• SẮC HOA NGÀY TẾT


    vào lúc Thứ Hai, tháng 1 21, 2013
    Hãy like nếu bài viết có ích →

    Leo

    Ngày Tết được báo hiệu bởi những cơn mưa xuân ấm áp, những lộc non mơm mởn
    trên những cành cây, nhưng quan trọng nhất là sự xuất hiện của những sắc mai
    vàng, sắc hồng đào thắm được bày bán trên vỉa hè của khắp các khu phố. Nếu mai
    là biểu tượng của mùa xuân phương Nam thì ở xứ Bắc, loài hoa vinh dự được chọn
    là hoa đào. Nhà nhà,nơi nơi đều không thể thiếu đi sự tươi tắn của sắc hoa,khoe
    sắc rực rỡ nhất vào mùa xuân,loài hoa được xem như biểu tượng của ngày Tết còn
    mang những ý nghĩa tốt đẹp.Mỗi loài hoa đều có sự tích riêng của nó,sự tích về ý
    nghĩa tốt đẹp mà người xưa dành cho.

    Sự tích về hoa đào:

    Ngày xưa, ở phiá Ðông núi Sóc Sơn, Bắc Việt, có một cây đào mọc đã lâu đời. Cành
    lá đào xum xuê, to lớn khác thường, bóng rậm che phủ cả một vùng rộng.

    Có hai vị thần tên là Trà và Uất Lũy trú ngụ ở trên cây đào khổng lồ này, tỏa rộng
    uy quyền che chở cho dân chúng khắp vùng. Quỹ dữ hay ma quái nào bén mãng lui
    đến ắt khó mà tránh khỏi sự trừng phạt của 2 vị thần linh. Ma quỷ rất khiếp sợ uy vũ
    sấm sét của hai vị thần, đến nỗi sự luôn cả cây đào. Chỉ cần trông thấy cành đào là
    bỏ chạy xa bay. Ðến ngày cuối năm, cũng như các thần khác, hai thần Trà và Uất
    Luỹ phải lên thiên đình chầu Ngọc Hoàng.

    Trong mấy ngày Tết, 2 thần vắng mặt ở trần gian, ma quỷ hoành hành, tác oai tác
    quái. Ðể ma quỷ khỏi quấy phá, dân chúng đã đi bẻ cành đào về cắm trong nhà.Ai
    không bẻ được cành đào thì lấy giấy hồng điều vẽ hình hai vị thần linh về dán trong
    nhà để xua duổi ma quỷ.



    Từ đó, hàng năm, cứ mỗi dịp Tết đến, mọi nhà đều cố gắng đi bẻ cành đào về cắm
    trong nhà trừ ma quỷ. Lâu dần, người Việt quên mất ý nghĩa thần bí của tục lệ này,
    không còn tin mấy ở ma quỷ thần linh như tổ tiên ngày xưa. Ngày nay, hoa đào hoa
    mai tươi thắm khắp nhà nhà vào dịp Tết, và sắc giấy đỏ hồng điều với câu đối hoà
    hợp được trang trí mấy ngày Xuân trong không khí vui vẻ, trong sáng.

    Sự tích về hoa mai:



    Ngày xưa có một cô gái tên là Mai,xinh đẹp,nhân hậu,khẳng khái và rất tinh thông võ
    thuật.Ngay từ khi còn nhỏ,cô đã theo cha mình diệt trừ yêu quái cho dân làng,mang
    lại bình yên cho quê hương,danh tiếng hai cha con được truyền đi khắp mọi nơi.Khi
    bước sang tuổi 18 ,cô gái trở thành người vô cùng xinh đẹp và ngày càng tinh thông
    võ nghệ còn cha cô thì ngày một già yếu đi.Lúc này ma quỷ lại một lần nữa xuất
    hiện,trước sự khẩn khoản của dân làng,cô gái quyết ra tay nghĩa hiệp diệt trừ yêu
    ma.Trước khi lên đường,cô gái được mẹ mình may cho mộ bộ váy áo màu vàng rất
    đẹp,hứa hẹn ngày trở về cô gái sẽ mặc bộ đồ vàng đó để mẹ cô có thể nhìn thấy
    con gái từ xa.

    Cô gái trèo non lội suối tìm cho ra yêu quái để tiêu diệt nó,cuối cùng cũng giết được
    ma quỷ trừ yêu cho dân làng.Nhưng buồn thay,cô gái cũng không thể trở về cùng
    gia đình và dân làng của cô.

    Cảm thương trước tấm lòng hiệp nghĩa của cô gái xinh đẹp,Táo quân đã khẩn
    khoản cầu xin Ngọc Hoàng cho cô gái được trở lại và đoàn tụ với gia đình trong chín
    ngày.Thế là từ đó,cô gái được trở về với gia đình trong hình dáng xinh đẹp nguyên
    vẹn trong vòng chín ngày(từ 28 tháng Chạp cho đến mồng 6 Tết).Về sau khi cha mẹ
    và người thân đều đã qua đời,cô gái không trở về nhà nữa mà nguyện hóa thành
    cây hoa mọc bên ngôi miếu mà dân làng lập nên để cúng bái cô.Thấy cây hoa lạ
    mọc lên bên miếu và cứ trổ hoa vàng rực rỡ suốt chín ngày Tết,dân làng lấy tên cô
    gái đặt tên cho loài hoa vàng đẹp rực rỡ như tấm lòng hiệp nghĩa của cô là hoa mai
    và từ đó,mỗi khi Tết đến xuân về dân làng đều đến miếu chiết nhánh hoa mai mang
    về trồng để xua tà đuổi quỷ,mang lại may mắn cho gia đình.

    Hoa mai thích hợp với khí hậu ở miền Trung và miền Nam nước ta. Mai vàng tượng
    trưng cho sự phú quý, giàu sang. Trong ngày Tết, mọi người thường mua cây (hoặc
    cành) mai vàng nhiều lộc bởi theo quan niệm của phong thủy, hoa mai nở đúng lúc
    giao thừa hay sớm mùng một sẽ mang lại nhiều may mắn, thịnh vượng và hạnh
    phúc sẽ đến với gia đình trong năm đó.

    Nếu miền Nam chuộng hoa mai trong ngày Tết thì miền Bắc nước ta lại thường mua
    những cành đào để trang trí cho căn nhà vào những ngày đầu Xuân. Hoa đào không
    chỉ có tác dụng xua đuổi tà ma mà còn có thể mang đến nguồn sinh khí mới, giúp

    mọi người trong nhà luôn khỏe mạnh và bình an trong năm mới.

    Đào có nhiều loại và có nhiều chuyện thành giai thoại. Đào bích là thứ đào phổ biến
    nhất, cành tròn, như cái ô đặt ngược, hoa thắm đỏ, rải đều trên khắp các cành chi,
    cành tăm, hoa chen nụ, nụ đỡ hoa, như một tình yêu nồng nàn, chan chứa. Có thể
    cắm trong phòng khách sang trọng, phòng lễ tân, trên bàn nhỏ tiếp khách, cũng có
    thể cắm trên bàn thờ làm hương nến thêm lung linh huyền ảo.

    Ngoài thịt quả, các bộ phận khác của cây Đào đều là những vị thuốc quý. Nhân
    hạt Đào (Đào nhân) vị đắng ngọt, tính bình vào 2 kinh tâm và can, có tác dụng phá
    huyết tan ứ, làm tan đờm, nhuận tràng, điều hoà chức năng cơ quan hô hấp, giảm
    ho, chữa bế kinh, đau bụng kinh, cao huyết áp, viêm ruột thừa, tụ huyết sưng đau do
    chấn thương, điều trị chứng tắc nghẽn mạch máu.

    Rễ Đào: Dùng ngoài da chữa sưng đau, sắc uống chữa viêm gan vàng da.

    Nhựa thân cây Đào: Chữa kiết lỵ ra máu, đái tháo đường, viêm phế quản.

    Cành Đào: Chữa sốt rét.

    Lá Đào: Có amygdalin, axit tanic, cumarin. Thường dùng lá Đào diệt sâu bọ: Ngâm
    vào nước tù đọng diệt được bọ gậy, cho vào hố xí diệt được giòi, đun lấy nước chữa
    lở ngứa, ghẻ, viêm âm đạo.


    Hoa Đào: Có tác dụng hạ khí, tiêu báng nước, lợi tiểu. Dầu hoa Đào làm kem bôi
    mặt, da mặt sẽ mịm màng…

    Mùa xuân phải có hoa đào, như mỗi chúng ta, ai chẳng có một tình
    yêu chan chứa trong tim, cũng là hoa kép nhiều tầng cánh như đào
    bích, nhưng hoa nhạt hơn, phơn phớt má hồng, làm ta nhớ đến câu
    thơ Nguyễn Du: ''Lối mòn cỏ lợt màu sương...", nó là màu của má hồng
    trinh nữ, là màu đượm chút phôi pha sương gió, là thanh lịch mà kín đáo
    kiêu kỳ, là nâng niu mà không thể phàm phu bỗ bã. Đào ta là loài đào ăn
    quả, hoa phớt hồng như đào phai nhưng hoa đơn năm cánh, cành mang
    vẻ tự nhiên, nhiều lộc non về sớm trước xuân nên có vẻ sum suê tài lộc.
    Một cành to trong chợ, ta có thể mua một nhánh vừa tầm căn phòng
    ta ở, cưa ngay tại chợ càng vui. Cuối năm, nhiều gia đình ở làng quê
    sang nhà nhau xin một cành đào ta nơi cây đào góc sân hoa bắt đầu
    thưa thớt. Gần tết, nhiều chuyến xe dã chiến từ biên giới về đồng bằng
    ăn tết, sau xe buộc vài cành đào thẳng vút, như cây khô không nụ. Đó
    là thứ đào bạt ngàn biên giới, tháng giêng cho hoa, tháng năm kết quả
    có khoang đỏ hồng như má cô gái Mèo, phơn phớt lông tơ, cắm nó vào
    bình nước sau khi hơ gốc trên ngọn lửa hay than hồng, chỉ qua một hai

    đêm, hoa bừng nở như từ biên giới theo về chuyến xe sau ta không biết,
    nay thành đàn bướm hồng đậu lên cành chi chít.

    Lại hiếm hoi lắm khi sau hàng chục năm mới gặp một cành bạch đào,
    đào mà hoa trắng ngần như tuyết, như bông nõn, mang nguyên vẻ băng
    trinh thanh khiết của tiên giới chưa nhuốm bụi trần. Bạch đào quý vì sự
    trắng trong ấy và quý vì nó hiếm hoi… Mọi cành đào trước khi cắm bình
    đều phải hơ gốc trên than lửa, phải chăng nó giống như người, có gian
    truân đau đớn mới lịch lãm thành công, nở những mùa hoa tươi tắn?


    Công dân Việt với tình hình của đất nước

    Recent Post

    Note Đóng lại

    Template Information

    ĐIỆN ẢNH

    Test Footer

    primaryBottomSidebar

    CHÚ Ý

    Translate

    Rank Trafic

    Lưu trữ Blog

    Lượt xem