• THÁI BÁ TÂN- quay về làm dịch giả đi thôi!


    vào lúc Thứ Năm, tháng 6 20, 2013
    Hãy like nếu bài viết có ích →


    Thái Bá Tân (sinh năm 1949) là dịch giả, nhà thơ, nhà văn Việt Nam.
    Ông sinh ngày 27 tháng 2, 1949 (64 tuổi) (trong khai sinh ghi năm 1950) tại xã Diễn Lộc, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.Ông sinh ra trong dòng họ Thái, được coi là hậu duệ của Tao Đàn Phó Nguyên Soái Thái Thuận dưới triều Lê Thánh Tông.Ông từng học Đại học ngoại ngữ Matscova (khoa phiên dịch tiếng Anh) 1967 – 1974. Phiên dịch tiếng Anh và Nga ở Bộ Thủy Sản. Dạy tiếng Anh và văn học Anh tại Đại học Sư phạm ngoại ngữ Hà Nội 1975 – 1978. Sau đó ông về làm biên tập sách tại nhà xuất bản Lao Động, Hội nhà văn. Hiện thuộc biên chế Hội Nhà văn Việt Nam, phó chủ tịch Hội đồng Văn học nước ngoài và ủy viên Ban đối ngoại của hội. Hiện ông đang sống và làm việc tại Hà Nội.
    Đã xuất bản khoảng 70 đầu sách, gồm thơ dịch, truyện ngắn và thơ sáng tác. Hơn hai mươi năm tổ chức lớp học thêm tiếng anh cho sinh viên, với gần 300 người một lớp, rất nhiều thế hệ học sinh, sinh viên đã trưởng thành và thành công từ lớp học tiếng anh này của ông.

    Mình cũng mê thơ lắm, gần đây có đọc thơ Thái Bá Tân, nhưng tuyệt nhiên không thấy chút cảm xúc nào.
    Thứ nhất, thơ Thái Bá Tân thiếu tính nghệ thuật. Trong mấy bài thơ châm ngôn của ông, mình không tìm thấy những phép ví von, so sánh độc đáo. Ừ thì cứ cho là giản dị đi, nhưng đã là thơ, nghệ thuật phải đặt lên hàng đầu, nếu không thơ sẽ khô khan, trần trụi, xấu xí.
    Thứ hai, một nhà thơ thông thường làm một bài thơ ngắn thôi cũng phải suy tư, chỉnh từng câu chữ suốt mấy ngày. Đằng này, lão Thái ngày nào cũng post lên face mấy chục bài, nên chất lượng hẳn là dự đoán được.
    Thứ ba, ý nghĩa giáo dục trong thơ không đảm bảo. Ông khuyên người ta quyết tâm đi đến thành công nhưng lại gieo giắc cho giới trẻ lòng bất mãn, những nỗi muộn phiền, hoài nghi về xã hội. Ông phiến diện, một chiều, chỉ một mực đề cao tự do dân chủ phương tây, trong khi các xã hội ấy cũng đầy rẫy bất công.
    Xin dẫn một bài thơ chứa đầy rẫy quan điểm phản động cùng giọng điệu điêu ngoa của “thầy Tân”:
    Chứ nói chung là nhục.
    Nhục phải làm thằng dân
    Một nước giỏi nói phét,
    Lãnh đạo thì ngu đần.

    Riêng hai chữ “cộng sản”
    Đã đủ nói phần nào.
    Làm thằng dân cộng sản
    Có gì mà tự hào?

    Mà tự hào sao được
    Khi mấy triệu dân ta
    Vượt biên, thà chết biển
    Hơn phải chết ở nhà!

    Tự hào là yêu nước.
    Yêu nước phải biểu tình.
    Mà biểu tình nó oánh.
    Quân ta oánh quân mình.
    Là một nhà giáo dục, không hiểu sao ông lại đi ca ngợi Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần, Huỳnh Thục Vy. Những kẻ ấy quá khứ vốn đã bất hảo, liệu còn lên mặt dạy đạo đức cho ai.
    Huỳnh Thục Vy là một kẻ chống đối điên cuồng và cũng điêu ngoa không kém, thì lão Thái lại không tiếc lời ca ngợi:
    Cháu - cô gái xinh đẹp,
    Đẹp cả ngoài lẫn trong.
    Nhìn cháu mà cứ nghĩ
    Cái đẹp của non sông.

    Chúng, chính quyền, thật xấu.
    Vừa ác vừa bất minh,
    Đến mức không muốn nghĩ
    Đó là chính quyền mình.

    Cháu như người phụ nữ
    Trong tranh Delacroix,
    Guidant le peuple
    Mà peuple - là chúng ta.

    Cháu chỉ muốn công lý,
    Dân chủ và tự do.
    Tự do cho cả chúng,
    Mà chúng, bọn côn đồ

    Lại luôn truy bức cháu,
    Dùng cả cách đê hèn.
    Ngẫm mà thấy phẫn nộ.
    Thấy nhục cho chính quyền.
    Như vậy, tính "châm ngôn", phản biện xã hội trong thơ ông là có vấn đề. Thành thực mà nói, những bài thơ kiều thế này nên cho vào diện cấm xuất bản, đọc chỉ hại não mà thôi.
    Khuyên thầy Tân chân thành nhé, thầy già rồi, nghỉ ngơi đi, đừng làm việc quá sức!
    Nguồn tiengnoitre



    Công dân Việt với tình hình của đất nước

    Recent Post

    Note Đóng lại

    Template Information

    ĐIỆN ẢNH

    Test Footer

    primaryBottomSidebar

    CHÚ Ý

    Translate

    Rank Trafic

    Lưu trữ Blog

    Lượt xem