Hành động ngang ngược của Trung Quốc ở Biển Đông trong hành trình đi tìm vị trí bá chủ thế giới của mình thời gian qua là không còn gì lạ nữa. Với việc coi mình là nước lớn nên Trung Quốc không quan tâm đến lợi ích của các nước liên quan và tự mình hành động sao cho đem lại lợi ích cho mình. Trước những hành động ngang ngược đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến chủ quyền thiêng liêng của Việt Nam thì nước ta không thể vì 16 chữ vàng và 4 tốt mà làm ngơ được nữa. Tại hội nghị Trung ương khóa X, Đảng ta đã ra nghị quyết khóa số 09 về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020. Và tháng 6 năm 2012 thì nước ta cũng đã ra luật biển Việt Nam nhằm khẳng định lại một lần nữa chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Những hành động mang tính pháp lý của nước ta phù hợp với công ước của Liên hợp quốc về luật biển và đã được đông đảo các nước trên thế giới ủng hộ. Nhưng những hành động đó là chưa đủ trước việc Trung Quốc có nhiều hành động ngang ngược lân chiếm hai quần đảo ở nước ta, nước ta cần có nhiều hành động tích cực hơn nữa để khẳng định chủ quyền của mình.
Đường lưỡi bò xâm chiếm Biển Đông của TrungQuốc
Việc để người dân hiểu rõ tầm quan trọng của hai quần đảo này ở nước là là việc hết sức cần thiết và cấp bách để người dân có ý thức hơn nữa trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của nước ta. Sức mạnh của người dân là không thể phủ nhận được, mọi việc của Đảng, Nhà nước ta mà được người dân ủng hộ thì khả năng thành công là rất lớn. Hiện nay một bộ phận không nhỏ người dân vẫn chưa ý thức được về tầm quan trọng của Biển Đông mà đặc biệt là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, hơn nữa việc hai quần đảo này bị Trung Quốc thực hiện nhiều âm mưu để xâm chiếm lãnh lãnh thổ nước ta vẫn chưa được người dân quan tâm nhiều. Do đó việc tuyên truyền cho người dân hiểu rõ về âm mưu thâm độc của Trung Quốc cũng như chủ trương, đường lối của Đảng ta về bảo vệ chủ quyền biển đảo là hoàn toàn cần thiết. Quy tụ sức mạnh của nhân dân chính là hành động đúng đắn và có nhiều hiệu quả nhất, chỉ cần được người dân ủng hộ thì hoạt động của Đảng, Nhà nước ta trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo sẽ có nhiều chuyển biến tích cực.
Tranh thủ sức mạnh trong nước là điều cần thiết, nước ta có thể tập trung vào sự phát triển kinh tế biển đảo bằng việc thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước tập trung vào lĩnh vực kinh tế biển, đặc biệt là việc khai thác dầu khí ở Biển Đông và việc phát triển đánh bắt thủy hải sản trên biển. Việc làm này không chỉ có ý nghĩa là phát triển kinh tế trên biển mà còn có ý nghĩa khẳng định chủ quyền của nước ta trên Biển Đông.
Biển đảo là chủ quyền bất khả xâm phạm của Việt Nam
Trong việc bảo vệ chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của nước ta thì lực lượng bảo vệ biển là lực lượng trực tiếp tiến hành ngăn cản các hoạt động xâm chiếm lãnh thổ biển đảo của nước ta. Hiện nay nước ta đã có hệ thống phòng thủ bờ biển được coi là mạnh nhất Đông Nam Á, nhưng so với nhiều nước trên thế giới thì sức mạnh quân sự trên bờ biển nước ta chưa mạnh. Nước ta cần tập trung nhiều hơn nữa cho lực lượng bảo vệ biển được vững chắc hơn nữa, để trước những đe dọa về sức mạnh quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông thì nước ta có đủ sức mạnh để Trung Quốc phải run sợ.
Không chỉ quy tụ sức mạnh ở trong nước mà nước ta cần có đường lối đối ngoại phù hợp để tranh thủ được sự ủng hộ của nhân dân các nước trên thế giới. Thế giới luôn ủng hộ việc các nước đấu tranh cho bảo vệ chủ quyền và độc lập dân tộc của mình nhưng những cuộc đấu tranh đấy phải là các cuộc đấu tranh chính nghĩa. Do đó việc Nhà nước ta tuyên truyền để các nước trên thế giới thấy được rằng hành động xâm chiếm Biển Đông của Trung Quốc là hành động phi nghĩa, trái lại với luật pháp quốc tế và cần phải lên tiếng chỉ trích. Nhờ đó nước ta có cơ hội thể hiện quan điểm công khai, minh bạch trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo là tôn trọng luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc và luật biển năm 1982 và tinh thần tuyên bố ứng xử chung ở Biển Đông. Khẳng định thế giới rằng Việt Nam không sử dụng vũ lực trong các tranh chấp biển đảo, Việt Nam kiên trì và chủ trương giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. Từ những quan điểm tôn trọng hòa bình và kiên quyết bảo vệ biển đảo của mình thì nước ta nhất định sẽ được các nước trên thế giới ủng hộ và tạo nhiều điều kiện trong việc đưa vấn đề tranh chấp biển đảo ra dư luận quốc tế.
Nếu nước ta cứ đơn phương giải quyết vấn đề tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc thì việc Trung Quốc lợi dụng vị thế của mình để lấn áp Việt Nam, buộc nước ta phải nhượng bộ lãnh thổ là điều sẽ xảy ra. Do đó nước ta cần có đường lối đối ngoại phù hợp, chủ động hơn nữa trong việc đưa vấn đề tranh chấp biển đảo với Trung Quốc ra quốc tế để Trung Quốc không thể dựa vào vị thế của mình mà tự ý quyết định trong việc tranh chấp ở Biển Đông
Việc nước ta tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế là một con đường đúng đắn nhưng trong quá trình tranh thủ sự ủng hộ đó thì Việt Nam cũng cần khẳng định cho nhân dân thế giới biết được rằng Việt Nam thực hiện đường lối đối ngoại này là dựa trên quan điểm độc lập, tự chủ. Vấn để bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông của nước ta không chỉ vì lợi ích trực tiếp mà Việt Nam vốn có ở Biển Đông mà còn vì lợi ích chung của thế giới đó là vì lợi ích an ninh chung cho vấn đề Biển Đông, đó là vị lợi ích hàng hải chung cho thế giới ở khu vực này.
Việt Nam đã và đang có nhiều hành động tích cực để khẳng định và bảo vệ chủ quyền biển đảo của mình, và nhất định sẽ nhận được những kết quả tích cực. Sức mạnh của toàn thể dân tộc Việt Nam là không thể phủ nhận, cộng với sự ủng hộ chính nghĩa của nhân dân thế giới thì chủ quyền biển đảo của nươc ta nhất định sẽ được giữ vững. Lãnh thổ của Việt Nam là thiêng liêng và bất khả xâm phạm, bất cứ nước nào có âm mưa hay hành động nào xâm chiếm đến chủ quyền thiêng liêng của dân tộc Việt Nam thì sẽ đi đến kết cục thất bại mà thôi.
Hunter