TQ coi Biển Đông là một trong những “lợi ích cốt lõi” của mình như vấn đề Tây Tạng, Đài Loan và Tân Cương. Điều đó có nghĩa Biển Đông là một phần chủ quyền của TQ và TQ sẽ áp dụng các biện pháp quân sự để bảo vệ “lợi ích cốt lõi” của mình. Âm mưu ý đồ “độc chiếm Biển Đông” của TQ ngày càng thể hiện rõ, đặc biệt là sự kiện năm 2009, TQ đưa ra yêu sách đòi chủ quyền theo “đường lưỡi bò” (hay còn gọi là “đường 9 đoạn” hoặc “đường chữ U”). “Đường lưỡi bò” do chính quyền quốc dân Đảng vẽ năm 1974, về phạm vi hoạt động đánh bắt hải sản của ngư dân TQ, nhưng sau đó phía TQ viện cớ “đường lưỡi bò” để thực thi yêu sách đòi chủ quyền. “Đường lưỡi bò” không có căn cứ pháp lý, hoàn toàn áp đặt.
Việt Nam khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Những việc trên của phía Trung Quốc nhằm bành trướng và độc chiếm biển đông đã xâm phạm chủ quyền của Việt Nam và các nước trong khu vực, trái với công ước biển. Việt nam yêu cầu TQ cần tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế, tôn trọng Hiến chương Liên Hợp Quốc, tôn trọng các quy định của Công ước Luật Biển năm 1982, giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, thực hiện đầy đủ các cam kết trong DOC, tiến tới xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), với Thỏa thuận nguyên tắc cơ bản giải quyết các vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc, việc không tuân thủ Tuyên bố cấp cao giữa ASEAN - Trung Quốc kỷ niệm 10 năm DOC và vi phạm DOC, gây căng thẳng và làm phức tạp tình hình ở Biển Đông”.
Trên biển, hiện nay TQ tăng cường sức mạnh Hải quân, dân sự hóa hoạt động tuần tra, kiểm soát và sử dụng lực lượng này tấn công, cản phá hoạt động kinh tế của ta trên Biển Đông, cố ý tạo khu vực tranh chấp mới trong cùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, gia tăng áp lực ép ta chấp nhận “gác tranh chấp, cùng khai thác” theo các điều kiện của TQ. Điều này thể hiện dã tâm trong chiến lược bành trướng của TQ đối với biển đông do vậy Trước tham vọng kiểm sát Biển Đông, hiện thực hóa “đường lưỡi bò”, Trung Quốc đã và sẽ tiếp tục hành xử bất chấp Luật pháp quốc tế, do vậy Việt Nam phải có hành động kiên quyết: Một mặt, chúng ta kiên trì các giải pháp hòa bình, phù hợp với quy định của Luật pháp Quốc tế, đặc biệt là công ước Liên hiệp quốc về Luật biển năm 1982, nhưng kiên quyết không nhân nhượng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nước ta đã được công ước quốc tế thừa nhận. Mặt khác, chuẩn bị sẵn sàng đối phó chủ động trong mọi tình huống bất ngờ về xung dột vũ trang có thể xảy ra.
Nguồn Tiengnoitre