NHẬT MINH
Khu du lịch hồ Tam Chúc
thuộc xã Ba Sao huyện Kim Bảng, cách thị xã Phủ Lý khoảng 12km trên tuyến quốc
lộ 21A tiếp giáp với Hòa Bình và cách khu du lịch Hương Sơn khoảng 3km đường
leo núi.
Tổng diện tích khu du lịch (đã mở rộng) là 4.000 ha, riêng diện tích hồ là trên 600ha. Khu vực hồ Tam Chúc đang được tiến hành lập quy hoạch xây dựng dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo ra khu du lịch sinh thái nghỉ cuối tuần bao gồm các sản phẩm du lịch chính là: du lịch trên hồ, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch leo núi, thể thao và vui chơi giải trí
Tổng diện tích khu du lịch (đã mở rộng) là 4.000 ha, riêng diện tích hồ là trên 600ha. Khu vực hồ Tam Chúc đang được tiến hành lập quy hoạch xây dựng dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo ra khu du lịch sinh thái nghỉ cuối tuần bao gồm các sản phẩm du lịch chính là: du lịch trên hồ, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch leo núi, thể thao và vui chơi giải trí
Từ vẻ đẹp hoang sơ và kỳ thú
Tam Chúc – Ba Sao chính được thiên nhiên ban tặng vẻ đẹp hoang sơ
và kỳ thú. Từ trên cao nhìn xuống, Tam Chúc đẹp như một bức tranh thủy mặc
khổng lồ với những đường nét hoàn toàn tự nhiên do tạo hóa sắp đặt. Đến đây vào
mỗi buổi sớm mai, ngắm nhìn mặt nước, cành cây, ngọn núi… bồng bềnh trôi trên
mặt sương mù, ta có cảm giác như đặt chân tới chốn bồng lai tiên cảnh. Khi
hoàng hôn đổ bóng, mặt hồ lăn tăn gợn sóng, phản chiếu bóng núi, mây trời khiến
cảnh vật càng trở nên lung linh, huyền ảo trong muôn vàn tia nắng. Là một trong
những hồ nước ngọt tự nhiên có diện tích rộng nhất nước ta, hồ Tam Chúc còn có
thảm thực vật phong phú và những ngọn núi nhỏ. Đến Tam Chúc, nhiều người không
khỏi ngỡ ngàng khi nhìn từ xa, núi này có dáng tựa như người đàn ông khổng lồ
đang quỳ gối, núi kia trông lại như thảm chuông lớn đang ngân vang giữa núi
rừng. Thong thả du thuyền giữa lòng hồ, du khách vừa được chiêm ngưỡng vẻ đẹp
núi non kỳ vĩ, vừa nghe những câu chuyện đầy màu sắc huyền thoại đã từng gắn bó
hằng trăm năm với những địa danh nơi đây, như: hồ Lục Nhạc, núi Thất Linh, chùa
Ba Sao, thung Vạc, hồ Tay Ngai…
Hồ Tam Chúc
|
Ba Sao gắn với truyền thuyết “Tiền Lục nhạc – hậu Thất Tinh”. Trên
dãy núi 99 ngọn nằm ở phía Tây nam hướng về động Hương Tích (chùa Hương) có 7
ngọn núi gần làng Tam Chúc. Trước đây, cả 7 ngọn núi này đều xuất hiện một đốm
sáng lớn tựa như 7 ngôi sao, sáng suốt đêm ngày. Ánh sáng lung linh từ trên cao
rọi xuống một vùng rộng lớn. Dân làng gọi đó là núi Thất Tinh, chùa Thất Tinh.
Sau đó, có người đến núi Thất Tinh đục đẽo, hòng lấy đi 7 ngôi sao đặc biệt. Họ
chất củi thành đống lớn và đốt nhiều ngày khiến cho 4 ngôi sao bị mờ dần đi,
cuối cùng chỉ còn lại 3 ngôi sao. Vì thế, chùa Thất Tinh sau này được đổi thành
chùa Ba Sao và thị trấn Ba Sao cũng được lấy tên gọi từ tích ấy.
Khơi nguồn ý tưởng xây dựng Khu du lịch Tam Chúc - Ba Sao thành
khu du lịch sinh thái cũng chính từ cảnh đẹp non nước nơi đây. Tam Chúc – Ba
Sao hội tụ nhiều yếu tố để trở thành khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng nổi
tiếng. Hơn nữa, Tam Chúc có hệ thống giao thông thuận lợi, nằm giáp ranh
với Hoà Bình, Hà Nội và chỉ cách chùa Hương 3km đường leo núi.
…đến tầm nhìn cho tương lai
Chủ trương xây dựng khu du lịch Tam Chúc – Ba Sao trở thành khu du
lịch trọng điểm quốc gia, tạo thành điểm nhấn trên bản đồ du lịch Việt Nam đã
được Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch ủng hộ. Vị trí thuận lợi và vẻ đẹp tự
nhiên chính là yếu tố quan trọng để xây dựng Tam Chúc – Ba Sao thành khu du
lịch trọng điểm quốc gia. Hiện nay, khu du lịch hồ Tam Chúc đang được gấp rút
đầu tư xây dựng với quy mô hơn 5.100ha, tổng mức đầu tư dự kiến hơn 10.000 tỷ
đồng. Trong đó, riêng vùng lõi của khu du lịch có diện tích hơn 2.000ha, gồm
các sản phẩm du lịch chính là: Du lịch hồ, khu du lịch tâm linh, khu thể thao
dưới nước, khu nghỉ dưỡng cuối tuần, dịch vụ đón tiếp, khu văn hóa thể thao và
sân gôn…
Dự án khu du lịch Tam Chúc – Ba Sao được đánh dấu là một trong
những khu du lịch đầy tiềm năng phát triển, là cầu nối giữa khu du lịch chùa
Hương (Hà Nội) và quần thể du lịch Tam Cốc – Bích động – Tràng An – Bái Đính
(Ninh Bình), từ đó, tạo thành quần thể các khu du lịch sinh thái vùng ngập
nước. Đây cũng chính là ba điểm trong trục du lịch tâm linh có nhiều điều kiện
thuận lợi về vị trí địa lý, giao thông, đặc biệt là có nhiều danh lam thắng
cảnh độc đáo. Hiện nay, hệ thống giao thông nối Hà Nội và Hà Nam đang trong quá
trình hoàn thiện. Để phát huy tiềm năng liên kết vùng, UBND tỉnh Hà Nam đã quy
hoạch hạ tầng kết nối khu du lịch Tam Chúc – Ba Sao với chùa Bái Đính, chùa
Hương; đầu tư hệ thống giao thông đối ngoại, đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí
của du khách trong và ngoài nước trong thời gian tới.