• CẦN CỤ THỂ HÓA ĐIỀU 4 HIẾN PHÁP


    vào lúc Thứ Ba, tháng 1 22, 2013
    Hãy like nếu bài viết có ích →


    Smith Peter
    Lũ phản quốc già mồm luôn lợi dụng điều này để vu cáo chính quyền Việt Nam độc tài. Cũng bởi thiếu sót trong lập luận của nhà làm luật nên dễ để chúng "thừa nước đục thả câu", rắp tâm phá tan tành đất nước này mới thôi.
    Để tạo chứng lý thuyết phục buộc những "gái đĩ già mồm" kia phải câm miệng, ta phải làm rõ vai trò của Đảng cầm quyền trên cả 2 phương diện: lý thuyết và thực hành cụ thể (tôi kiêng dùng 2 từ lí luận và thực tiễn của chủ nghĩa Mác- Lênin, bởi nó không phản ánh đầy đủ mọi góc cạnh của một vấn đề).

    Về phương diện lí thuyết, cần phải làm rõ định nghĩa về Đảng. Xưa nay chúng ta chưa làm tốt điều này. Giờ tôi hỏi: "Đảng là gì?", liệu mấy người trả lời được thỏa đáng?
    Đảng là tổ chức chính trị- xã hội. Thế là đủ. Vì nó nằm trong một hệ thống các thiết chế chính trị nhưng vai trò không giống Nhà nước, không trực tiếp quản lý quốc gia, mặc dù có lực lượng hùng hậu từ trung ương đến cơ sở nhưng Đảng viên không đồng nghĩa với cán bộ, công chức, không được trả lương, không phải chịu trách nhiệm pháp lý trong công việc chuyên môn của mình. Không phải là cơ quan quản lý chuyên nghiệp, nó chỉ là tổ chức chính trị-xã hội mà thôi.
    Tiếp theo là tính chất. Từ trước cứ nói Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân, giờ không còn đúng nữa, nên bỏ. Đảng cầm quyền hiện nay gồm những con người ưu tú được lựa chọn trong mọi giai tầng xã hội, nên chỉ cần nói nó là đại biểu trung thành của nhân dân lao động là đủ. Chứ Đảng không thể đại diện cho những kẻ lười lao động, những kẻ chống đối, phạm pháp được. Nên nói đại diện cho toàn dân tộc là chưa hợp với tính chất của Đảng.
    Về vai trò, mới chỉ nói Đảng lãnh đạo Nhà nước 1 cách chung chung. Đảng cũng không thể lãnh đạo Nhà nước toàn diện được. Nên nhớ Nhà nước còn 1 cơ quan quyền lực là Quốc hội, nếu để Đảng nhúng sâu vào quá thì Quốc hội nói riêng và các thiết chế khác nói chung thiếu quyền tự chủ, vì đã có nghị quyết của Đảng rồi. Mà nghị quyết của Đảng thường đặt những vấn đề còn lại trong bối cảnh chính trị, rất gò bó.
    Đảng cũng không thể lãnh đạo toàn xã hội được, Đảng chỉ lãnh đạo được Nhà nước thôi. Thực tế cho thấy, muốn lãnh đạo được xã hội, cần sự phối hợp của cả hệ thống chính trị.

    Đảng nên lãnh đạo, định hướng cho Nhà nước về các vấn đề chính trị, nhân sự, tư tưởng. Đó là chuyên môn của Đảng. Đảng cũng phải được quyền kiểm tra, giám sát hoạt động của Nhà nước, bởi lãnh đạo mà không có kiểm tra, giám sát thì chỉ là lãnh đạo miệng, lãnh đạo suông, không ý nghĩa gì hết.
    Theo xu hướng mới, cần có luật cho Đảng. Nên thay từ "trong khuôn khổ" bằng "theo quy định" để biểu thị tinh thần thượng tôn pháp luật.
    Tổng hợp lại, nên sửa điều 4 như sau:
    "Đảng Cộng sản VN là tổ chức chính trị- xã hội, là đại biểu trung thành của nhân dân lao động VN, theo chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; có trách nhiệm lãnh đạo, định hướng Nhà nước về chính trị, nhân sự, tư tưởng, kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan Nhà nước.
    Đảng và các tổ chức chính trị- xã hội khác hoạt động theo quy định của Hiến pháp và pháp luật".

    Công dân Việt với tình hình của đất nước

    Recent Post

    Note Đóng lại

    Template Information

    ĐIỆN ẢNH

    Test Footer

    primaryBottomSidebar

    CHÚ Ý

    Translate

    Rank Trafic

    Lưu trữ Blog

    Lượt xem