Theo nendanchu2012
Trong
các văn kiện quan trọng nhất của Đảng đều khẳng tư tưởng chính trị là ánh sáng dẫn
dắt cuộc đời mỗi cán bộ, đảng viên. Tư tưởng chính trị được đề cập trong nhiều
văn bản, chỉ thị, nghị quyết của Đảng ta mà gần đây nhất là Nghị quyết Trung
ương 4 “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”. Nghị quyết Trung
ương 4 đã phản ánh toàn bộ trạng thái tư tưởng của tổ chức Đảng và đảng viên đối
với toàn bộ hệ thống các quan điểm chỉ đạo, đường lối chính trị, đường lối cầm
quyền của Đảng ta đã được xác lập trong Cương lĩnh chính trị; Điều lệ Đảng, Nghị
quyết, Chỉ thị, quy định, kết luận do Đảng ban hành hoặc được thể chế hóa thành
các quy định của pháp luật do các cơ quan quyền lực Nhà nước ban hành. Trạng
thái tư tưởng về chính trị tồn tại ở các cấp độ khác nhau: Kiên định, không
kiên định, dao động, suy thoái.
Sự
suy thoái về tư tưởng chính trị thể hiện rõ nhất ở sự phai nhạt lý tưởng, dao động,
mất niềm tin vào đường lối của Đảng. Sự suy thoái về tư tưởng chính trị không
phải là một khái niệm trừu tượng mà nó biểu hiện rất cụ thể trong một bộ phận
không nhỏ cán bộ, đảng viên. Trong thực tiễn, suy thoái về tư tưởng chính trị
biểu hiện ở nhiều cấp độ như: Dao động về lập trường quan điểm, nhất là trước
những vấn đề mang tính nguyên tắc, dẫn đến suy giảm tinh thần đấu tranh, né
tránh, cơ hội; thấy biểu hiện công kích Đảng và Nhà nước không dám đấu tranh,
thậm chí đây đó còn a dua phụ họa. Sự hoài nghi về lý tưởng Cộng sản, về con đường
đi lên CNXH, hoài nghi về các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước. Nhìn nhận mọi nỗ lực cải cách của Đảng, của Nhà nước với góc nhìn bi
quan, không tin tưởng.
Sự
suy thoái được biểu hiện cụ thể là: Thờ ơ về chính trị, bàng quan, vô cảm trước
vận mệnh của Đảng và dân tộc. Những cán bộ, đảng viên này chỉ lo vun vén cho lợi
ích cá nhân, né tránh trách nhiệm, không dám đấu tranh với những quan điểm,
hành động sai trái; không chịu học tập nâng cao nhận thức về chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước; bề ngoài vẫn nói về CNXH nhưng bên trong thì không tin; trước những
khó khăn của đất nước thường dao động, mất niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, sự
điều hành của Chính phủ, luôn tỏ thái độ chê bai người khác, không thấy trách
nhiệm của mình, cho mình “vô can” trước những yếu kém, của cơ quan tổ chức nơi
mình công tác. Khi bị đối tượng xấu tác động thường không đủ sức “đề kháng”, dễ
bị lôi kéo vào các hoạt động chống lại Đảng, chế độ. Đây là biểu hiện suy thoái
về tư tưởng chính trị ở mức độ thấp. Tuy nhiên, số cán bộ, đảng viên loại này lại
chiếm số đông.
Một
số cán bộ, đảng viên biến chất về chính trị, công khai phê phán bác bỏ chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước; đòi đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, ca ngợi
CNTB. Số cán bộ, đảng viên này thường lợi dụng các diễn đàn, các cuộc tọa đàm,
hội thảo khoa học, các phương tiện truyền thông, internet, lợi dụng việc góp ý
với Đảng, phản biện xã hội để bày tỏ quan điểm sai trái của mình. Đáng chú ý,
những biểu hiện suy thoái này không chỉ ở một bộ phận cán bộ, đảng viên công chức
mà còn diễn ra ở những cán bộ, đảng viên trước đây đã có quá trình đi theo Đảng,
có cống hiến cho cách mạng nay đã nghỉ hưu nhưng do bất mãn cá nhân, thiếu bản
lĩnh chính trị, thiếu thông tin nên ngộ nhận, phụ họa theo các quan điểm sai
trái; có người viết hồi ký cho rằng trước đây bản thân mắc sai lầm trong thực
hiện nhiệm vụ nay “sám hối”, “phản tỉnh”. Đây là loại rất nguy hiểm, vì họ là
người có trình độ, có vị thế xã hội và quá trình cống hiến cho cách mạng nên tư
tưởng, hành động của họ tác động rất lớn đối với cán bộ, đảng viên và các tầng
lớp nhân dân.
Những cán bộ đảng viên biến chất về chính trị
có các hoạt động móc nối với các thế lực thù địch, bọn phản động người Việt lưu
vong để chống lại Đảng, dân tộc và chế độ XHCN ở nước ta. Số này ngoài việc
công khai biểu hiện quan điểm chống lại Đảng, Nhà nước, còn viết bài, cung cấp
tài liệu về tình hình trong nước để các thế lực thù địch chống Việt Nam. Một số
đối tượng đã móc nối hoặc tham gia các tổ chức phản động người Việt ở nước
ngoài.
Sự
suy thoái về tư tưởng chính trị dẫn đến nguyên tắc tập trung dân chủ - nguyên tắc
tổ chức cơ bản của Đảng bị buông lỏng, vừa không phát huy được dân chủ, vừa mở
đường cho sự độc đoán, chuyên quyền phát triển. Tự phê bình và phê bình, quy luật
tồn tại và phát triển của Đảng ta, không còn được coi là nguyên tắc tối thượng
trong sinh hoạt Đảng. Tệ nạn tham nhũng, lãng phí cục bộ, bản vị diễn biến phức
tạp. Khi tư tưởng chính trị của cán bộ, đảng viên đã suy thoái, thì họ sẵn sàng
đặt lợi ích cá nhân, “lợi ích nhóm” lên trên lợi ích quốc gia, dân tộc và sẽ phạm
sai lầm, khuyết điểm cả ở khâu đề ra chủ trương, chính sách và khâu tổ chức thực
hiện trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh.
Như
vậy, suy thoái tư tưởng chính trị là vô cùng nguy hiểm đối với một Đảng chính
trị cầm quyền lãnh đạo hiện nay. Đấu tranh với những loại người này là rất khó
khăn, phức tạp, nhạy cảm, cần thời gian dài diễn ra ở mọi lúc mọi nơi của thực
tiễn công tác đời sống xã hội. Trong đó, chú trọng phát huy vai trò của thủ trưởng
cấp ủy Đảng, chính quyền trong đấu tranh với mọi biểu hiện, hành vi của suy
thoái tư tưởng chính trị, đồng thời tiên phong, gương mẫu cho cấp dưới phải noi
gương, học tập./.