Trước đây, rất ít người biết đến luật sư Ngô Ngọc Trai, nhưng sau khi luật sư này viết 02 kiến nghị gửi đi một số nơi và đăng tải trên một số trang mạng thì đã nhanh chóng trở thành người “nổi tiếng” nhờ sự ngô nghê, thiếu hiểu biết pháp luật của vị luật sư này.
(Luật sư Ngô Ngọc Trai)
Trong Kiến nghị chấn chỉnh lại hoạt động bắt giam và hỏi cung của cơ quan điều tra đề ngày 4/11/2012, ông Trai viết: “Để tránh tình trạng lạm dụng việc bắt tạm giam, cần sửa đổi Bộ luật tố tụng hình sự, thay vì quy định nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình, nên quy định bị can có quyền giữ im lặng hoặc chỉ đồng ý khai báo khi có sự tham gia của luật sư bào chữa”(1). Người có hiểu biết về pháp luật sẽ thấy, Bộ luật hình sự Việt Nam đã qui định rõ các tội dùng nhục hình, bức cung tại Điều 298, 299. Người tiến hành tố tụng trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử có hành vi dùng nhục hình hoặc bức cung có thể bị khởi tố bị can theo qui định của pháp luật.
Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam 2003, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo được quyền trình bày lời khai (tức là không phải là nghĩa vụ). Bị can được quyền giữ im lặng trong quá trình tố tụng, thực tế cũng có nhiều vụ án như thế đã diễn ra. Việc bị can giữ im lặng không bị coi là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với họ. Nhưng giữ im lặng, bất hợp tác trong quá trình tố tụng của bị can, sẽ làm cho bị can không được hưởng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự .
Trong Kiến nghị chấn chỉnh lại hoạt động điều tra, nghiêm cấm mọi hình thức truy bức nhục hình đề ngày 02/122012, ông Trai viết: “Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định lời khai của bị can bị cáo cũng là chứng cứ có giá trị chứng minh như các tài liệu khác. Quy định như vậy đã xóa nhòa gianh giới khác biệt giữa chứng cứ và lời cung, chứng cứ là những tài liệu khách quan còn lời khai của bị can bị cáo thì không khách quan (người ta có thể khai có lợi hoặc bất lợi cho chính họ thì cũng đều không khách quan)”(2).
(2) http://danluan.org/tin-tuc/20121203/luat-su-ngo-ngoc-trai-kien-nghi-chan-chinh-lai-hoat-dong-dieu-tra-nghiem-cam-moi
Cơ sở nào để qui kết rằng “lời khai của bị can bị cáo thì không khách quan”. Đương nhiên không phải lời khai nào của bị can cũng có thể trở thành chứng cứ của vụ án (nếu nó không đảm bảo qui định tại Điều 64 Bộ luật tố tụng hình sự và các qui định khác về hỏi cung bị can). Ngay cả “lời nhận tội của bị can, bị cáo chỉ có thể được coi là chứng cứ, nếu phù hợp với các chứng cứ khác của vụ án. Không được dùng lời nhận tội của bị can, bị cáo làm chứng cứ duy nhất để kết tội.” (Khoản 2, Điều 72 Bộ luật tố tụng hình sự).
Chỉ với bấy nhiêu phân tích thôi cũng đã cho thấy sự ngô nghê, thiếu hiểu biết pháp luật của luật sư Ngô Ngọc Trai trong hai kiến nghị nêu trên. Vậy mà, một số kẻ tung hô luật sư này kể cũng lạ thật. Kẻ tung, người hứng thật là trò hề rẻ tiền!
Theo Tiengnoitre