Tôi là công dân Thủ đô. Dù đã đi xa thành phố này nhưng con người ấy tôi không thề nào quên được: Bí thư thành ủy Phạm Quang Nghị.
Ông không phải người Hà Nội. Nhưng gần 8 năm làm Bí thư ở đây,
nhân dân Hà Nội luôn coi ông như là người anh em trong cùng một gia đình.
Ông là một cán bộ nhiều kinh nghiệm.
Là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, IX, X, XI, Ủy
viên Bộ Chính trị khoá X, XI, trước đó, ông còn từng giữ các cương vị khác như Bộ trưởng Bộ Văn hóa
Thông tin, Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam, Phó trưởng ban Ban Văn hóa Tư tưởng Trung ương.
Ông sinh ngày 2 tháng 9 năm 1949 tại Định Tân, Yên Định, Thanh Hóa. Năm 1967, ông theo học tại Đại học Tổng
hợp Hà Nội (nay là Đại học Quốc gia Hà
Nội) và tốt nghiệp Cử nhân Lịch sử năm 1970.
Sau khi tốt nghiệp, ông làm phóng viên chiến trường, là cán bộ
nghiên cứu Ban Tuyên huấn Trung ương Cục, cán bộ biên tập Tạp chí “Sinh hoạt
văn nghệ” thuộc Tiểu ban Văn nghệ miền Nam.
Sau giải phóng,
ông trở về học tập và nghiên cứu tại Chuyên ban Triết học, Trường
Nguyễn Ái Quốc 5, sau đó công tác tại Ban Tuyên huấn Trung ương. Ông làm
nghiên cứu sinh và bảo vệ luận án Tiến sĩ Triết học tại Viện Hàn lâm Khoa học
Xã hội Liên Xô.
Từ năm 1985, ông là cán bộ Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương,
đồng thời là Thư ký riêng cho Ủy viên Bộ Chính trị Đào Duy Tùng.
Trong khoảng 10 năm, từ 1988 đến tháng 10.1997, ông trải qua
nhiều chức vụ khác nhau từ Phó giám đốc, Giám đốc Trung tâm Thông tin công
tác tư tưởng rồi đến Phó Trưởng ban thường trực Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung
ương; năm 1994, là Bí thư Đảng ủy cơ quan Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương,
Ủy viên Ban Cán sự Đảng ngoài nước, Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan Trung
ương về công tác tư tưởng.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng Cộng Sản Việt
Nam, ông được bầu vào Ban Chấp hành
Trung ương. Tháng 11 năm 1997, ông được điều về làm Bí thư Tỉnh ủy
tỉnh Hà Nam, sau khi tỉnh này được tái lập lại từ
tỉnh Hà Nam Ninh.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt
Nam,
ông tái đắc cử vào Ban Chấp hành Trung ương. Tháng 7 năm 2001, ông được bổ
nhiệm Bộ trưởng Bộ Văn hóa
- Thông tin, kiêm Bí thư Ban Cán sự Đảng Bộ Văn hóa
- Thông tin.
Tháng 5 năm 2002, ông được bầu làm đại biểu Quốc hội Việt Nam khoá XI của tỉnh Hà Nam. Tại Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng tháng 4 năm 2006, ông tái đắc cử Ủy
viên Ban Chấp hành Trung ương, được bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị, Bí
thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Đến Hội nghị
lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (24-27/6/2006), ông được cho thôi không tham gia Ban Bí thư Trung ương.
Ngày 28 tháng 7 năm 2006, ông được phân công giữ chức vụ Bí thư
Thành ủy Hà Nội, thay cho ông Nguyễn Phú Trọng được bầu làm Chủ tịch Quốc hội nước
CHXHCN Việt Nam.
Tháng 7 năm 2008,
Bộ Chính trị chỉ định ông làm Bí thư Hà Nội mở rộng (gồm Thủ đô Hà Nội, toàn
bộ tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh, Vĩnh Phúc và
4 xã của huyện Lương Sơn, Hòa Bình).
Tại Đại hội lần thứ XI nhiệm kỳ 2011-2015 của Đảng Cộng Sản Việt
Nam diễn ra từ ngày 12 đến 19 tháng 1 năm 2011 tại Hà Nội, ông tiếp tục tái
đắc cử vào Ban chấp hành Trung ương và được bầu vào Bộ Chính trị.
Không phải là một người thật sự xuất chúng, thậm chí bản thân
ông cũng có sai lầm, khiếm khuyết (Trong trận lụt kỷ lục ở miến
Bắc 2008, ngày 2 tháng 11 năm 2008, khi trả lời phỏng vấn qua điện
thoại của phóng viên Vietnamnet về
tình hình chống lũ, ông Nghị nói: “Tôi
thấy nhân dân ta bây giờ so với ngày xưa ỷ lại Nhà nước lắm. Cứ chờ trên về,
chờ cung cấp cái này, hỗ trợ cái kia chứ không đem hết sức ra tự làm...”. Câu nói này đã gây nhiều dư luận mà theo
ông Nghị thừa nhận “gây nên sự bức
xúc và bị phê phán”. Do đó, 3 ngày sau, ông đã đưa ra lời xin lỗi: "Tôi thực sự lấy làm tiếc và muốn chân thành xin lỗi bạn đọc,
xin lỗi mọi người") nhưng phẩm chất nổi bật của ông là tinh thần
tận tụy với công việc.
Ông làm việc một cách thầm lặng nhưng
đầy hiệu quả. Gần 8 năm, bộ mặt Thủ đô đã thay đổi rất nhiều. Giờ đây, Hà Nội
đã rộng lớn hơn, những con đường mới ngày càng sạch và đẹp hơn, nạn tắc đường
đã không còn trầm trọng như trước, các tai tệ nạn giảm rõ rệt với sự ra đời
của lực lượng 141,…tất cả là thành quả do ông và ê- kíp làm việc của ông tạo
ra.
Ông còn đặc biệt quyết liệt trong công tác phòng chống tham
nhũng.
Cuối năm 2012, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội đã điều tra xã hội
học về thực hiện cải cách hành chính tại 5 sở Tài nguyên Môi Trường, Xây
dựng, Quy hoạch Kiến Trúc, Kế hoạch Đầu tư, Tài chính. 1.000 người được lấy ý
kiến là cán bộ chủ chốt của các quận huyện, lãnh đạo một số doanh nghiệp.
Theo kết quả điều tra, tình trạng nhũng nhiễu tiêu cực tại các
sở vẫn diễn ra phổ biến, bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục
hành chính có tỷ lệ tiêu cực cao. Tỷ lệ này chiếm 2,7% tại Sở Tài Chính; 7,6%
tại Sở Tài nguyên Môi trường; 6,3% tại Sở Quy hoạch Kiến trúc, 4,3% tại Sở
Xây dựng; 4,7% tại Sở Kế hoạch Đầu tư.
Ngoài ra, các phòng khác cũng có tỷ lệ nhũng nhiễu tiêu cực cao
như phòng Quản lý và Cấp phép (Sở Xây dựng), phòng Thẩm định dự án (Sở Kế
hoạch Đầu tư), phòng Thông tin Quy hoạch Kiến trúc (Sở Quy hoạch Kiến trúc),
phòng Đo đạc bản đồ (Sở Tài nguyên Môi trường)...
Phần đông ý kiến cũng không hài lòng về thái độ thực thi công vụ
của cán bộ các sở, ngành. Theo đó, Sở Tài nguyên Môi trường đạt tỷ lệ hài
lòng thấp nhất là 11%, cao nhất là Sở Tài chính với 26%. Tính quyết liệt
trong chỉ đạo của lãnh đạo Sở Tài chính được đánh giá cao nhất (28%) và Sở
Tài nguyên Môi trường thấp nhất (16%).
Theo Thành ủy Hà Nội, kết quả này cho thấy mức độ chuyển biến ở
một số lĩnh vực cải cách hành chính chưa đáp ứng kịp đòi hỏi của thực tế.
Những chuyển biến tại sở ngành chậm hơn tại các quận huyện. Tính quyết liệt
của đội ngũ lãnh đạo chưa cao cũng là điều đánh suy nghĩ vì người lãnh đạo có
vai trò quan trọng trong quá trình thực hiện cải cách hành chính.
Tại cuộc họp mới đây, Bí thư Hà Nội Phạm Quang Nghị thẳng thắn
chỉ ra lực cản nằm ở cơ chế chính sách chồng chéo giữa các ngành, tinh thần
trách nhiệm của cán bộ chưa cao, còn né tránh đùn đẩy và mắc chứng quan liêu
giấy tờ. Số liệu điều tra của Thành ủy về tinh thần trách nhiệm của công
chức, tính quyết liệt giải quyết công việc cũng sát với đánh giá của Phòng Thương
mại Công nghiệp Việt Nam.
"Doanh nghiệp nói đi làm dự án ở đâu cũng có chi phí tiêu cực nhiều hay ít, những nơi khác có bôi thì trơn còn Hà Nội bôi cũng không trơn", ông Nghị nói.
Theo khảo sát của Ban Tuyên giáo Thành ủy, tại các sở Tài chính,
Tài nguyên Môi trường, Kế hoạch Đầu tư, Xây dựng, Quy hoạch Kiến trúc, các
chỉ số như tính quyết liệt giải quyết công việc chỉ đạt 28%; mức độ hài lòng
đối với đội ngũ công chức tại các sở này đạt 26%.
Ông Đỗ Mạnh Hải, Chủ tịch quận Long Biên cho rằng việc phối hợp
giữa các quận huyện và sở ngành chưa tốt. Như quận này khảo sát giải tỏa gầm
cầu vượt song lại vướng văn bản cho phép tồn tại của Sở Giao thông Vận tải.
"Nhiều việc không nhất thiết phải đi theo quy trình mà có thể trình bày
qua điện thoại để tiết kiệm thời gian, còn nếu đi đủ một vòng thì phải mất
tháng rưỡi tới hai tháng", ông Hải nói.
Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Nguyễn Văn Hải phân trần, lãnh
đạo Sở đã mổ xẻ những vấn đề người dân và doanh nghiệp phản ánh sau khi chỉ
số PCI của Hà Nội đạt thấp. Doanh nghiệp kêu công tác quy hoạch chậm, nhưng
thực tế là đồ án quy hoạch chung mới làm xong cuối năm 2012 nên nhiều hồ sơ
dự án không triển khai được. Doanh nghiệp phải chờ đợi rà soát để khớp nối
với quy hoạch.
Ngoài ra, do biến động thị trường nên các doanh nghiệp bất động
sản muốn điều chỉnh quy hoạch từ chức năng văn phòng sang nhà ở hoặc cắt nhỏ
căn hộ... "Chúng tôi thấy cái nào khả thi mới xem, còn không thì không
xem xét. Đây là việc khiến họ không hài lòng. Chia nhỏ căn hộ ra bán cho dễ
song lại tăng gấp đôi số dân. Doanh nghiệp chạy đi chỗ này chỗ kia tác động
làm khó khăn cho chúng tôi rất nhiều", ông Nguyễn Văn Hải giải thích.
Tại cuộc họp, Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đề nghị có các
giải pháp đẩy mạnh cải cách hành chính hiệu quả, như rà soát đội ngũ công
chức, đào tạo lại để đáp ứng nhiệm vụ; ứng dụng công nghệ thông tin, tiếp tục
rà soát các thủ tục để giảm phiền hà, giải quyết nhanh hơn công việc. Đặc
biệt, các sở ngành không được đùn đẩy cho quận huyện nếu công việc thuộc thẩm
quyền.
"Nguyên nhân chủ quan vẫn là thủ tục hành chính do chúng ta thực hiện chứ không đổ lỗi cho dân hay ông trời. Có nơi người dân cho rằng không có chính quyền, đây là nguyên nhân dẫn tới chỉ số môi trường kinh doanh giảm rất mạnh năm 2012", ông Nguyễn Thế Thảo nhận định.
Đề cập về chỉ số PCI của Hà Nội giảm từ bậc 36 xuống 51, ông
Nguyễn Thế Thảo cho rằng, ở đây có 2 mặt của vấn đề là doanh nghiệp bao giờ
cũng đặt lợi nhuận trên hết còn nhà nước thì phải quản lý chặt chẽ đất đai.
Trong tình hình hiện nay quản lý nhà nước cần tăng cường, nhưng kết quả không
làm hài lòng các doanh nghiệp.
Nghiêm túc tiếp thu ý kiến của các cộng sự, chốt lại cuộc họp
này, Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị đã thẳng thắn chỉ ra lực cản nằm ở cơ
chế chính sách chồng chéo giữa các ngành, tinh thần trách nhiệm của cán bộ
chưa cao, còn né tránh đùn đẩy và mắc chứng quan liêu giấy tờ. Số liệu điều
tra của Ban Tuyên giáo Thành ủy về tinh thần trách nhiệm của công chức, tính
quyết liệt giải quyết công việc hay mức độ hài lòng của người dân cũng sát
với đánh giá của Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam.
Ông dẫn ví dụ: "Tôi nhận được thư chúc mừng của lãnh đạo
thành phố Viêng Chăn (Lào) về dịp kỷ niệm, sau đó thư trả lời cảm ơn của Sở
Ngoại vụ tới nước bạn trình lên tôi thiếu một ngày nữa là tròn một tháng. Tôi
rất khó chịu về việc này. Hỏi ra thì là Văn phòng UBND chậm 22 ngày, Sở Ngoại
vụ chậm 8 ngày".
Theo Bí thư Thành ủy, năm trước Hà Nội đề ra mục tiêu tăng chỉ
số PCI là 10 bậc song thực tế không giữ được mà lại tụt 15 bậc. Trong đó,
doanh nghiệp đánh giá thấp về các chi phí không chính thức, tính minh bạch
thông tin, năng lực của lãnh đạo thành phố... "Doanh nghiệp nói họ đi
làm dự án ở đâu cũng có chi phí tiêu cực nhiều hay ít, những nơi khác có bôi
thì trơn còn Hà Nội bôi cũng không trơn", ông Nghị phát biểu.
Bí thư Hà Nội cho rằng, chỉ số PCI đạt thấp là lời báo động để
Hà Nội chấn chỉnh kỷ cương hành chính, tập trung nhiều hơn vào giám sát, phân
cấp quản lý; tiếp tục sửa đổi các thủ tục nhằm tinh gọn, giải quyết công việc
nhanh chóng. "Tôi rất chia sẻ với đội ngũ công chức vì khối lượng công
việc quá tải, không thể hài lòng hết mọi người, việc này làm tốt thì việc kia
phải gác lại. Nhân viên bộ phận một cửa chỉ nhận lương 3 triệu một tháng mà
phải cười nói hàng ngày và phải chịu tác động của cơ chế thị trường",
ông Nghị nói.
Câu nói ấy thể hiện ông hiểu đội ngũ
công chức dưới quyền ông như thế nào. Với một người lãnh đạo, có lẽ, sự tận
tâm và khả năng thâu phục lòng người còn được đánh giá cao hơn cả tài năng.
Song cuộc đời chính trị của ông không
hề êm ả. Một số người không hiều những lời ông nói, những việc ông làm. Có kẻ
còn đặt điều vu khống ông, bằng những đồn đoán ác khẩu. Chúng muốn hạ bệ ông
đề nhằm đạt được mục đích đê hèn của chúng.
Hãy mặc kệ những đồn đoán đó, ông
Nghị nhé. Chúng tôi, nhân dân Hà Nội luôn sát cánh cùng ông trong công cuộc
dựng xây và phát triển thành phố này.
Smith Peter
|
Người Bí thư tận tụy
Công dân Việt với tình hình của đất nước
Recent Post
Template Information
ĐIỆN ẢNH
Test Footer
primaryBottomSidebar
Tiêu điểm trong tuần
CHÚ Ý
Blog nổi tiếng
Translate
Lưu trữ Blog
-
▼
2013
(392)
- ► tháng 10 2013 (19)
- ► tháng 9 2013 (35)
- ► tháng 8 2013 (10)
- ► tháng 7 2013 (39)
-
▼
tháng 6 2013
(24)
- ĐỪNG ĐỂ CHỦ TỊCH NƯỚC TRỞ THÀNH HÌNH ẢNH ...
- VÌ SAO CHÚNG TA NGHÈO?
- Người vô tính phi thường
- Thuận theo tự nhiên
- Nghìn lẻ một chuyện thi đại học
- Người Bí thư tận tụy
- Thí sinh là người khuyết tật được tuyển thẳng vào ...
- CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ CÁC HỘ DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT PHỤC V...
- Điểm tin Thế giới trong tuần
- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng- Nhà ngoại giao xuất sắc
- Bên lề chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch nước
- Kiều bào đóng góp tài liệu khẳng định chủ quyền củ...
- THÁI BÁ TÂN- quay về làm dịch giả đi thôi!
- Phật giáo và tự nhiên
- ĐỪNG LẠM DỤNG TỪ " YÊU NƯỚC "
- Tình cảm của người dân Thái Nguyên với đồng chí Hồ...
- Việt Nam - nguy cơ trở thành “bãi phế thải” của Tr...
- “Vĩ nhân tỉnh lẻ”
- Xoay quanh lấy phiếu tín nhiệm
- Cần ứng xử có văn hóa với thiên nhiên
- Kền kền ngửi thấy Hồ Đức Việt qua đời
- Hướng về biển đảo quê hương
- Sinh viên có được học một lúc hai trường không?
- Thuê người đi biểu tình
- ► tháng 5 2013 (45)
- ► tháng 4 2013 (61)
- ► tháng 3 2013 (66)
- ► tháng 2 2013 (39)
- ► tháng 1 2013 (54)
-
►
2012
(36)
- ► tháng 12 2012 (35)
- ► tháng 8 2012 (1)