• Cảnh giác “cạm bẫy pháp lý” từ bản đồ Trung Quốc


    vào lúc Chủ Nhật, tháng 1 27, 2013
    Hãy like nếu bài viết có ích →
    Văn Nam

    Trung Quốc vừa tuyên bố xuất bản bản đồ theo chiều dọc,
    đưa 130 hòn đảo lớn nhỏ thuộc Hoàng Sa, Trường Sa của
    Việt Nam vào bản đồ lãnh thổ của họ. Đây là một trong
    những “cạm bẫy pháp lý” của Trung Quốc mà chúng ta phải
    hết sức lưu tâm.

    Tân Hoa xã ngày 12-1 loan báo lần đầu tiên Trung Quốc đã in chi tiết các đảo
    ở biển Đông vào lãnh thổ của nước mình. Cùng ngày, Cục Tin tức địa lý đo
    vẽ quốc gia Trung Quốc (NASMG) tuyên bố bản đồ này bao gồm 130 đảo
    lớn nhỏ ở biển Đông. Đặc biệt, Giám đốc Nhà xuất bản Sinomaps Từ Căn
    Tài, tuyên bố: Mục đích ấn hành loại bản đồ mới nhằm tăng cường nhận thức
    của người dân Trung Quốc về lãnh thổ quốc gia, bảo vệ quyền lợi biển của
    Trung Quốc và thể hiện lập trường ngoại giao chính trị của nước này. Tập
    bản đồ mới này do Tập đoàn xuất bản bản đồ Trung Quốc (Sinomaps Press)
    in ấn, dự kiến cuối tháng 1-2013 sẽ phát hành trên toàn Trung Quốc.

    Đây là hành động “biến không thành có” của Trung Quốc nhằm mục
    đích "độc chiếm" Biển Đông. Báo điện tử Infonet trân trọng đăng tải
    bài trao đổi, phân tích của TS Trần Công Trục về vấn đề này:
    Ngày càng nhiều hoạt động “biến không thành có”

    Thông tin có liên quan đến việc Trung Quốc xuất bản bản đồ thể hiện một
    cách chi tiết các đảo trong Biển Đông, bao gồm 130 hòn đảo lớn nhỏ thuộc
    quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nhập vào lãnh thổ
    Trung Quốc, về thông tin này, chúng ta mới được nghe trên các phương tiện
    thông tin. Nội dung cụ thể, quyết định in ấn, cho đến nay, tôi chưa được tiếp
    cận cụ thể. Tuy nhiên, qua việc họ đưa tin về tấm bản đồ này, đặc biệt việc
    Giám đốc Nhà xuất bản bản đồ Sinomaps tuyên bố “Bản đồ này thể hiện lập
    trường chính trị ngoại giao của Chính phủ Trung Quốc”.
    Tôi nghĩ việc họ xuất bản bản đồ lần này với tuyên bố đó thực ra không có gì
    mới. Trong quá trình theo dõi, nghiên cứu Trung Quốc, tôi nhận thấy Trung
    Quốc đã từng làm nhiều lần chứ không phải đây là việc làm lần đầu như một
    số thông tin đã nêu, có khác chăng có thể chỉ là nội dung thông tin và cách
    thức thể hiện… Vì vậy, tôi không ngạc nhiên về tấm bản đồ này. Điều đáng
    quan tâm ở đây là các phương tiện thông tin chính thống của họ lại làm rùm

    beng sự việc này, cùng với phát ngôn khá “hùng hồn” của ông Giám đốc
    Sinomaps. Tại sao như vậy?

    Chúng ta biết rằng, mục đích của việc lam này trong tình hình hiện nay là
    họ muốn phối hợp với một loạt các động thái khác đã diễn ra trong thời gian
    gần đây để cố ý khẳng định Trung Quốc có “chủ quyền lịch sử” đối với khu
    vực biển, đảo nằm trong đường lưỡi bò do họ vạch ra, đang bị búa rìu của dư
    luận lên án vì tính phản khoa học và bất chấp các tiêu chuẩn của Luật pháp
    và thực tiễn quốc tế. Trong khi đó xét về chủ quyền pháp lý 2 quần đảo này,
    Việt Nam đã chứng minh và có đủ căn cứ để khẳng định rằng: “Việt Nam
    là nhà nước đầu tiên đã chiếm hữu và thực thi chủ quyền trên 2 quần đảo
    Hoàng Sa và Trường Sa, việc chiếm hữu và thực thi chủ quyền này là thực
    sự, liên tục, hòa bình…” ngược lại, Trung Quốc không có chủ quyền với 2
    quần đảo này nhưng họ đã dùng hành động quân sự để xâm chiếm như: Năm
    1956, sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, lợi dụng lúc chuyển giao quyền quản lý giữa
    2 miền Nam Bắc, Trung Quốc đã chiếm các đảo phía Đông Hoàng Sa. Năm
    1974, Trung Quốc dùng hải lục không quân đánh chiếm nốt nhóm đảo phía
    tây Hoàng Sa từ tay quân đội VNCH.

    Một sự kiện khác, năm 1988, Trung Quốc đã đưa quân đội xuống hòng chiếm
    đóng các đảo tây bắc Trường Sa của Việt Nam. Đến năm 1995, Trung Quốc
    tiếp tục dùng vũ lực chiếm lấy Đá Vành Khăn phía đông nam quần đảo
    Trường Sa. Để che đậy những hành động xâm chiếm lãnh thổ bằng vũ lực đó
    và sau khi đã đặt chân lên quần đảo Hoàng Sa và một phần quần đảo Trường
    Sa, Trung Quốc đang chuyển hướng triển khai các hoạt động trên mặt trận
    pháp lý và tuyên truyền nhằm hợp thức hóa yêu sách phi lý của họ, đăc biệt
    là nhằm đánh lừa dư luận để tính toán phục vụ cho nhưng bước phiêu lưu
    mới…

    Cần cảnh giác “cạm bẫy pháp lý” từ bản đồ của Trung Quốc

    Bản đồ này cho thấy tham vọng của Trung Quốc và Trung Quốc đang làm
    phức tạp thêm tình hình Biển Đông, đi ngược lại những cam kết rằng các
    bên không làm phức tạp tình hình ở Biển Đông, duy trì ổn định hòa bình trên
    Biển Đông. Qua sự kiện này, có thể nói rằng, cho dù có sự thay đổi nhân sự
    lãnh đạo hay chính thể, Trung Quốc cũng không từ bỏ tham vọng này.

    Trở lại vấn đề bản đồ, khi họ tung ra các loại bản đồ loại này, có thể vì mục
    đích kinh tế, khoa học hoặc du lịch…. các tổ chức, cá nhân, thậm chí có các

    cơ quan nhà nước nào đó vô tình hay cố ý sử dụng bản đồ của Trung Quốc
    thì họ sẽ “vin” vào lý do này để cho rằng các nước đó “công nhận” phần ghi
    trên bản đồ là lãnh thổ của Trung Quốc. Điều này Trung Quốc đã từng thực
    hiện. Thực chất đó chính là “bẫy pháp lý” của Trung Quốc.

    Chính vì thế, việc xuất bản bản đồ và lời tuyên bố của ông Giám đốc Nhà
    xuất bản Sinomaps, Từ Căn Tài, cũng không nằm ngoài kịch bản do Trung
    Quốc dàn dựng và hoàn toàn là hành động thể hiện tham vọng chiếm 80%
    diện tích Biển Đông. Điều quan trọng trong lúc này là phải cảnh giác trước
    những động thái của Trung Quốc và cần phải thông tin cho mọi người hiểu rõ
    bản chất của chúng để không bị sa vào “cạm bẫy” nguy hiểm này!

    Công dân Việt với tình hình của đất nước

    Recent Post

    Note Đóng lại

    Template Information

    ĐIỆN ẢNH

    Test Footer

    primaryBottomSidebar

    CHÚ Ý

    Translate

    Rank Trafic

    Lưu trữ Blog

    Lượt xem