• TẾT VIỆT TRONG TRÁI TIM TA


    vào lúc Thứ Năm, tháng 2 07, 2013
    Hãy like nếu bài viết có ích →


    Theo Tiengnoitre

    Tết Nguyên Đán – có lẽ trong tiềm thức của mỗi người dân Việt Nam rất
    ý nghĩa, thiêng liêng và quan trọng. Đối với người Việt, Tết là dịp để được vui
    chơi, mua bán, họp mặt, nghỉ ngơi… Và “ăn Tết” là cụm từ đa dạng, bao hàm
    nhiều nghĩa: đón Tết, chúc Tết, chơi Tết… Những thương nhân mong Tết để bán
    được nhiều hàng hóa hơn, công nhân viên chức thì muốn nghỉ ngơi, giải trí, thăm
    nom bạn bè, họ hàng; trẻ con thì mong có thêm quần áo mơi, nhận được những
    đồng tiền mừng tuổi… Tết mang đến cho người Việt những niềm hân hoan, vui
    mừng…Những gì tốt đẹp mà Tết mang lại từ lâu đã trở thành nhu cầu tất yếu trong
    đời sống của người dân Việt. Đó là những phong tục, tập quán, truyền thống không
    thể nào rời bỏ, tạo nên một bản sắc văn hóa rất “Việt Nam”:

                                                            Ông Công, ông Táo

    Tết Nguyên Đán bắt đầu từ ngày mồng một tháng Giêng, nhưng thực ra
    người Việt đã sửa soạn Tết ngay từ đầu tháng Chạp. Người xưa lấy bảy ngày trước
    và bảy ngày sau (tức là từ 23 tháng Chạp đến mùng 7 tháng Giêng) làm thời gian
    ăn Tết. Trong không khí tất bật của những ngày cuối năm, người Việt không quên
    phong tục đã có từ lâu đời là ngày tiễn ông Công, ông Táo về chầu trời – ngày 23
    tháng Chạp. Theo tín ngưỡng dân gian, ông Công ông Táo (Táo Quân) là sứ giả
    nhà Trời, chuyên coi việc bếp núc, củi lửa của trần gian, đồng thời xem nhân tình
    tốt xấu thế nào trong từng gia đình để hằng năm về Trời báo cáo. Dân ta làm lễ
    cúng ông Công, ông Táo với mong muốn Ngài sẽ về Trời báo cáo cho Ngọc Hoàng
    những gì tốt đẹp nhất của gia đình trong năm qua, nhờ đó gia chủ sẽ được hưởng
    nhiều tài, lộc trong năm tiếp theo.

    Ảnh: Ông Công, ông Táo về chầu Trời

    Là dịp để con cháu đi xa quanh năm mong muốn được trở về sum họp cùng
    cha mẹ, họ hàng, gia đình. Tết là ngày hội đoàn tụ, đoàn viên, thiêng liêng, ấm
    cúng.

    Dân gian ta từ xưa có câu: “No ba ngày Tết, đói ba tháng hè” hay “muốn
    ăn Tết to, phải lo nhiều thứ”, quanh năm làm ăn vất vả có thể đói kém, thiếu thốn
    nhưng mỗi dịp Tết đến xuân về, dù khó khăn đến mấy thì nhà nào cũng phải cố
    gắng chuẩn bị đầy đủ, chu đáo cho bằng anh bằng em, bằng bạn bằng bè. Từ hạt
    muối, mớ rau thơm, bánh chưng, nồi thịt đông, con gà, mâm ngũ quả, hương nến
    cúng ông bà tổ tiên.

    “Thịt mỡ dưa hành, câu đối đỏ

    Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”

    Thường thì cứ cúng ông Công ông Táo (23 Tết) thì khắp nơi nơi, ta có thể
    cảm nhận không khí Tết. Các gian hàng khắp phố phường bày la liệt đủ mọi thứ,
    mọi màu sắc: tranh ảnh, câu đối, đồ trang trí ngày Tết, quần áo mới, bánh kẹo, trái
    cây, hoa và cây cảnh các loại (nhiều nhất là đào, mai, quất), thứ gì cũng ngon, cũng
    đẹp, cũng hấp dẫn. Chẳng ai tính toán thiệt hơn, đắt rẻ, ai cũng cố gắng mua cho
    mình được những thứ thật đẹp, thật ngon, mua về bày biện, để mời khách ăn, cho
    “phát tài, phát lộc”. Đi chợ Tết thì mệt nhưng ai cũng háo hức. Các phiên chợ bắt
    đầu từ 27 đến 30 là náo nhiệt nhất, người bán, kẻ mua, hàng hóa tràn ngập: “Đất
    thì lầy lội, người thì đông, chen chúc xô đẩy ồn ào, mình mệt đứt hơi mà cứ phải
    đi theo xách làn mây lẽo đẽo, lắm lúc muốn thở hắt ra đi về. Nhưng nghĩ thế mà
    thôi, chứ chợ Tết có một sức hấp dẫn kì lạ, muốn về nhưng cứ muốn đi, để xem
    thiên hạ mua bán, để xem bao nhiêu cái ngon, cái đẹp của quê hương, để đi xem chợ
    Tết” (Nhà văn Vũ Bằng trong cuốn “Thương nhớ mười hai”). Chợ Tết ở Việt Nam
    không chỉ là câu chuyện về cuộc sống làm ăn, mà còn là những nét đẹp văn hóa
    phong tục nữa…

    Sau khi sắm Tết xong, người Việt có tục đi tảo mộ vào ngày 30 Tết, thắp
    hương khấn mời gia tiên, ông bà đã khuất về ăn Tết cùng con cháu.

    Bàn thờ tổ tiên thường được bày trí rất đẹp mắt, tụ họp được hương sắc và vẻ
    đẹp của cảnh vật ngày xuân. Đó là mâm ngũ quả, gồm năm loại trái cây có ý nghĩa
    như:

    Đào: Học đâu đỗ đó, thăng quan tiến chức

    Bưởi: Người già mạnh khỏe, sống lâu

    Quýt: Tài lộc phát hung

    Dứa: Gia đình quyền quý cao sang, tiếng thơm muôn đời

    Dưa hấu (xanh vỏ, đỏ lòng): lao động tự lực cánh sinh. Người Việt còn dán
    một mảnh giấy đỏ viết chữ Phúc hoặc Lộc lên trên.

    Thêm vào đó là đĩa trầu, quả cau, bình vôi: tượng trưng cho tình nghĩa mặn
    nồng, keo sơn, găn bó.

    Thức ăn truyền thống được dâng lên bàn thờ cúng ông bà, tổ tiên lầ: bánh
    chưng, bánh giày – là biểu tượng không thể thiếu được của người dân Việt, cũng là
    món ăn truyền thống trong mâm cơm ngày Tết.

    Vốn là tín ngưỡng sâu thẳm nhất trong tâm thức của người Việt. Chiều 30
    Tết, người ta sửa soạn mâm cơm tất niên để cúng gia tiên, hướng về nguồn cội, rước
    ông bà về dùng cơm, chung vui với gia đình, bày tỏ tấm lòng thành kính của con
    cháu.

    Tết Nguyên Đán bắt đầu từ lúc giao thừa. Giao thừa là thời khắc thiêng liêng,
    giao tiếp giữa hai năm cũ mới. Theo từ nguyên, giao thừa là “giao lại cái cũ, tiếp
    lấy cái mới”. Dân gian tin rằng có 12 ông hành khiển điều hành mọi công việc trần
    gian, mỗi năm một ông. Hết nhiệm kỳ, ông cũ bàn giao công việc cho ông mới.
    Cũng vì ý nghĩa này nên có lễ trừ tịch. Trừ tịch là giờ phút cuối cùng của năm cũ
    sắp bắt qua năm mới, giữa giờ Hợi ngày 30 (hoặc nếu tháng thiếu thì ngày 29 tháng
    Chạp) năm trước và giờ Tí ngày mồng một tháng Giêng năm sau. Ý nghĩa của lễ
    này là đem bỏ đi hết những điều xấu dở cũ kỹ của năm sắp qua để đón những cái
    mới mẻ tốt đẹp của năm mới sắp tới. Cúng giao thừa ở nhà xong, người ta kéo nhau
    đi lễ các đình, chùa, đền, miếu... để cầu phúc, cầu may. Trước cửa đình, cửa chùa
    thường có những cây đa, cây đề, cây si cổ thụ, cành lá xùm xoà, khách đi lễ có tục
    mỗi người bẻ một nhánh gọi là hái lộc, với hy vọng cành lộc sẽ đem lại mọi điều tốt
    đẹp, may mắn trong năm mới.
    Ba ngày Tết người ta đi thăm bà con xóm làng, bạn bè thân thuộc: "Mồng
    một tết cha, mồng hai tết mẹ,mồng ba tết thầy". Đến thăm mỗi nhà, trước lễ bàn

    thờ gia tiên, sau rồi chúc tết gia chủ, nói chuyện, ăn trầu, hút thuốc. Ai cũng vui
    vẻ, chứa chan hy vọng trước mùa Xuân. Gặp nhau, người ta đều cầu chúc cho nhau
    những điều tốt đẹp nhất, gói gọn trong năm chữ “Phúc, Lộc, Thọ, Khang, Ninh”.
    Xin chữ đầu xuân

    Việc xin chữ đầu năm ngày một trở nên thịnh hành, nó đang trở thành phong
    tục đẹp của người Việt Nam mỗi độ xuân về Tết đến. Từ Bắc chí Nam, từ xuôi lên
    ngược, chẳng phân biệt giàu nghèo, sang hèn... ta thường bắt gặp những gương mặt
    giống nhau ở sự thành tâm của người xin chữ. Ngày xưa là chữ Nho, ngày nay vẫn
    là chữ Nho, lại có thêm cả chữ Quốc ngữ, với lợi thế thông dụng, dễ đọc, dễ hiểu.
    Các thầy đồ Hán học và Quốc ngữ học tha hồ thả hồn theo nét bút mà tặng lại cho
    người xin cái tâm, cái tài của mình được gửi qua nét chữ và nội dung của chữ theo
    ước nguyện của người xin.

                                                       Ảnh: Xin chữ đầu xuân

    Tết hôm nay cũng vẫn như Tết xưa nhưng văn minh và hiện đại hơn nhiều.
    Các gia đình bận bịu làm ăn không thể có một cái Tết thanh thản, thoải mái. Dường
    như, Tết hôm nay đã kém đi rất nhiều cái háo hức, thân thương, ấm cúng của một
    hương vị Tết cổ truyền đã có từ bao đời nay. Nhưng sao, năm nào cũng một lần đón
    Tết, nhưng trong sâu thẳm của mỗi người con đất Việt vẫn có một cảm giác mới lạ,
    thân quen, rạo rực…




    Công dân Việt với tình hình của đất nước

    Recent Post

    Note Đóng lại

    Template Information

    ĐIỆN ẢNH

    Test Footer

    primaryBottomSidebar

    CHÚ Ý

    Translate

    Rank Trafic

    Lưu trữ Blog

    Lượt xem