• ĐỪNG ĐỂ CHỦ TỊCH NƯỚC TRỞ THÀNH HÌNH ẢNH MANG TÍNH BIỂU TƯỢNG!


    vào lúc Chủ Nhật, tháng 6 30, 2013
    Hãy like nếu bài viết có ích →



    Đọc bản dự thảo Hiến pháp lần này có nội dung đề xuất tăng quyền cho Chủ tịch nước, mình cũng suy nghĩ đôi điều.
    Mình thấy một điều lạ là, so với các vị trí khác của bộ máy Nhà nước Việt Nam, Chủ tịch nước thường ít khi để lại điều tiếng xấu, cái mà giới showbiz gọi là scandal.
    Chính trường Việt Nam không phải “sóng yên bể lặng” như người ta tưởng. Với xu hướng ngày càng công khai, minh bạch, những sai lầm, khiếm khuyết của lãnh đạo cấp cao đượ lôi ra “mổ xẻ” ngày càng nhiều.
    Tuy nhiên, ngược dòng lịch sử, ta thấy từ thời cụ Hồ Chí Minh, cụ Tôn Đức Thắng, cụ Võ Chí Công, đến các ông Trần Đức Lương, Nguyễn Minh Triết, Trương Tấn Sang, đều là những người có thực tài, có nhân cách mẫu mực, tâm huyết, được nhân dân cảm mến ( Trường Chinh với Lê Đức Anh có thể có sai lầm, nhưng đó là những sai lầm trong quá khứ của họ, còn khi lên làm Chủ tịch nước, họ vẫn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình).

    Trong khi các đời Tổng bí thư, Thủ tướng, Bộ trưởng có nhiều người giỏi, một số kiệt xuất, nhưng cũng có vị mắc phải sai lầm nọ kia...thì vị trí Chủ tịch nước vẫn luôn đảm bảo được sự ổn định của mình.
    Tại sao lại như vậy? Có lẽ là do ĐCS Việt Nam thận trọng và kỹ lưỡng trong việc lựa chọn nguyên thủ quốc gia. Bởi đó là người đại diện, biểu tượng của đất nước mình trên trường quốc tế. Đã là biểu tượng, đương nhiên phải sáng lung linh. Thử hỏi một quốc gia mà nguyên thủ tham nhũng, lạm quyền, đời tư lắm điều khuất tất, liệu còn không uy tín quốc gia đó trên trường quốc tế?
    Lên mạng đọc các bài viết của mấy nhà "dân chủ", thấy họ đả kích chế độ sâu cay lắm, nhưng lại ca ngợi Chủ tịch nước. Một người cộng sản mà được lòng cả các thế lực chống đối, hẳn người đó không phải tầm thường. Người ta đã lựa chọn nhân sự rất kĩ lưỡng cho vị trí đó.
    Lẽ dĩ nhiên, Chủ tịch nước luôn được ưu tiên lựa chọn là nhân vật nổi bật nhất về tài năng và đức hạnh. 

    Chủ tịch Hồ Chí Minh- lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam
    Song tiếc thay, những rảo cản của luật pháp khiến một con người như thế lại không thể có nhiều quyền năng, chưa thực quyết định được những vấn đề “nóng” của quốc gia, dân tộc. Kể từ khi ban hành Hiến pháp 1959, quyền hạn của Chủ tịch nước đã bị thu hẹp rất nhiều, khiến ngưởi ta có cảm giác nguyên thủ chỉ còn là biểu tượng và đại diện thuần túy của quốc gia mà thôi.
    Thậm chí, nhiều kẻ cơ hội còn lợi dụng uy tín của Chủ tịch nước để làm điều xằng bậy. Chúng phạm sai lầm, gây hậu quả lớn cho nhân dân, rồi lại đem uy tín Chủ tịch nước ra để vỗ về, an uỉ dân chúng. Trong khi với cơ chế hiện hành, Chủ tịch nước biết rõ nhưng cũng chưa thể can thiệp sâu được vào hoạt động của những ban, ngành chuyên môn...
    Đảng nếu đã chọn Chủ tịch nước là người xuất sắc nhất, thì hãy trao cho ông nhiều quyền hạn và trách nhiệm cao hơn. Là nguyên thủ thì phải có thực quyền, không thể là bù nhìn được!
    Smith Peter

    Công dân Việt với tình hình của đất nước

    Recent Post

    Note Đóng lại

    Template Information

    ĐIỆN ẢNH

    Test Footer

    primaryBottomSidebar

    CHÚ Ý

    Translate

    Rank Trafic

    Lưu trữ Blog

    Lượt xem