Người Việt Nam, ai cũng biết chùa Một Cột.
Đó là một ngôi chùa cổ độc đáo, đã từng xác lập kỷ lục châu Á vì kiến trúc độc đáo của nó. Nói tới Hà Nội, người ta nghĩ đến ngay Hồ Gươm và chùa Một Cột.
Rất tiếc, đã nhiều năm qua, ngôi chùa này đã xuống cấp nghiêm trọng, người trụ trì, các phật tử và người dân cả nước đều hết sức lo lắng cho số phận của ngôi chùa này. Với hiện trạng, ngôi chùa cần được trùng tu, tôn tạo và đó là nhu câu cực kỳ bức xúc. Bởi nếu không nó sẽ chỉ còn là phế tích. Bằng không, với sự nhiệt tình lo lắng của các phật tử, ngôi chùa sẽ được tự trùng tu với số kinh phí hoàn toàn là của người dân và lẽ dĩ nhiên nó sẽ trở thành phiên bản chùa "Trăm gian thứ hai". Với cách làm này, vai trò quản lý nhà nước đối với các di tích lịch sử văn hóa trở nên mờ nhạt và bị đặt ra bên ngoài cuộc chơi.
Mấy hôm rồi dư luận nóng lên với là thư "dọa" chính quyền của nhà sư trụ trì là Đại đức Thích Tâm Kiên. Nội dung thư thể hiện trách nhiệm của người dân với di tích này nhưng đồng thời thể hiện sự bức xúc trước thái độ được coi là thờ ơ của ngành văn hóa Hà Nội thông qua cách hành văn kiểu "tối hậu thư". Theo đó thời hạn “chờ giải quyết” do nhà chùa đưa ra là 30 ngày, kể từ khi đơn được viết vào ngày 3/5/13.
Đại đức Thích Tâm Kiên chỉ vào những chỗ dột tại chùa Một Cột |
Sự bức xúc với lời lẽ kiểu tối hậu thư ấy hóa ra lại có hiệu ứng bất ngờ. Ngay khi lá thư trên được gửi đi và được đăng tải trên mạng, nó đã nhận được sự quan tâm hết sức nồng nhiệt của người dân với những comment khá quyết liệt. Và cũng rất nhanh, lá đơn trên đã lập được kỷ lục mà hàng chục lá đơn khác không thể cất tiếng nói của mình trong nhiều năm.
Sự thực ấy đã khiến cho các nhà quản lý như ngồi trên đống lửa và ngay sau đó 3 ngày, Cục Di sản đã có công văn số 264/DSVH-DT đề nghị Sở VH,TT& DL Hà Nội hướng dẫn các cơ quan chức năng quận Ba Đình và Đại đức Thích Tâm Kiên khẩn trương hoàn thiện dự án tu bổ chùa Một Cột, kèm theo đó là lời hứa sẽ có các tổ công tác của Phòng VH,TT& DL quận Ba Đình, Ban quản lý dự án chùa Một Cột, các chuyên gia của Ban Quản lý Di tích và Danh thắng Hà Nội, cán bộ phòng văn hóa quận Ba Đình sẽ tới chùa vào ngày 8/5 để kiểm tra sự xuống cấp của ngôi chùa danh tiếng này.
Sự thực ấy đã khiến cho các nhà quản lý như ngồi trên đống lửa và ngay sau đó 3 ngày, Cục Di sản đã có công văn số 264/DSVH-DT đề nghị Sở VH,TT& DL Hà Nội hướng dẫn các cơ quan chức năng quận Ba Đình và Đại đức Thích Tâm Kiên khẩn trương hoàn thiện dự án tu bổ chùa Một Cột, kèm theo đó là lời hứa sẽ có các tổ công tác của Phòng VH,TT& DL quận Ba Đình, Ban quản lý dự án chùa Một Cột, các chuyên gia của Ban Quản lý Di tích và Danh thắng Hà Nội, cán bộ phòng văn hóa quận Ba Đình sẽ tới chùa vào ngày 8/5 để kiểm tra sự xuống cấp của ngôi chùa danh tiếng này.
Chả biết có đi đến đâu hay không, nhưng cái "tối hậu thư" và "phản ứng nhanh" của cơ quan chức năng đã phần nào làm cho người dân yên tâm hơn.
Xin không bàn thêm về cách hành xử của phía nhà chùa, nhưng nếu không có nó thì chắc chắn không có phản ứng tích cực đến như vậy, và nếu như lời hứa không đi đôi với việc làm thì quyết tâm của nhà chùa có thể sẽ là một hành vi trái luật sau ngày 30/5 tới.
Đại đức Thích Tâm Kiên cho biết:
Đại đức Thích Tâm Kiên cho biết:
Tôi quá bức xúc nên làm đơn như vậy. Nhưng thực tế, nhà chùa cũng tin rằng các cơ quan có thẩm quyền sẽ chính thức trả lời ngay, chứ không tiếp tục để câu chuyện chìm đi. Và điều tôi mong muốn là ngôi chùa được đồng ý để tiến hành trùng tu tổng thể, chứ không phải chỉ là đảo ngói chống dột theo kiểu chữa cháy.
Thực tế là từ đầu năm 2009, quận Ba Đình đã có công văn cho phép Ban Quản lý dự án quận Ba Đình nghiên cứu tu bổ, tôn tạo di tích chùa Một Cột với kinh phí 31 tỉ đồng. Dự án hiện nay vẫn chưa hề triển khai – dù theo dự kiến phải hoàn thành vào năm 2012 với lí do do chưa thống nhất được phương an trùng tu và thiết kế.
Chủ tịch UBND quân Ba Đình Đỗ Viết Bình khẳng định:
Một vấn đề mà LâmTrực@ quan tâm đó là cốt nền của ngôi chùa. Hiện tại, ngôi chùa đang ở đúng vùng trũng nhất của cả khu vực, nếu đứng trên mặt đường thì người ta chỉ có thể nhìn thấy phần mái ngang tầm mắt. Dó đó LâmTrực@ ủng hộ ý kiến của nhà chùa trong việc nâng cao cốt nền cho ngang với mặt đường, thậm chí là cao hơn và việc thiết kế nó không có gì là khó khăn. Hãy sang bên Thái lan, Lào, Cămphuchia hay bên Tàu, chúng ta đều thấy cốt của các ngôi chùa rất cao so với mặt đường và điều này làm cho ngôi chùa thêm uy nghi, đẹp đẽ.
Chủ tịch UBND quân Ba Đình Đỗ Viết Bình khẳng định:
Từ năm 2008 tới nay, 4 cuộc hội thảo liên tiếp về phương án trùng tu chùa Một Cột đã được tổ chức nhưng vẫn chưa đạt được sự thống nhất cao. Do vậy, phía quản lý vẫn tiếp tục thu thập tài liệu và xin ý kiến các chuyên gia để tìm được “đáp số” hợp lý cho việc trùng tu này.Qua tìm hiểu, LâmTrực@ biết số tiền 31 tỉ trên dự kiến trùng tu khu chùa Một Cột được lấy từ ngân sách Nhà nước. Theo Đại đức Thích Tâm Kiên, để mọi chuyện được tiến hành nhanh, phía nhà chùa sẵn sàng đứng ra kêu gọi các nguồn vốn xã hội hóa để đóng góp một nửa số tiền trên. “Thậm chí, nếu phải tự lo toàn bộ 31 tỉ đồng, chúng tôi cũng chấp nhận đi xin kinh phí đóng góp, miễn là mọi chuyện được tiến hành khẩn trương và đúng nguyên tắc”.
Một vấn đề mà LâmTrực@ quan tâm đó là cốt nền của ngôi chùa. Hiện tại, ngôi chùa đang ở đúng vùng trũng nhất của cả khu vực, nếu đứng trên mặt đường thì người ta chỉ có thể nhìn thấy phần mái ngang tầm mắt. Dó đó LâmTrực@ ủng hộ ý kiến của nhà chùa trong việc nâng cao cốt nền cho ngang với mặt đường, thậm chí là cao hơn và việc thiết kế nó không có gì là khó khăn. Hãy sang bên Thái lan, Lào, Cămphuchia hay bên Tàu, chúng ta đều thấy cốt của các ngôi chùa rất cao so với mặt đường và điều này làm cho ngôi chùa thêm uy nghi, đẹp đẽ.
Đang viết entry này, LâmTrực@ được một nhà báo cho biết, vào cuối tháng 5/2013 sẽ có một cuộc hội thảo do UBND quân Ba Đình tổ chức để giải quyết nguyện vọng của ngừoi dân về trung tu di tích chùa Một Cột.
Thiết nghĩ, đó là tín hiệu đáng mừng.
Thiết nghĩ, đó là tín hiệu đáng mừng.
Theo LâmTrực@( Trelang)