• Snowden và bản chất về nhân quyền ở nước Mỹ


    vào lúc Thứ Ba, tháng 9 17, 2013
    Hãy like nếu bài viết có ích →
    Thời gian qua thế giới thật sự bất ngờ về bộ mặt giả tạo của Mỹ khi mà một cựu nhân viên tình báo của cơ quan tình báo Hoa Kỳ tiết lộ một thông tin bí mật về bộ máy theo dõi người dân trên thế giới. Thông tin mà thanh niên này cung cấp đã đánh thẳng vào những luận điệu vì tự do dân chủ, và đảm bảo nhân quyền mà nước Mỹ đã rêu rao trên báo chí, và đây cũng là một thông tin để chúng ta biết được bản chất thật của Mỹ thông qua việc can thiệp vào các nước trên thế giới với lý do dân chủ, nhân quyền. Vậy người thanh niên này là ai và những thông tin mà người thanh niên này tiết lộ cho chúng ta thấy được gì về bản chất của nước Mỹ?


    Mỹ coi Snowden là kẻ phản quốc 

    Người thanh niên chắc hản chúng ta đều biết đến, đó là Edward Snowden, một công dân Mỹ sinh năm 1983. Đối với nhân dân các nước trên thế giới thì Snowden là một anh hùng khi đã dũng cảm nói lên những sự thật mà bấy lâu nay nước Mỹ vẫn âm thầm thực hiện để xâm phạm các quyền cơ bản của công dân. Nhưng đối với nước Mỹ thì sao? Họ lại cho rằng Snowden là một "kẻ phản bội" hay một tên "gián điệp" và có nhiều hành động nhằm đòi dẫn độ thanh niên này về nước cũng như sẵn sàng "cho một bài học" đối với bất cứ nước nào cho Snowden tị nạn. Chúng ta cũng chẳng lạ gì khi mà Mỹ có nhiều hành động mạnh mẽ đến thế đối với Snowden vì Snowden tung ra những thông tin về bộ máy giám sát bí mật của Mỹ. Snowden đã tiết lộ rằng toàn bộ thông tin cá nhân của người dùng đều bị cơ quan an ninh quốc gia của Mỹ tiếp hành xâm nhập nhằm kiểm tra tất cả các thông tin ở trong đó như tư liệu, các đoạn phim, ảnh của công dân, cũng như việc tiến hành theo dõi bí mật các trụ sở, cơ quan của Liên hợp quốc. 

    Như vậy, bất cứ thông tin nào của chúng ta trên các hãng truyền thông lớn như facebook, yahoo, youtube... thì đều bị các cơ quan an ninh của Mỹ giám sát. Tất cả các hoạt động theo dõi này của cơ quan an ninh Mỹ đều nằm dưới sự chỉ đạo của Chính phủ Mỹ, mà cụ thể là Bộ trưởng Bộ Tư pháp và giám đốc tình báo quốc gia. Những thông tin mà cơ quan này thu thập sẽ được tập hợp lại và tiến hành lập báo cáo lên tổng thống. Tất cả các thông tin của chúng ta từ các quyền riêng tư về tình cảm, quan hệ bạn bè, gia đình đến các thông tin về kế hoạch tài chính, thị trường chứng khoán và các kế hoạch trong tương lai... đều bị kiểm soát của nước Mỹ. Không chỉ có các vấn đề riêng tư của công dân mà các vấn đề mang tính quốc tế cũng được Mỹ thu thập khi mà Mỹ đã có sẵn hệ thống tại các tổ chức như liên minh Châu Âu (EU), các tổ chức Liên hợp quốc,.. Vậy là nước Mỹ đã trang bị hệ thống nghe lén vô cùng rộng lớn. Đây là hành động không thể tha thứ và ngay cả các nước đồng minh của Mỹ cũng lên tiếng phản đối về các hành động này của Mỹ.


    Nhân dân thế giới ủng hộ hành động của Snowden 

    Như vậy nhân quyền mà Mỹ ngày nào cũng rêu rao trên các phương tiện thông tin đại chúng hiện nay đang ở đâu hay chỉ là cái vỏ bọc bên ngoài hay thôi. Nước Mỹ vẫn thường can thiệp vào nội bộ của các nước khác thông qua việc lên tiếng chỉ trích về quyền con người ở các nước này không được đảm bảo, qua đó có những tác động quân sự để nhằm lên tiếng bảo vệ người dân, bảo vệ quyền dân chủ và nhân quyền, nhưng thực chất là tiến hành xâm chiếm và tìm kiếm những lợi ích cho riêng mình. Vậy từ sự thật mới được phơi bày về thực trạng thực thi nhân quyền ở nước mình thì Mỹ hãy nhớ lấy một điều rằng khi mà nước mình còn chưa thấy được cái gọi là nhân quyền hay dân chủ ở đâu thì đừng vội đi tìm tiếng nói dân chủ và nhân quyền ở các nước khác.


    Trẻ nhỏ bị người Mỹ bắt giam và phơi nắng cho đến chết tại nhà tù Abu Ghraib ở Iraq 

    Từ vụ Snowden tiết lộ bí mật vi phạm nhân quyền của nước Mỹ thì nhân dân thế giới lại có thêm một bằng chứng nữa về thực trạng nhân quyền ở Mỹ. Hiện nay người thanh niên Snowden này đang tị nạn ở Nga và sẽ tiếp tục thực hiện những hoạt động vì nhân quyền của mình, như tổng thống Putin đã nói rằng "anh ta cảm thấy mình giống như một nhà hoạt động và bảo vệ nhân quyền". Như vậy Snowden có thể được coi là một người anh hùng khi vạch ra toàn bộ hệ thống theo dõi bí mật của Mỹ và chúng ta có quyền hy vọng Snowden sẽ làm được nhiều hơn thế khi mà nhận được sự ủng hộ của nhân dân các nước trên thế giới. Nhờ có Snowden mà thế giới nhìn nhận ra bộ mặt giả tạo của Mỹ, ngay cả trong lòng nước Mỹ thì những quyền cơ bản nhất của con người cũng không được đảm bảo thực thi, thực trạng bên ngoài nguy trang giàu có không nói lên được tất cả những gì ẩn chứa đằng sau nước Mỹ. Ở nước Mỹ chỉ có khoảng 1% dân số nước Mỹ nắm toàn bộ tài sản của nước Mỹ, như vậy nghĩa là ở nước Mỹ còn tồn tại rất nhiều người nghèo khổ đến cả các bữa ăn cũng không có mà ăn thì nghĩ gì đến việc thực hiện các quyền công dân của mình. 

    Nhân quyền của Mỹ là vậy, thế mà nhiều kẻ vẫn cố tình hùa theo những vỏ bọc mà người Mỹ tạo ra. Đó là những kẻ có tư tưởng bất mãn với chế độ nước ta, tiến hành những hoạt động chống phá Nhà nước thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Hằng ngày chúng vẫn tự nhận mình là các nhà nhân quyền rồi từ đó chỉ trích nước ta vi phạm nhân quyền này nọ và cứ đưa Mỹ ra làm tấm gương nhân quyền cho nước ta học theo. Nhưng thực chất chúng có biết nhân quyền là gì đâu, đó chỉ là hành động nhằm đánh bóng tên tuổi hay nhằm kiếm cho mình những lợi ích vật chất nào đó mà thôi. 

    Nhân quyền là một quyền thiêng liêng đã được toàn thể nhân dân trên thế giới công nhận và đã được cụ thê hóa thành luật. Những hoạt động vi phạm nhân quyền của Mỹ nhất định sẽ được nhân dân trên thế giới lên tiếng và trừng phạt. Còn những người dám đúng lên nói sự thật và vạch mặt những vỏ bọc nhân quyền như Snowden thì sẽ được nhân dân yêu chuộng hòa bình ủng hộ. Chúng ta hãy cùng nhau đấu tranh cho một thế giới mà con người luôn được tôn trọng. 

    Hunter
    Nguồn Người con đất mẹ 

    Công dân Việt với tình hình của đất nước

    Recent Post

    Note Đóng lại

    Template Information

    ĐIỆN ẢNH

    Test Footer

    primaryBottomSidebar

    CHÚ Ý

    Translate

    Rank Trafic

    Lưu trữ Blog

    Lượt xem