“
Người khuyết tật “ hẳn đây là cụm từ không hề xa lạ gì đối với cộng đồng xã hội
hiện nay. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có một bộ luật riêng
cho người khuyết tật. Theo Bộ luật này thì “ Người khuyết tật” là Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều
bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến
cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn”.
Có khá nhiều nguyên nhân gây nên khuyết tật, trong đó có tới 35,8% là
do bẩm sinh, 32,2% là do bệnh tật, 26% là do hậu quả chiến tranh và 6% do tai nạn
lao động.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục thống kê thì hiện nay ước tính cả nước có khoảng 5,3 triệu người
khuyết tật, chiếm khoảng 6% dân số, trong đó có 1,1 triệu khuyết tật nặng, chiếm
21,5% tổng số người khuyết tật. Bao gồm 29% khuyết tật vận động, 17% tâm thần,
14% tật thị giác, 9% tật thính giác, 7% tật ngôn ngữ, 7% trí tuệ và 17% các dạng
tật khác. Do các nguyên nhân hậu quả chiến tranh, tai nạn lao động, tai nạn
giao thông, tai nạn thương tích... nên tỷ lệ nam là người khuyết tật cao hơn nữ.
Để động viên khích lệ và động viên những người
không may bị khuyết tật, trong thời gian qua Đảng và nhà nước ta đã có rất nhiều
chính sách, chế độ hỗ trở cho người khuyết tật như tạo môi trường thuận lợi cho
người khuyết tật tiếp cận học nghề, việc làm và các dịch vụ xã hội cơ bản. Nhờ vậy mà đã giúp họ cải thiện được phần nào cuộc sống, hòa nhập được với cộng đồng.
Trong số những người khuyết tật hiện nay, thì có
không ít người hiện đang trong độ tuổi học sinh, sinh viên. Về những chế độ
chính sách chung đối với người khuyết tật thì chắc hẳn mọi người có thể nắm được,
tuy nhiên, đối với những đối tượng người khuyết tật là học sinh, sinh viên này
thì có một chính sách của Đảng và nhà nước mà khiến nhiều người trong số họ và
xã hội quan tâm, nhất là khi mùa thi Đại học – Cao đẳng đang đến gần, đó là “
Quy định tuyển thẳng Đại học đối với thí sinh là người khuyết tật”.
Về vấn đề này, Bộ giáo dục và đào tạo quy định như sau:
Theo điểm g khoản 2 Điều 7 Quy chế tuyển
sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành (ban hành kèm theo Thông tư số
03/2010/TT-BGDĐT ngày 11/2/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) quy định:
"Đối với thí sinh là người khuyết
tật đặc biệt nặng không thể tự thực hiện việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân
hàng ngày, Hiệu trưởng các trường căn cứ vào kết quả học tập trung học phổ
thông của học sinh (học bạ), tình trạng sức khỏe và yêu cầu của ngành đào tạo
để xem xét, quyết định cho vào học".
Như vậy, người khuyết tật có được tuyển
thẳng vào đại học hay không là do nhà trường nơi thí sinh nộp hồ sơ đăng kí xét
tuyển xem xét quyết định, trên cơ sở kết quả học tập ở trung học phổ thông,
điều kiện sức khỏe có phù hợp với quy định chung và yêu cầu của ngành học mà
học sinh có nguyện vọng. Nếu không được các trường đó xét, học sinh có thể gửi
hồ sơ đăng ký vào học ở trường đại học hoặc cao đẳng khác phù hợp với điều kiện
xét tuyển thẳng theo quy định và điều kiện sức khỏe.
Hi vọng rằng thông tin này sẽ sớm được
những e thí sinh khuyết tật nắm rõ để có những bước đi đúng đắn. Mong rằng với
chế độ ưu tiên cho các em thí sinh là người khuyết tật khi tham gia thi tuyển
Đại học – Cao đẳng này sẽ giúp cho các em thực hiện được ước mơ hoài bão của
mình, có điều kiện kiện để học tập, phấn đấu để trở thành người có ích cho gia
đình, xã hội.
Nguồn xapxinh