linh hoạt,“lấy độc trị độc” tiến hành ra khơi đánh bắt lập thành tổ,đội để chống lại sự lấn chiếm,đánh đuổi của tàu cá Trung Quốc.Điển hình như các đội đánh cá Trường Sa lớn,Sinh Tồn,Song Tử Tây…,điều đó đã thể hiện sâu sắc cho tinh thần đoàn kết của ngư dân nói riêng và nhân dân ta nói chung trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Ngư dân ta lập thành tổ,đội ra khơi đánh bắt cá(Ảnh:Nguồn Internet)
Với thực tiễn đánh bắt khó khăn của ngư dân trong những năm gần đây,Đảng và nhà nước ta đã và đang thực hiện nhiều chủ trương, chính sách quan tâm,giúp đỡ,tạo điều kiện cho ngư dân được an tâm ra khơi.Có thể kể đến một số chính sách sau:
Chính sách hỗ trợ ngư dân theo quyết định số 289/QĐ-TTG có một số quy định như sau:
-Hỗ trợ ngư dân mua mới,đóng mới tàu đánh bắt hải sản có công suất máy từ 90CV trở lên hoặc tàu cung ứng dịch vụ cho hoạt động khai thác hải sản.
-Hỗ trợ ngư dân để thay máy tàu sang loại máy mới tiêu hao ít nhiên liệu hơn đối với tàu đánh bắt hải sản có công suất máy tư 40CV trở lên hoặc tàu dịch vụ phục vụ hoạt động khai thác hải sản.
-Hỗ trợ về kinh phí bảo hiểm thân tàu cho tàu đánh bắt hải sản có công suất máy từ 40CV trở lên,tàu dịch phục vụ hoạt động khai thác hải sản và bảo hiểm tai nạn cho thuyền viên làm việc theo hợp đồng lao động trên các tàu cá,tàu dịch vụ.
-Hỗ trợ về dầu cho ngư dân là chủ sở hửu tàu đánh bắt hải sản hoặc tàu cung ứng dịch vụ cho hoạt động khai thác hải sản.
Quyết định số 289/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ(Nguồn:Internet)
Quyết định 48/2010/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ có một số chính sách hỗ trợ ngư dân,gồm:
-Hỗ trợ chi phí nhiên liệu đi và về của chuyến biển.
-Hỗ trợ kinh phí mua bảo hiểm thân tàu,bảo hiểm tai nạn thuyền viên.
-Hỗ trợ kinh phí mua máy thông tin liên lạc sóng HF tầm xa,có tích hợp thiết bị định vị vệ tinh.(GPS).
-Hỗ trợ thuyền viên bị nước ngoài bắt,giam giữ.
Thông tư hướng dẫn Quyết định số 48/2010/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ(Nguồn:Internet)
Chính sách hỗ trợ ngư dân khắc phục rủi ro do thiên tai trên biển:
-Hỗ trợ thiệt hại về người.
-Hỗ trợ thiệt hại về tài sàn.
Chính sách hỗ trợ ngư dân khắc phục rủi ro do thiên tai trên biển(Nguồn:Internet)
Ngoài ra còn có một số chính sách khác như hỗ trợ vay vốn ưu đãi,...
Ngư dân ta hãy vững lòng tin,yên tâm ra biển khơi đánh bắt,để vừa đảm bảo phát triển kinh tế,vừa đóng góp một phần nhỏ công sức của mình trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương.Họ hoạt động,đấu tranh không hề độc lập,cô độc mà ở đằng sau đó luôn có sự quan tâm,giúp đỡ của Đảng,Nhà nước và toàn dân ta.
Kiến Quốc