• BÀN VỀ “CÁCH MẠNG MÀU” DIỄN RA Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI


    vào lúc Thứ Ba, tháng 3 12, 2013
    Hãy like nếu bài viết có ích →

              

    Theo nendanchu2012
              Chúng ta biết rằng, cách mạng là xóa bỏ cái cũ và thay thế cái mới tiến bộ hơn, là một thay đổi sâu sắc, thường là xảy ra trong một thời gian tương đối ngắn. Các cuộc cách mạng có thể dẫn đến một thay đổi trong các thể chế chính trị - xã hội, hoặc một thay đổi lớn trong một nền kinh tế hay văn hóa. Cách mạng đã từng xảy ra trong lĩnh vực khác nhau như chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội... Các cuộc cách mạng thường được thực hiện dưới sự cưỡng ép của Nhà nước hay quần chúng đông đảo, tạo ra một sự thay đổi về chất trong các ngành, lĩnh vực mà nó diễn ra. Đối lập với cách mạng thường được gọi là phản cách mạng, tức quay lại với cái cũ, trung thành với cái cũ hoặc cái đang tồn tại, hay một sự thay đổi tiệm tiến có kế thừa cái cũ.
    Thông thường các học thuyết bảo vệ cho cách mạng là chủ nghĩa cách mạng, chủ nghĩa xã hội (CNXH), chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa tiến bộ, chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa vô chính phủ và chủ nghĩa công đoàn.
              Trong nhiều ngôn ngữ của châu Âu, các từ mang nghĩa "cách mạng" được bắt nguồn từ revolutio (sự quay) trong tiếng La Tinh thông dụng (Vulgar Latin), từ này có nguồn gốc từ revolvere (quay, xoay) trong tiếng La Tinh. Năm 1390, từ này được du nhập vào tiếng Anh qua từ révolution trong tiếng Pháp cổ, khi đó có nghĩa thuộc lĩnh vực thiên văn học. Các từ cùng gốc La Tinh này trong tiếng Anh và tiếng Pháp bắt đầu mang sắc thái chính trị kể từ thế kỷ 17, đặc biệt là sau cuộc lật đổ vua James II của Anh năm 1688.
              Trong tiếng Hán Việt, cách mạng (革命) có nghĩa "tạo ra sự thay đổi". Theo từ điển Tiếng Việt, cách mạng có nghĩa là cuộc biến đổi lớn trong xã hội nhằm làm thay đổi theo chiều hướng tiến bộ trong lĩnh vực nào đó, như: Cách mạng xã hội chủ nghĩa, cách mạng khoa học - kĩ thuật, cách mạng công nghiệp, cách mạng trên lĩnh vực sinh học…
              Nghiên cứu về cụm từ “cách mạng màu”, ta thấy đây cũng là một phạm trù thuộc cách mạng nói chung. Hiểu về “cách mạng màu” có nhiều cách hiểu, tiếp cận khác nhau. Tuy nhiên xét cho cùng đây là cụm từ đặc biệt xuất hiện, đi kèm gắn với các phong trào chính trị trong một số quốc gia thuộc Liên Xô cũ hay thuộc vùng Balkan trong những năm đầu thập niên 2000. Các cuộc “cách mạng màu” nổi tiếng đã từng diễn ra ở một nước trên thế giới, điển hình như: Cách mạng 5 tháng 10 ở Serbia (2000), Cách mạng Hoa hồng ở Gruzia (2003), Cách mạng Cam ở Ukraina (2004) và Cách mạng Tulip ở Kyrgyzstan (2005)…
              Các cuộc “cách mạng màu” nổi bật với sự tham gia của các tổ chức phi chính phủ (NGO) thu hút đông đảo số lượng sinh viên, học sinh, trí thức, quần chúng nhân dân… trong việc tổ chức các cuộc đấu tranh bất bạo động phức tạp, khó lường, đe dọa trực tiếp đến sự tồn vong, vững mạnh của chế độ chính trị cũng như với Nhà nước ở các quốc gia dân tộc.
              Chủ thể tiến hành các cuộc “cách mạng màu” là: Các thế lực thù địch mà cụ thể là các tổ chức, bộ máy do Mĩ và đồng minh của chúng tiến hành. Với Mỹ, thuyết “Nhân quyền cao hơn chủ quyền hay nhân quyền không có biên giới”, nên Mỹ và phương Tây thường dùng thủ đoạn: “Tạo cớ đến trừng phạt và cuối cùng là thanh trừng” trắng trợn vào công việc nội bộ của các nước có chủ quyền với chiêu bài “can thiệp nhân đạo”.
              Đối tượng áp dụng các cuộc “cách mạng màu” là: các nước, các dân tộc có quan điểm, chủ trương phát triển trái với các lợi ích của các thế lực thù địch, điển hình như: chế độ ở các nước Đông Âu cũ (Grudia, Secbia, Uckraina), ở Bắc Phi - Trung Đông (như Tuynidi, Ai cập…)
              Trình tự tiến hành các cuộc “Cách mạng màu”:
              Một là, Các thế lực thù địch và tay sai của chúng sẽ sử dụng tiền thông qua các quỹ tư nhân, các tổ chức từ thiện để hình thành và phát triển các phe phái đối lập tại các nước sở tại.
              Hai là, tiến hành lựa chọn và nuôi dưỡng các thủ lĩnh đối lập được Mĩ và phương Tây chấp thuận nhằm mục đích liên kết, tập hợp các lực lượng đối lập vốn manh mún, phân tán xung quanh một ứng cử viên thống nhất.
              Ba là, cử đặc phái viên tới các nước sở tại để tổ chức các phong trào vận động, hỗ trợ cho hoạt động chống đối.
              Bốn là, trước ngày bỏ phiếu (hoặc diễn ra các sự kiện quan trọng của đất nước như: bầu nhân sư cấp cao trong bộ máy lãnh đạo Đảng, Nhà nước), phe đối lập tuyên bố chính quyền có gian lận để tạo nghi ngờ, ám thị, tác động đến niềm tin trong quần chúng nhân dân.
              Năm là, trong thời gian bầu cử, lợi dụng các phương tiện thông tin đại chúng (như báo, đài phát thanh - truyền hình, internet, các trang mạng xã hội…) để tổ chức tuyên truyền về một cuộc bầu cử không khách quan, tiến hành thăm dò dư luận tại các điểm bầu cử với phần thắng luôn nghiêng về ứng cử viên đối lập nhằm củng cố thêm nghi ngờ chính quyền trong công chúng.
              Sáu là, khi ứng cử viên thất cử, hô hào quần chúng biểu tình, gây sức ép, đe dọa buộc chính quyền sở tại ủng hộ phe đối lập, đưa ứng cử viên đối lập lên nắm quyền.
              Có thể nhận thấy, “cách mạng màu” là một biện pháp chiến lược thù địch, phản động nhằm lật đổ chế độ, Nhà nước mà Mĩ và Phương Tây cho là đối đầu, bướng bỉnh, chống lại lợi ích của họ. Nhiệm vụ thay đổi chế độ chính trị ở các nước XHCN trên phạm vi toàn cầu (trong đó có Viêt Nam) cũng là một mục tiêu quan trọng hàng đầu, mang tính thường xuyên của các thế lực thù địch. Theo quan điểm của Mỹ và phương Tây, “cách mạng màu” là để thúc đẩy dân chủ, thực hiện dân chủ hóa thế giới, nhưng thực chất đây là một biện pháp chiến lược phản dân chủ, đi ngược dòng lại với sự tiến bộ của thời đại.
              Đặc trưng nổi bật của các cuộc “cách mạng màu” là:
              - Áp đặt quan niệm, giá trị, mô hình dân chủ của Mỹ và phương Tây cho toàn thế giới bằng mọi phương thức, thủ đoạn. 
              - Thành lập các quỹ tài trợ, chi tiền cho các hoạt động mua chuộc, lôi kéo, khống chế các hạt nhân tiêu biểu tích cực, có ảnh hưởng rộng rãi trong quần chúng. Thông qua uy tín của các cá nhân này để tuyên truyền, kêu gọi đông đảo quần chúng nhân dân tin theo. Ngoài ra, chúng cũng sử dụng tài chính nhằm mua phiếu bầu cho ứng cử viên đối lập.
              - Sử dụng tối đa các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền tâm lí, tạo dư luận trong nước cũng như ngoài nước ủng hộ cuộc “cách mạng màu”. Thực tiễn đã và đang diễn ra ở các nước Bắc Phi và Trung Đông cho thấy, các thế lực thù địch đã triệt để lợi dụng các tính năng ưu việt, hiệu quả của các phương tiện thông tin, truyền thông để tuyên truyền nhằm phục vụ cho các hoạt động bạo loạn, lật đổ của chúng. Trong đó, chúng chú trọng sử dụng Internet, nhất là các trang mạng xã hội như: Facebook, Twitter, Yume, Blog, Yahoo…) để hô hào, tuyên truyền rộng rãi kêu gọi nhân dân xuống đường biểu tình nhằm tiến tới tiến hành cái gọi là “Cách mạng đường phố”.
              - Các thế lực thù địch lựa chọn thời điểm thích hợp nổ ra “cách mạng màu” là: Khi bầu cử; khủng hoảng kinh tế xã hội; xung đột dân tộc, tôn giáo; các vụ tham nhũng lớn bị phanh phui; nội bộ chính quyền mất đoàn kết, vi phạm pháp luật…
              Có thể khẳng định rằng, dân chủ, nhân quyền, tự do đều là các quyền thiêng liêng, cao quí của con người. Trong đó, các quốc gia, dân tộc được tự nguyện lựa chọn phạm vi hưởng các quyền trên mà không có bất cứ sự áp đặt hay ràng buộc nào khác. Đó là dân chủ tự nhiên, là quyền bất khả xâm phạm mà thế giới hiện đại trong những năm qua đã mặc nhiên thừa nhận. Mĩ và tay sai của chúng cho rằng như thế là mất tự do, dân chủ, nhân quyền và tự cho mình cái sứ mệnh cao cả là áp đặt các quyền đó theo các giá trị của Mĩ mà không tham khảo, hỏi ý kiến quốc gia chủ quản, làm như vậy là duy ý chí, phản khoa học, phi dân chủ. “Áp đặt”“dân chủ” là hai khái niệm hoàn toàn đối nghịch nhau, và khi đã áp đặt thì đừng nói đến dân chủ, và ngược lại đã là dân chủ thì không bao giờ có áp đặt.
              Đối với nhân dân Việt Nam, tất cả họ đang rất hạnh phúc với các quyền cũng như nghĩa vụ mà chế độ, Nhà nước XHCN mang lại cho dân tộc. Toàn thể nhân dân ta không cần một cuộc “cách mạng hoa nhài”, “cách mạng hoa sen”, “cách mạng hoa mai” hay cách mạng của loại hoa nào khác. Bởi lẻ, họ nhận thức sâu sắc được rằng đây là các cuộc cách mạng do các thế lực thù địch dựng lên với các tên đẹp đẽ của một viễn cảnh tươi lai tươi sáng được vẻ ra nhưng hậu quả từ thực tế thì đã hiện hữu rõ về một kết cục không mấy tốt đẹp như ở nhiều nước (đơn cử như ở Bắc Phi - Trung Đông gần đây). Trước mắt cũng như trong tương lai, nhân dân ta luôn tin tưởng tuyệt đối vào vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nhân dân Việt Nam cùng với nhân dân thế giới tiến bộ đã tỉnh táo hơn, không mắc mưu sâu, kế hiểm của kẻ thù, lên án, kiên quyết tẩy chay, đạp tan cái gọi là “cách mạng màu” của kẻ địch./.

                                                                                              

    Công dân Việt với tình hình của đất nước

    Recent Post

    Note Đóng lại

    Template Information

    ĐIỆN ẢNH

    Test Footer

    primaryBottomSidebar

    CHÚ Ý

    Translate

    Rank Trafic

    Lưu trữ Blog

    Lượt xem