Trong những ngày vừa qua, toàn dân tộc Việt Nam từ Bắc đến Nam đều đau buồn, thương xót trước sự ra đi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Cũng không cần phải nói nhiều đến công lao của Đại tướng đối với sự nghiệp kháng chiến cứu quốc của dân tộc ta. Trước sự ra đi của Đại tướng, các phương tiện thông tin trong và ngoài nước đều đưa tin và tỏ sự chia buồn cùng với nỗi mất mát của dân tộc Việt Nam. Ấy thế mà, vẫn với cái luận điệu chống phá chính quyền nhân dân Việt Nam, Đài VOA tiếng việt đã cho đăng hàng loạt bản tin và bài viết để bôi nhọ, hạ thấp uy tín của Đại tướng cùng với những đóng góp mà Đại tướng đã hy sinh cả cuộc đời để phụng sự cho Đảng, cho Đất nước.
Nếu thường xuyên theo dõi đài VOA tiếng việt, người nghe rất dễ dàng để nhận ra luận điệu, cách thức quen thuộc mà nhà đài luôn sử dụng để xuyên tạc, nói xấu lãnh đạo và chính quyền nhân dân Việt Nam. Thường thì trong các bản tin được phát sóng cũng như trong các bài viết trên trang chủ http://www.voatiengviet.com/ của mình, VOA luôn nêu ra các tin tức thời sự đang diễn ra trong và ngoài nước rồi tùy thời mà lồng ghép vào đó những tư tưởng trái triều mang tính chủ quan nhằm hướng người nghe đi theo lối suy nghĩ của mình.
Ngày 15/01/2010, trên một bài viết trích dẫn không nguyên vẹn lời của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, VOA tiếng việt đã mập mờ khi đưa không toàn văn các câu nói của người trong cuộc trả lời phỏng vấn do thông tín viên Margie Mason của Thông Tấn Xã AP thực hiện từ cuối tháng 4/2005. Nguyên văn đoạn viết trên VOA: “Theo ông Giáp, giờ đây cần phải mở một cuộc chiến 30 tháng Tư khác để chống nạn nghèo khó và lạc hậu, hầu giúp Việt Nam phú cường hơn”. Cái cách cố tình nói không nguyên văn, thuật lại của VOA đã để người đọc (nhất là những người Việt yêu nước ở hải ngoại) hiểu lệch suy nghĩ của Đại tướng về việc thực hiện phát triển kinh tế ở Việt Nam. Đọc đoạn viết đó người nghe có thể hiểu nhầm ý của Đại tướng về một cuộc chiến 30/4 khác nhất là sau những sự kiện về bo-xit ở Tây Nguyên. Để hiểu ý của Đại tướng, ta cần biết nguyên văn lời phát biểu của người trong cuộc phỏng vấn do Thông tấn xã AP thực hiện: “Việt Nam là một dân tộc anh hùng, nhưng hiện nay vẫn còn là một quốc gia nghèo. Bây giờ chúng tôi đang tiến hành cho một cuộc chiến 30-4 khác chống đói nghèo và đẩy lùi lạc hậu để tạo cho Việt Nam mạnh hơn và thịnh vượng hơn”. Không hiểu dụng ý của VOA là gì khi trích dẫn lại bài phỏng vấn của thông tấn xã AP sau 5 năm, mặt khác, trước đó không lâu, VOA đã cho đăng một loạt các bài viết về việc Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết đơn xin nhà nước xét lại vấn đề boxit ở Tây Nguyên, chưa nói đến thực hư của việc này nhưng cách mà nhà đài đưa thông tin đáng để cho chúng ta phải suy ngẫm về tính chân thực của nó và dụng ý của VOA muốn dẫn người đọc hiểu theo ý của mình.
Bắt đầu từ ngày 04/10/2013, một loạt các bài viết và chương trình phát thanh đã được VOA tiếng việt thực hiện về việc Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời. Ở bản tin VOA ngày 04/10, khi thông báo về sự ra đi của Đại tướng, VOA đã khôn khéo lồng thêm vào đó các thông tin như: “Trên lãnh đạo họ đang họp hay bàn tính thế nên họ đang giữ, chưa đăng tin – Luật sư Nguyễn Thị Dương Hà vợ của Cù Huy Hà Vũ”. Vẫn với cái cách dẫn lời mập mờ, VOA làm cho người đọc cảm thấy Chính quyền Việt Nam có ý che dấu tin Đại tướng qua đời. Trong khi đó, toàn dân Việt Nam thông qua các phương tiện thông tin đại chúng đều được biết Đại tướng qua đời và tỏ lòng tiếc thương chứ không như đài VOA dẫn lời Nguyễn Thị Dương Hà.
Tiếp đó, với phương thức khác, trong bản tin trưa của mình vào ngày 12/10/2013 VOA dẫn lời của anh Thanh - một cư dân Sài Gòn ??? : “Nói rằng khen và tâng bốc ông, thì tôi không khen được đâu. Báo chí ca ngợi ‘Bác Giáp là thiên tài, đó là một số nào người ta nói thôi. Chứ nếu hỏi ý kiến từng người dân, có người họ không quan tâm, còn những người nói ý kiến trái chiều thì sẽ có những ảnh hưởng không tốt với họ. Thật lòng, ý kiến của từng người dân thì không có nghiên cứu nào để biết được. Cho nên, khẳng định rằng nhân dân cảm phục là điều không thể nói được.” và sau đó là anh Nam – một cư dân Thái Bình ???: Tôn trọng, tôn trọng Đại tướng. Còn biết ơn thì chưa chắc. Đôi khi cũng do truyền thông và do…nói quá lên. Do thể chế chính trị từ trước tới nay, vả lại cũng do mọi người cũng dễ dãi với những chuyện như thế. Xét về vai trò của Đại tướng phải xét về quan điểm lịch sử, chứ không nên xét về chuyện thần thánh hóa Đại tướng. Vai trò lịch sử của ông cũng nên xét trong trận đánh 1954 của ông thôi. Về tình cảm, cũng do người Việt Nam mình hay theo phong trào số đông. Vả lại, người Việt mình cũng hay tin, bị ảnh hưởng bởi sự mê hoặc. Nực cười cho những kẻ bịa chuyện để hạ uy tín người khác, VOA đang diễn một trò hề mà chẳng ai bật cười được, chỉ nhìn vào cái cách cho một vài cá nhân không rõ tên tuổi, nơi ở … phát ngôn như thể cả nhân dân Việt Nam chỉ có hai người này là đáng tin là có thể đánh giá được ý kiến của nhân dân Việt Nam đối với Đại tướng sao? Muốn đánh giá phải nhìn vào sự đau buồn hiện lên trên khuôn mặt từ đứa trẻ thơ đến người lính già đến viếng Đại tướng, nhìn vào sự xót thương của toàn dân Việt Nam từ Bắc chí Nam đối với sự ra đi của Người Anh Cả. Ai cũng có thể nhận ra được vị trí của Đại tướng trong tim mỗi người dân Việt Nam, ấy thế mà vẫn có kẻ dùng những thủ đoạn đê hèn muốn bôi nhọ uy tín người. Đại tướng Võ Nguyên Giáp ra đi, không những nhân dân Việt Nam mà bạn bè trên khắp thế giới cũng bày tỏ sự đau buồn cùng nhân dân Việt Nam. Hàng loạt hãng truyền thông lớn trên thế giới liên tiếp đưa tin về Đại tướng và cảm phục trước tình cảm của nhân dân Việt Nam dành cho người như: Bloomberg, Mercury News, Chicago Tribune (Mỹ); Herald Scotland (Anh) Reuters (Anh) Economist (Anh) Tân Hoa Xã (Trung Quốc) … Ấy thế mà những kẻ làm truyền thông ở VOA vẫn diễn những vở kịch giả dối như những tên hề nhằm phục vụ cho mục đích đen tối của mình. Cũng không ngoài mục đích đó VOA lại tiếp tục dẫn lời, bài viết của một loạt những nhân vật như Thượng nghị sĩ J. Mc Cain; Giáo sư Robert Turner thuộc Đại học Virginia ; Bùi Tín … nhằm làm minh chứng cho việc bôi nhọ uy danh của Người. Với những bài viết như: Chiến công của Tướng Giáp nhờ chấp nhận thương vong nặng nề; Tranh cãi về di sản của Tướng Giáp; Chia rẽ quan điểm về Di sản của Ðại Tướng Võ Nguyên Giáp; Tướng Giáp biến Việt Nam thành kiểu mẫu cho các cuộc cách mạng trên thế giới; Tướng Võ Nguyên Giáp, như tôi từng biết …Về những bài viết xuyên tạc, bịa đặt và bôi nhọ uy danh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp này, tác giả sẽ có những bài viết cụ thể vạch mặt sự giả dối của VOA ở các phần sau.
Son-Martin