• Suy nghĩ và tiếng nói của người Anh!


    vào lúc Thứ Hai, tháng 9 02, 2013
    Hãy like nếu bài viết có ích →
    Mỹ và Anh không chỉ đơn thuần là đồng minh truyền thống của nhau mà đây còn là mối quan hệ quốc tế có tính đặc biệt. Người Mỹ vẫn gọi Anh là "một trong những đồng minh thân cận nhất và bạn bè của chúng tôi", nhất là trong bối cảnh chiến dịch can thiệp quân sự vào Syria do Mỹ khởi xướng đang rất cận kề. Nhưng với việc ngày 29/8/2013 tại London, các dân biểu Anh đã bỏ phiếu chống hành động quân sự ở Syria cũng như khả năng tham gia vào các cuộc tấn công do Mỹ khởi xướng đang đặt ra một dấu hỏi lớn về tính đặc biệt của mối quan hệ này.

    Thực tế trong nhiều năm qua nước Anh luôn là đồng minh quan trọng của Mỹ, luôn ủng hộ Mỹ trong mọi vấn đề quốc tế, đặc biệt là trong chiến dịch chống khủng bố do Mỹ phát động từ năm 2001 đến nay mà tiêu biểu là các chiến dịch can thiệp quân sự vào Afghanistan năm 2001, Iraq năm 2003, Lybia năm 2011…Về vấn đề Syria hiện nay, Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Anh David Cameron cùng có chung quan điểm là ủng hộ phe nổi dậy, thực hiện một chiến dịch can thiệp quân sự có giới hạn nhằm lật đổ chế độ của Tổng thống Bashar al-Assad. Về phía Mỹ, dưới thời Tổng thống Barack Obama, nước này sẽ không đơn phương thực hiện việc can thiệp quân sự vào Syria mà muốn có sự hợp tác, chia sẻ trách nhiệm, hay nói cách khác là muốn NATO đóng vai trò quan trọng trong chiến dịch này, như từng diễn ra tại Lybia năm 2011. Vì vậy vai trò của nước Anh sẽ rất quan trọng với Mỹ, ngoài việc đóng góp vũ khí, khí tài, nhân lực quân sự thì Anh còn là thành viên có tiếng nói quyết định trong NATO và Mỹ rất cần sự ủng hộ của Anh. Nhưng kết quả cuộc bỏ phiếu tại Nghị viện Anh đã bắt người Mỹ phải thay đổi suy nghĩ và uy tín của Thủ tướng Anh đang bị nghi ngờ hơn bao giờ hết. Vấn đề còn trở nên nghiêm trọng hơn với ông David Cameron khi các dân biểu bác luôn đề xuất ủng hộ hành động quân sự mà Chính phủ của ông đưa ra trong trường hợp các thanh sát viên vũ khí của Liên Hiệp Quốc cung cấp được bằng chứng về việc sử dụng vũ khí hóa học trong cuộc tấn công ở ngoại ô Damascus hồi trung tuần tháng 8/2013. Có nghĩa là Chính phủ Anh sẽ không có bất kỳ hành động quân sự nào liên quan đến Syria trong bất kỳ trường hợp nào như trong phương án mà hai ông David Cameron và Barack Obama đã dự tính. Một số học giả cho rằng Thủ tướng David Cameron đã không thuyết phục được Nghị viện, ngay cả những người trong Đảng của ông cũng bỏ phiếu chống, uy tín của ông đang giảm sút và các vấn đề nội bộ đang được phơi bày mà vốn nó phải được dấu kín.

    Những đánh giá, nhận xét là điều không tránh khỏi trong trường hợp nhạy cảm này, nhưng nếu chúng ta tạm thời không xét đến sự rạn nứt trong nội bộ giới cầm quyền tại xứ sở sương mù thì thấy rằng đây không phải là lần đầu những dân biểu và người dân Anh phản đối các chính sách can thiệp quân sự của Chính phủ nước này vào khu vực Trung Đông. Gần đây nhất là vào năm 2003, khi Anh ủng hộ và chuẩn bị cùng Mỹ thực hiện chiến dịch quân sự tại Iraq thì đã có gần 2 triệu người Anh tuần hành trên các đường phố bày tỏ sự phản đối. Trong chính phủ của Thủ tướng Anh Tony Blair khi đó cũng có nhiều ý kiến trái chiều như các dân biểu trong Nghị viện. Đáng tiếc là các đợt tuần hành, các ý kiến phản đối đã không ngăn được cuộc chiến tranh mà đến nay được đánh giá là Mỹ, Anh và các nước đồng minh đã sa lầy tại Iraq. Theo kết quả một cuộc khảo sát mới đây cho thấy chỉ chưa đến 2% người dân Anh được hỏi trả lời rằng cuộc chiến tại Iraq các nước đồng minh đã chiến thắng. Do vậy, tại nước Anh dư âm về cuộc chiến Iraq vẫn đang rất đậm nét, chưa hề nguôi ngoai nên không dễ gì một cuộc chiến tương tự dự kiến diễn ra tại Syria sẽ được những người đại diện cho người dân Anh thông qua. Đặt giả thiết nếu Nghị viện Anh bỏ phiếu thuận với đề xuất của Chính phủ thì trên các đường phố London sẽ không phải là 2 triệu người mà sẽ nhiều hơn thế, không chỉ ở thủ đô mà còn nhiều địa điểm sẽ được những người Anh yêu chuộng hòa bình sử dụng làm vũ đài đấu tranh. Khi đó Chính phủ của Thủ tướng David Cameron sẽ mắc một cơn đau đầu thực sự trầm trọng.

    Hai triệu người Anh từng xuống đường tuần hành, phản đối cuộc chiến tại Iraq năm 2003

    Người dân Anh nhận thức được rằng Syria là một quốc gia độc lập, có chủ quyền và phải tự giải quyết các vấn đề nội bộ. Cuộc nội chiến kéo dài đã 31 tháng với bao đau thương, mất mát tại đất nước này đáng ra đã dễ giải quyết hơn nếu các nước phương tây mà đứng đầu là Mỹ, Anh không ủng hộ phe nổi dậy và gây sức ép lên chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad . Thử hỏi, có ai trong những người dân Anh và Mỹ trả lời được câu hỏi: Iraq, Lybia, Afghanistan…bây giờ có tốt đẹp hơn trước khi các cuộc chiến tranh hay nội chiến xảy ra hay không? Chỉ có lãnh đạo các quốc gia phương Tây mới luôn rêu rao rằng họ đã có công mang lại hòa bình, quyền lợi cho người dân các nước này còn lại tuyệt nhiên không ai tin.

    Từ lẽ đó cho thấy, sự kiện các dân biểu Anh không bỏ phiếu chấp thuận chiến dịch can thiệp quân sự vào Syria là suy nghĩ và tiếng nói của người dân Anh, tiếng nói của nhân loại yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Việc can thiệp quân sự vào bất kỳ quốc gia có chủ quyền nào đều là hành động vi phạm pháp luật quốc tế. Đến một đồng minh thân cận như Anh còn phản đối thì Mỹ cần phải xem xét lại các chính sách đối ngoại của mình, đặc biệt là các chiến dịch can thiệp quân sự phi pháp vào nước khác.

    Khổng minh

    Công dân Việt với tình hình của đất nước

    Recent Post

    Note Đóng lại

    Template Information

    ĐIỆN ẢNH

    Test Footer

    primaryBottomSidebar

    CHÚ Ý

    Translate

    Rank Trafic

    Lưu trữ Blog

    Lượt xem