Trung Quốc là một nước lớn và trong thời gian gần đây đang trỗi dậy mạnh mẽ về mọi mặt, trở thành siêu cường quốc về kinh tế thứ 2 thế giới. Trung Quốc có nhiều điều kiện thuận lợi để tiến hành các hoạt động đầu tư phát triển trên các lĩnh vực, đáng chú ý là về quốc phòng. Trong những năm qua, Trung Quốc đã ưu tiên mạnh mẽ nhằm nâng cao sức mạnh quân sự, dương uy với các nước. Trung Quốc đang thực hiện chiến lược hướng ra Biển Đông, nước này đang ưu tiên xây dựng, phát triển lực lượng Hải quân nhằm phục vụ cho chính sách bành trướng của Bắc Kinh trên Biển Đông, o ép các nước trong khu vực. Trung Quốc đang một mực tiến hành nhiều hành động nhằm thực hiện âm mưu “độc chiếm Biển Đông” với thế chủ động chiến lược. Tuy vậy, hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông đã và đang tồn tại nhiều vấn đề đáng chú ý, trong đó có các điểm yếu của nước này về vấn đề Biển Đông cần phải nghiên cứu để chỉ rõ:
Một là, Trung Quốc không có cơ sở pháp lí vững chắc cũng như sự ủng hộ của lịch sử để khẳng định quyền và bảo vệ lợi ích của mình tại các vùng của Biển Đông. Chủ yếu, Trung Quốc dựa vào hiệp thương song phương với các nước liên quan mà ít khi đưa vấn đề Biển Đông ra đàm phán đa phương. Với chủ trương, song phương bàn thảo, mua chuộc, lôi kéo, tranh thủ, vận động riêng lẻ sự ủng hộ của từng nước để từng bước thống nhất lập trường chung của các nước có lợi cho Trung Quốc. Tuy nhiên, có một thực tế là một khi các nước này nuốt lời, Trung Quốc cũng không có biện pháp nào chống lại. Điển hình là Phillippin, một quốc gia thân Mĩ đã có những thay đổi khó lường, phản đối gay gắt hành động của Trung Quốc ở Biển Đông sau khi tổng thống Aquino có chuyến thăm Trung Quốc thời gian vừa qua.
Hai là, Trung Quốc dù có nhiều hành động ngang ngược song vẫn chưa dám tiến hành các hoạt động quân sự bởi lẽ nước này đã cam kết với Mỹ về đề xuất “phi quân sự hóa Biển Đông”. Mặt khác, Mỹ lại đóng quân hoặc có liên minh quân sự với Philippines, Thái Lan hay Singapore, nếu như Trung Quốc khống chế toàn bộ Biển Đông, Mỹ và Trung Quốc sẽ ở vào trạng thái đối đầu quân sự toàn diện tại đây. Đây là một kết cục mà nhà cầm quyền Trung Quốc không mong muốn, luôn né tránh bởi trong bối cảnh hiện nay phải đối đầu với Mĩ là không có lợi về mọi mặt.
Ba là, trên Biển Đông sức mạnh của hải quân Trung Quốc còn tồn tại nhiều điểm yếu mà khó có thể khắc phục trong thời gian gần. Mặc dù đang giữ vị trí “á quân” trên bản đồ quân sự thế giới nhưng rõ ràng Trung Quốc vẫn còn ở một khoảng cách khá xa với nước thứ nhất là Mỹ. Các chuyên gia quân sự thế giới cho rằng Hải quân Trung Quốc hiện chỉ dừng lại ở mức "hạm đội bờ biển" bởi hoạt động viễn dương ít, năng lực chống ngầm, thủy lôi thấp và thiếu sức mạnh của hải quân biển xa.
Hiện nay, Trung Quốc có 74 tàu khu trục và tàu hộ vệ. Nếu tiếp tục duy trì tần suất như hiện tại thì phải 4-5 năm nữa, tất cả các tàu chủ lực của Trung Quốc mới có thể được trải nghiệm thực chiến viễn dương thông qua hoạt động chống cướp biển Somalia. Theo tiêu chuẩn cường quốc hải quân phương Tây, hải quân Trung Quốc rõ ràng chưa đạt. Bên cạnh đó, hải quân Trung Quốc còn có một điểm yếu khác là thiếu các năng lực nền tảng như chống ngầm và chống thủy lôi. Xem xét số lượng tàu ngầm hạt nhân và tàu ngầm thông thường bố trí xung quanh Trung Quốc, nước này đáng lý phải giành nhiều sự ưu tiên hơn cho việc phát triển năng lực tác chiến chống ngầm. Trong vòng 10 năm nữa, các nước châu Á - Thái Bình Dương sẽ có thêm hơn 90 chiếc tàu ngầm. Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, Pakistan và Việt Nam đều sẽ trang bị tàu ngầm hạt nhân và tàu ngầm thông thường đạt tiêu chuẩn tiên tiến của thế giới.
Trong thiết kế, các tàu khu trục và tàu hộ vệ mới hạ thủy thiên về phòng không và chống ngầm, nhưng lại thiếu các sonar cảm ứng tính năng cao cần thiết cho việc dò tìm tàu ngầm tiếng ồn thấp cũng như trực thăng chống ngầm cỡ lớn.
Về năng lực chống thủy lôi, hải quân Trung Quốc thiếu khả năng tự bảo vệ trước thủy lôi đối phương. Hải quân Trung Quốc có thể tiến hành thả thủy lôi quy mô lớn, phong tỏa bờ biển của nước khác hoặc bảo vệ vùng biển của Trung Quốc, nhưng lại không có đủ năng lực để loại trừ thủy lôi của đối phương. Do đó, có thể vì mấy trăm quả thủy lôi của đối phương mà Trung Quốc có thể buộc phải đóng cửa các tuyến đường trên biển.
Về năng lực chống thủy lôi, hải quân Trung Quốc thiếu khả năng tự bảo vệ trước thủy lôi đối phương. Hải quân Trung Quốc có thể tiến hành thả thủy lôi quy mô lớn, phong tỏa bờ biển của nước khác hoặc bảo vệ vùng biển của Trung Quốc, nhưng lại không có đủ năng lực để loại trừ thủy lôi của đối phương. Do đó, có thể vì mấy trăm quả thủy lôi của đối phương mà Trung Quốc có thể buộc phải đóng cửa các tuyến đường trên biển.
Trung Quốc hiện đang đứng thứ 2 thế giới về sức mạnh quân sự dựa trên số lượng vũ khí và binh lính nhiều…
|
Vũ khí của Trung Quốc phần nhiều vẫn là những loại vũ khí lạc hậu, dù đã có nhiều vũ khí, tầu chiến mới nhưng tất cả đều chưa được kiểm nghiệm và đưa vào sử dụng đại trà. Mặc dù tổ chức khá nhiều cuộc tập trận tiêu tốn không ít tiền chi cho hoạt động quốc phòng nhưng rõ ràng Trung Quốc vẫn còn phải toát mồ hôi mới bám kịp các nước Mĩ, Nhật.
Trên đây là 3 điểm yếu cơ bản của Trung Quốc đang gặp phải trong hoạt động tranh chấp trên Biển Đông. Lịch sử ghi nhận nhiều trường hợp thất bại, tự tiêu diệt mình do chính bản thân đang tồn tại nhiều khuyết điểm mà không biết cách hóa giải, khắc phục. Trung Quốc đang vươn lên mạnh mẽ, tuy nhiên muốn có điều kiện phát triển bền vững, bảo vệ các thành tựu trong công cuộc xây dựng XHCN mang màu sắc Trung Quốc họ cần phải tuân thủ luật pháp quốc tế về biển, giải quyết các vấn đề trên cơ sở hòa bình, đảm bảo các quyền và nghĩa vụ pháp lí quốc tế của họ trên Biển Đông.
Phillip Tran.
( Tiengnoitre.blogspot )