• vào lúc Thứ Năm, tháng 1 10, 2013
    Hãy like nếu bài viết có ích →

    Vũ khí Đại Việt mà quân Phương Bắc phiếp sợ


    Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt đã đương đầu và đánh bại rất nhiều kẻ xâm lược hùng mạnh. Trong quá trình lịch sử này, bằng trí thông minh, sáng tạo và tinh thần độc lập, tự cường, cha ông ta đã phát triển nhiều loại phương tiện chiến tranh đặc thù, đạt hiệu quả cao trên chiến trường và khiến kẻ thù phải kinh hãi. 

    Nỏ Liên châu - “súng máy” của người Việt cổ

    Trước nạn ngoại xâm của giặc phương Bắc với số quân rất đông, người Việt cổ với số quân nhỏ hơn rất nhiều lần, vì thế người Việt cổ đã chế ra một loại vũ khí sát thương hàng loạt.
    Thời kỳ Âu Lạc, tướng quân Cao Lỗ sáng chế ra nỏ Liên châu, loại vũ khí sát thương rất lớn với khả năng bắn ra nhiều mũi tên liên tiếp
    với khả năng sát thương hàng loạt rất nguy hiểm khiến quân phương Bắc khiếp sợ suốt một thời gian dài .

    Mô hình nỏ Liên châu do Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam phục dựng năm 2009.
    Loại nỏ này đã được thần thánh hóa với cái tên Linh Quang Kim Trảo Thần Nỏ, gắn với truyền thuyết thần Kim Quy đưa cho An Dương Vương một chiếc móng của mình để làm lẫy nỏ. Bởi vậy mà dân gian thường gọi đây là nỏ thần. 

    Sử tích kể lại, khi Triệu Đà cho quân xâm lược Âu Lạc, chúng đã hứng chịu các mũi tên từ nỏ Liên châu bắn ra như mưa, thây chết chồng chất và phải lui binh. Về sau quân giặc sợ tới mức cứ đem nỏ ra chĩa vào là chúng không dám đến gần. Đương thời, 
    Linh Quang Kim Trảo Thần Nỏ là vũ khí bí mật, là niềm tự hào của nước Âu Lạc  trong cuộc chiến chống xâm lược phương Bắc, bảo vệ bờ cõi..Trong một số thư tịch cổ của Trung Quốc, sự tồn tại của những loại nỏ bắt một phát ra được nhiều mũi tên qua một cái ống như kiểu nòng súng ở nước Việt đã được ghi nhận. 

    Cọc gỗ Bạch Đằng – án tử hình cho đội quân xâm lược

    Năm 938, vua Nam Hán phải thủy quân tràn vào nước ta qua ngả sông Bạch Đằng. Tướng Ngô Quyền đã huy động quân dân đẵn gỗ, đẽo cọc vát nhọn, bịt sắt cắm đầy lòng sông Bạch Đằng ở những chỗ hiểm yếu gần cửa biển tạo thành một trận địa ngầm, hai bên bờ có quân mai phục.




    Cọc gỗ được thủy quân Trần Hưng Đạo chôn dưới sông Bạch Đằng để phá thuyền giặc tại Yên Giang, Yên Hưng, Quảng Ninh.
    Khi nước triều lên ngập bãi cọc, Ngô Quyền dụ quân giặc từ vịnh Hạ Long vào sông Bạch Đằng rồi vờ thua chạy nhử quân địch vào sâu. Đến khi thủy triều rút, ông hạ lệnh cho toàn quân đánh quật mạnh khiến đoàn thuyền hốt hoảng tháo chạy. Đến gần cửa biển thì chúng sa vào bãi cọc nhọn, bị vỡ và bị đắm gần hết và phải nhận lấy kết cục thảm bại.

    Năm 1288, danh tướng Trần Hưng Đạo lại áp dụng trận địa cọc ngầm của Ngô Quyền 350 năm trước. Lần này, những kẻ bị trừng phạt là đạo thủy binh hùng mạnh của quân Nguyên với kết cục là hơn 3 vạn quân và gần 400 chiến thuyền đã bị quân dân nhà Trần tiêu diệt và bắt sống chỉ trong vòng một ngày.

    Với sự uyên bác về thủy văn,tài trí của các tướng quân lỗi lac đã biến những chiếc cọc gỗ thô sơ mọc mạc trở thành thứ vũ khí kinh điển trong lịch sử quân sự Việt Nam cũng như trên thế giới,nó đã để lại cho quân phương bắc một thiệt hại ngoài sức tưởng tưởng và một nỗi ám ảnh khủng khiếp.

    Voi chiến – cỗ xe tăng nguyên thủy

    Là mảnh đất loài voi sinh sống, người Việt đã sớm sử dụng voi như một loại vũ khí đặc biệt trong các cuộc chiến. Tài sử dụng voi trận của người Việt đã được biết đến với hình ảnh “cưỡi voi đánh giặc” của Bà Trưng, Bà Triệu. Thời Tiền Lý, Lý Thường Kiệt đã đưa voi chiến vượt biên giới tham gia chiến đấu ở thành Ung Châu (1075), gây cho quânTống nhiều khốn đốn. Voi cũng theo Trần Hưng Đạo đi đánh giặc Nguyên (thế kỷ 13), tham gia giữ thành Đa Bang trong kháng chiến chống Minh thời Hồ (1406) hay hiện diện trong cuộc trường chinh 10 năm khởi nghĩa của Lê Lợi.
    Khi hành quân, voi là phương tiện chuyên chở vũ khí, lương thảo. Khi chiến đấu, voi trở thành chiến cụ đầy uy lực, có thể dùng vòi, ngà và chân tiêu diệt địch, phá rào luỹ mở đường tiến cho bộ binh. Với ưu thế của mình, voi chiến luôn trở thành nỗi kinh hoàng của quân xâm lược phương Bắc.
    Các đơn vị voi chiến được sử dụng rộng rãi hơn từ thời Trịnh, Nguyễn và đạt đến đỉnh cao vào thời Tây Sơn. Với tài quân sự của mình, Nguyễn Huệ đã biến voi thành một lực lượng hỏa lực cơ động, mang theo đại bác và hỏa pháo trên lưng, thực hiện nhiệm vụ của một phương tiện đột kích đáng sợ. Đó là những thay đổi vượt bậc so với các đội tượng binh thời trước đó.
     Trận đánh điển hình cho tài dùng voi của Nguyễn Huệ là trận Ngọc Hồi - Đống Đa (1789), khi 100 voi chiến của quân Tây Sơn đã làm đội kỵ binh của quân Thanh khiếp đảm, dẫm đạp lên nhau bỏ chạy về đồn. 
    Hình ảnh voi đội hại bác trên lưng được xem như cỗ xe tăng thực sự lúc bấy giờ.


    Những sáng chế vĩ đại của Hồ Nguyên Trừng


    Ở nước ta, thuốc súng xuất hiện khá sớm, được sử dụng trong các lễ hội và cả trong quân sự. Từ cuối thế kỷ 14, quân đội Đại Việt đã được trang bị, sử dụng hoả khí phổ biến và có hiệu quả.

    Đầu thế kỷ 15, Hồ Nguyên Trừng đã kế thừa và cải tiến kỹ thuật đúc súng và chế tạo ra súng Thần cơ (còn gọi là Thần cơ sang pháo), kiểu đại bác đầu tiên ở nước ta. Loại súng này sử dụng đạn đúc bằng chì, gang hoặc đá, có sức xuyên và công phá tốt, hiệu quả sát thương và uy hiếp tinh thần quân địch rất cao.

    Dù Trung Quốc là nơi phát minh ra thuốc súng nhưng trong cuộc xâm lược Đại Việt, quân Minh vẫn không tránh khỏi nỗi kinh sợ trước hoả lực của Thần cơ sang pháo. Khi chiếm được những khẩu pháo này, chúng rất đỗi ngạc nhiên và khâm phục vì Thần cơ sang pháo có nhiều ưu thế hơn hẳn các hoả pháo của quân Minh. 

    Những cỗ Thần cơ sang pháo nhanh chóng được chở về Trung Quốc. Vua Minh lập tức ra lệnh bắt Hồ Nguyên Trừng về làm quan phụ trách chế tạo binh khí, vận dụng phương pháp chế súng thần cơ để trang bị cho quân đội mình.

    Trước họa xâm lăng của nhà Minh, Hồ Nguyên Trừng cũng chế tạo ra thuyền Cổ lâu – một loại thuyền chiến lớn đóng đinh sắt, có hai tầng boong với hàng chục tay chéo và hai người điều khiển một mái chèo. Cổ lâu thuyền vừa được dùng để tải lương, vừa sẵn sàng chiến đấu khi được trang bị súng Thần cơ đầy uy lực.

    Theo mô tả, nếu thuyền bình thường có một đáy, thì Cổ lâu thuyền được làm thêm một “đáy” nữa, chia bụng thuyền làm hai phần: phần dưới để lính chèo thuyền, phần trên giấu lính chiến đấu. Hiện nay tài liệu về những con thuyền Cổ Lâu còn lại rất hiếm hoi.

    chiến hạm Định Quốc
     

    Cuối thế kỷ 18, cuộc cách mạng công nghiệp cùng nhu cầu xâm lược thuộc địa của người châu Âu đã dẫn đến sự ra đời của những của những chiến hạm nhiều tầng pháo, loại vũ khí uy lực nhất trên biển thời ấy. Đối với nhiều triều đại phong kiến phương Đông, những chiến hạm này thực sự là những mối đe dọa khủng khiếp.

    Tự tin trước những con “quái vật” đó, Nguyễn Huệ chủ trương đóng những chiến hạm có sức mạnh tương đương dựa trên việc tiệp thu kỹ thuật tiên tiến của phương Tây và tận tụng tay nghề khéo léo của của những người thợ đóng thuyền ở Đàng Trong. Và chiến hạm khổng lồ Định Quốc (nhà Nguyễn gọi là Đại Hiệu) đã ra đời. Đây thực sự là những pháo đài lớn di động trên biển với khả năng chở được voi chiến và trang bị tới 50 - 60 khẩu đại bác hạng nặng. Vào thời điểm cao trào, thủy quân tây Sơn có gần 20 chiếc “pháo đài” như vậy.
     

    Chaigneau và Barizy, hai sĩ quan Pháp từng trực tiếp giáp mặt với quân thuỷ Tây Sơn đã phải thừa nhận sức mạnh của những chiến hạm Tây Sơn nằm ngoài trí tưởng tượng của họ. Theo họ, số pháo, cỡ pháo và số lính trên các chiến hạm Định Quốc hoàn toàn tương ứng với các hạng chiến hạm hạng nặng ở châu Âu và vượt xa các chiến hạm mà Pháp, Bồ Đào Nha đã cung cấp cho Nguyễn Ánh.
     

    Với những chiến hạm khổng lồ Đinh Quốc, triều đại Tây Sơn đã tạo ra một bước nhảy vọt trong lịch sử kỹ thuật quân sự nước ta.
                                                                                                                                                                                                                                                                                Theo Nguyễn Anh ( nguoiconyeunuoc)

    Công dân Việt với tình hình của đất nước

    Recent Post

    Note Đóng lại

    Template Information

    ĐIỆN ẢNH

    Test Footer

    primaryBottomSidebar

    CHÚ Ý

    Translate

    Rank Trafic

    Lưu trữ Blog

    Lượt xem