Lén lút, "thừa nước đục thả câu", "ỷ mạnh hiếp yếu", coi thường luật pháp quốc tế, bội tín... là những thủ đoạn đê hèn của trung Quốc để đánh chiếm Hoàng Sa của chúng ta. Hoạt động này của Trung Quốc được tiến hành theo các công đoạn khác nhau trong đó nổi bật qua các sự kiện quan trọng như:
Bia chủ quyền trên đảo Hoàng Sa do người Pháp dựng năm1938. Hàng chữ trên bia ghi: Cộng hoà Pháp - Vương quốc An Nam đảo Hoàng Sa năm 1816 - 1938 (1816 là năm vua Gia Long thực hiện chủ quyền của Việt Nam đối với các đảo Hoàng Sa, 1938 là năm dựng bia) - Ảnh HC (chụp lại ảnh tư liệu của UBND huyện Hoàng Sa)
|
Đại Thanh đế quốc vị trí khu hoạch đồ (năm 1909) là một trong số rất nhiều bản đồ cổ của Trung Quốc đã vẽ phần cực Nam Trung Quốc là đảo Hải Nam, không có Hoàng Sa và Trường Sa - Ảnh: HC (chụp lại từ cuốn "Kỷ yếu Hoàng Sa")
|
Quân Pháp rút khỏi Việt Nam sau khi thua trận Điện Biên Phủ và trong thời kỳ Việt Nam chia đôi theo quy định của Hiệp định Genève khiến Trung Quốc, Đài Loan... tranh chấp chủ quyền tại Hoàng Sa và Trường Sa thuộc quyền quản lý, bảo vệ của Chính quyền Việt Nam Cộng hoà (VNCH, giai đoạn 1956 - 1975).
Tàu cá có trang bị vũ trang của Trung Quốc khiêu khích chiến hạm của Hải quân VNCH tại đảo Cam Tuyền thuộc quần đảo Hoàng Sa ngày 15/1/1974 - Ảnh: HC (chụp lại từ cuốn "Kỷ yếu Hoàng Sa"
|
Báo chí Sài Gòn năm 1974 đưa tin Trung Quốc xâm chiếm trái phép Hoàng Sa - Ảnh: HC (chụp lại từ cuốn "Kỷ yếu Hoàng Sa"
|
Trích Tuyên bố 3 điểm của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoa miền Nam Việt Nam ngày 26/4/1974 tại Hội nghị Hiệp thương La Cellesaint Clou - Ảnh: HC (chụp lại từ cuốn "Kỷ yếu Hoàng Sa"
|
Sinh viên Việt kiều ở Pháp biểu tình phản đối Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa - Việt Nam (1974) - Ảnh: HC (chụp lại từ cuốn "Kỷ yếu Hoàng Sa"
|
Ông Phạm Khôi (bên trái, nhân chứng từng sống và tham gia nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển - đảo Hoàng Sa giai đoạn 1969 - 1970) trao tặng Chủ tịch UBND huyện đảo Hoàng Sa Đặng Công Ngữ bức sơ phác về quần đảo Hoàng Sa do ông vẽ theo trí nhớ - Ảnh: HC
|