• Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ là tạo hình ảnh “kẻ thù”


    vào lúc Thứ Ba, tháng 3 05, 2013
    Hãy like nếu bài viết có ích →

     Аль-Каида терроризм оружие террористическая организация
          Kẻ thù bên ngoài luôn là một yếu tố quan trọng trong chính sách của Hoa Kỳ. Xuất phát điểm, đó là Liên Xô cũ. khi “giao lưu” với các nước Hồi giáo, Hoa Kỳ khẳng định rằng Liên Xô là kẻ thù của đạo Hồi còn người Mỹ là bạn bè. Sau khi Liên Xô biến mất, bắt đầu giai đoạn kế tiếp. Bây giờ kẻ thù chủ yếu được “chỉ mặt đặt tên là Al-Qaeda”. Hơn nữa, các cuộc tấn công của Al-Qaeda không chỉ nhắm vào Mỹ mà không hiếm khi cả vào đạo Hồi. Tuy nhiên, sau khi Hoa Kỳ bắt đầu chủ thuyết tái lập cái gọi là “Đại Trung Đông”, cũng đã bắt đầu giai đoạn mới. Bây giờ hình ảnh kẻ thù là vài quốc gia và các thủ lĩnh ở khu vực này. Và không quan trọng gì nếu nhà lãnh đạo đó là đối thủ hoặc thậm chí từng là “chiến hữu” của Washington. Xưa kia Saddam Hussein đã từng giao hảo với Washington khi tiến hành chiến tranh chống Iran. Gaddafi trong những năm cai trị cuối cùng cũng có quan hệ chặt chẽ với phương Tây. Mubarak từng là đồng minh của người Mỹ. Nhưng tất cả những yếu tố đó chẳng giúp được họ khi Hoa Kỳ biến thành “đối tượng” trong chính sách tạo ra kẻ thù của họ.
    Washington không cần đến ở Trung Đông và Bắc Phi những quốc gia hùng mạnh, và phải tính sổ. Nhân vật vừa từ chức Giám đốc CIA David Petraeus đã điều trần trước Quốc hội Hoa Kỳ về vụ thiệt mạng của Đại sứ Christopher Stevens ở Benghazi hồi tháng Chín. Những nghị sĩ diều hâu thuộc phái Cộng hòa đã được xoa dịu bằng lời thừa nhận rằng Petraeus “ngay từ đầu” đã nghi ngờ “Al-Qaeda” tham gia vụ tấn công khủng bố. trong chiến lược của Mỹ là thánh hóa tranh chấp . Mỹ là ông Thiện, đối thủ là ông Ác. Ai không theo ta thì đương nhiên là Ác thôi. Chuyện này thật ra không mới gì, Cái mới là biến cố 11-9 biến ông Bush con thành “người hùng” có tính thuyết phục nhất trong tất cả các ông tổng thống Mỹ. Thuyết phục đến nỗi cả thế giới hoài nghi mà người Mỹ vẫn tin. Âu châu không nghe ông, ông nói: đó là Âu châu đã thoái hóa rồi, cho phép ông Bush “phạt” nước Pháp đã dám cản mũi kỳ đà trong chiến tranh Irak. Một số chuyên viên lập pháp trước đó bày tỏ ý kiến rằng, sau cái chết của viên Đại sứ, Mỹ, CIA đã im hơi lặng tiếng không nói gì tới “dấu vết Al-Qaeda” để tránh không làm hỏng hình tượng của ứng viên Barack Obama trước cuộc bầu cử, như là “người hùng chiến thắng Osama bin Laden”. Còn đảng Cộng hòa thì lợi dụng vụ việc ở Benghazi, để nhắc nhở rằng bất kể thông báo khải hoàn về việc tiêu diệt Bin Laden, mạng lưới khủng bố do tên trùm này tạo ra vẫn tiếp tục tác oai tác quái trên thế giới. Như vậy, có nghĩa là công lao của chính quyền Obama trong vụ này cũng chẳng phải là quá to lớn.
    Về địa dư, an ninh của Mỹ an toàn, khác xa các đế quốc trong lịch sử, nằm giữa đại dương, đông tây là biển, bắc nam là đồng minh “yếu kém”, Mỹ mạnh thêm cũng thế thôi, chẳng gây thêm lo sợ cho lân bang, khác với Nga và Trung Quốc ,Các nước nhỏ ở Âu châu không sợ Mỹ mạnh quá, . Nhật đâu sợ Mỹ mạnh, chỉ lo Trung Quốc trồi lên. Vì vậy, anh mạnh nào lăm le trồi lên trong vùng, coi chừng Mỹ sẽ nâng đỡ anh mạnh khác mạnh lên, cân bằng lực lượng. Ðó là chính sách offshore balancing mà Mỹ đã áp dụng trước hai thế chiến ở Âu châu, đứng xa ngoài khơi mà vẫn can thiệp được như thường. Huống hồ ngày nay Mỹ có quân đóng tại chỗ, dù ở Âu hay Á.
    Ðịa dư khác, tương quan lực lượng cũng khác. Các nước nuôi tham vọng bá chủ trong lịch sử chỉ mạnh trên một vài phương diện. Mỹ thì mạnh trên mọi mặt. Lực lượng của Mỹ nằm ở bên kia Ðại Tây Dương, an ninh toàn vẹn, khác với các nước bá chủ ở Âu châu ngày trước, phải chiếm lãnh thổ người khác, phải bảo vệ lãnh thổ của mình. Ngày trước, các nước liên kết chống bá quyền là các nước muốn duy trì trật tự cũ trong khi nước nuôi tham vọng bá quyền là nước muốn thay đổi trật tự kia. Ngày nay, Mỹ là siêu cường bảo đảm trật tự an bài.
            Đáng chú ý là vị trí Giám đốc CIA sau sự ra đi của Petraeus đã được trao cho Michael Morell. Ông này nổi tiếng vì đã giám sát các hoạt động của chiến dịch loại bỏ Bin Laden. Như người ta thông báo, ông này cũng được cho là đã kịp thời báo cáo về việc Saddam Hussein sở hữu những vũ khí nào. Như đã rõ, Hoa Kỳ cáo buộc Saddam Hussein sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt, và gần như đã sẵn sàng sử dụng những loại trang bị nguy hiểm này. Từ nhà lãnh đạo Iraq, người ta đã dựng lên hình mẫu kẻ thù độc ác nhất của Hoa Kỳ và của toàn nhân loại. Bất chấp mọi thứ logic, người ta nói rằng Saddam là chiến hữu thân thiết của al-Qaeda. Năm 2003, quân đội Mỹ xâm nhập Iraq và không tìm thấy vũ khí cấm cũng như chẳng có bằng chứng nào về mối liên kết Saddam-al-Qaeda. Tuy nhiên, việc đề ra đã được hoàn thành. Trong một thời gian rất dài “Al-Qaeda” được sử dụng như kiểu một con ngoáo ộp mà cuộc chiến chống lại thế lực ở khắp nơi, sẽ biện minh cho bất kỳ hành động nào của người Mỹ.
    Phương Tây và các nhóm Hồi giáo cực đoan đã cùng chiến đấu ở Libya, và điều tương tự đang diễn ra ở Syria. Có thể không ngẫu nhiên mà Osama bin Laden đã “chính thức bị giết” vào đúng lúc này, để nhường chỗ cho một kẻ thù mới?
    Mấu chốt của chính sách Mỹ ngày nay nằm ở đấy. Thế giới đã thu về một mối, một cực, không phải cực Tây phương mà là cực Mỹ quốc. Mỹ không cần Âu châu, và đã chứng tỏ không cần cả NATO, vẫn thống trị được cả thế giới. Cho nên vấn đề chiến lược của Mỹ trong tình trạng nhất cực hiện nay là duy trì ưu thế nhất cực đó. Trước đây, các tác giả Mỹ – và cả chính quyền – dùng chữ “lãnh đạo” (leadership) để chỉ vai trò số 1 của Mỹ. Nhiệm vụ phải quyết định liên kết, liên kết không được quyết định nhiệm vụ. Chính sách an ninh không đặt nền móng trên việc đánh giá đe dọa mà là trên căn bản khả năng tấn công. Nghĩa là không cần nhắm trước tiên đến việc định nghĩa đe dọa nào là thật sự và cấp bách mà nhắm vào việc xây dựng một khả năng quân sự chiếm ưu thế vĩnh viễn cho phép nước Mỹ đạt được khả năng đánh gục bất cứ kẻ nào cả gan thách thức. Với chính sách mới này, ông Bush đã oanh liệt tuyên bố trong diễn văn West Point rằng Hoa Kỳ thay thế chính sách ngăn đê cổ điển (containment) bằng chính sách đánh phòng ngừa: tấn công là phương pháp phòng vệ tốt nhất. Sức mạnh có thể làm được tất cả: có quân đội tấn công, rồi cũng sẽ có quân đội chống hỗn loạn mà mục đích là lập lại trật tự xã hội sau một chiến tranh kiểu Irak.
             Hình mẫu “kẻ thù của toàn thể nhân loại văn minh” trong nền chính trị của Mỹ hiện hữu một cách bất biến. Việc đưa nhân vật nào vào vai trò kẻ thù như vậy dựa theo yêu cầu cụ thể của từng thời điểm. không cần đến ở Trung Đông và Bắc Phi những quốc gia hùng mạnh, và phải tính sổ. Hoa Kỳ muốn các nước ở đây có nhà lãnh đạo hoàn toàn phụ thuộc vào Washington. Bây giờ phương Tây vội vã đứng vào trong cùng một liên minh chống lại Iran. Vì thế, kẻ thù là tất cả những ai có thể đứng về phía người Iran, còn tương ứng, bạn bè sẽ là những ai tỏ thái độ thù địch với Tehran. Tuy nhiên có thể biết trước rằng đây chỉ là thứ liên minh tạm bợ. Và bạn bè ngày hôm nay cũng có thể sẽ thành kẻ thù ngày mai – nhiều khả năng sẽ là như vậy, bởi trong đường lối của Hoa Kỳ không khi nào vắng bóng một kẻ thù để gán mọi tội lỗi và thất bại” Chẳng ai có lợi để phá trật tự cũ; cũng chẳng ai có lợi để lôi kéo kẻ khác vào chuyện phiêu lưu này. Tuy nhiên, ở Mỹ không ai nói thành lời những điều cơ bản. Mà đó chính là việc “cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố” đã và đang tiến hành, kể cả từ thời chính quyền thuộc đảng Cộng hòa, không những thiếu hiện thực, mà còn quá nhiều chất giả tưởng.

    Theo amaritx

    Công dân Việt với tình hình của đất nước

    Recent Post

    Note Đóng lại

    Template Information

    ĐIỆN ẢNH

    Test Footer

    primaryBottomSidebar

    CHÚ Ý

    Translate

    Rank Trafic

    Lưu trữ Blog

    Lượt xem