• Bế tắc chính trị tại I-ta-li-a tạm thời chấm dứt


    vào lúc Thứ Hai, tháng 4 29, 2013
    Hãy like nếu bài viết có ích →

    Thủ tướng được chỉ định của I-ta-li-a En-ri-cô Lét-ta (Enrico Letta) ngày 27-4 thông báo đã giành được sự ủng hộ của các chính đảng khác và có thể thành lập một chính phủ liên minh mới. Đây được xem là một động thái tích cực nhằm chấm dứt bế tắc chính trị kéo dài gần 2 tháng qua tại nước này...

    >>Xả súng trong ngày thủ tướng Italia nhậm chức, 3 người bị thương


    Theo báo cáo được đệ trình lên Tổng thống I-ta-li-a Gioóc-giô Na-pô-li-ta-nô (Giorgio Napolitano), chính phủ liên minh tả - hữu mới có sự hợp tác giữa hai lực lượng chính trị đối thủ trước đây, đó là đảng Dân chủ - PD (liên minh trung tả) và đảng Nhân dân tự do - PDL (liên minh trung hữu) của cựu Thủ tướng X. Béc-lu-xcô-ni (S. Berlusconi). Chính phủ mới của Thủ tướng E. Lét-ta bao gồm 21 bộ trưởng. Trong đó, vị trí Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Nội vụ của chính phủ mới sẽ do ông An-giê-li-nô An-pha-nô (Angelino Alfano) -Tổng thư ký đảng Nhân dân Tự do "PDL" trung hữu nắm giữ. Tổng giám đốc Ngân hàng Trung ương, Pha-bri-di-ô Xác-cô-man-ni (Fabrizio Saccomanni) sẽ giữ chức Bộ trưởng Kinh tế và Tài chính. Chính phủ mới dự kiến sẽ trải qua các cuộc bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội vào ngày 29 và 30-4 sau khi tuyên thệ nhậm chức vào ngày 28-4.
    Thủ tướng E. Lét-ta trong cuộc họp báo tại Rô-ma ngày 27-4. Nguồn: AP.
    I-ta-li-a đã rơi vào tình trạng bế tắc chính trị kể từ cuộc tổng tuyển cử hồi tháng 2 mà không có một chính đảng nào giành được thắng lợi rõ ràng. Mặc dù liên minh trung tả, dẫn đầu là đảng PD, giành được nhiều phiếu nhất, nhưng không đủ số ghế để có thể tự đứng ra thành lập chính phủ. Đảng PD lâu nay luôn từ chối thành lập một đại liên minh với phe trung hữu của cựu Thủ tướng X. Béc-lu-xcô-ni, trong khi đảng M5S thì lại bác bỏ khả năng liên minh với bất kỳ chính đảng nào.
    Việc thành lập chính phủ liên minh ngoài việc chấm dứt bế tắc chính trị kéo dài gần 2 tháng qua tại I-ta-li-a, còn được xem là chiếc cầu nối giúp cho cựu Thủ tướng X. Béc-lu-xcô-ni, người từng phải tuyên bố từ chức năm 2011 khi I-ta-li-a chìm sâu vào suy thoái, sớm trở lại chính trường. Phát biểu trước báo giới ngày 27-4, Thủ tướng E.Lét-ta đã bày tỏ sự hài lòng về nội các mới. Danh sách nội các mới không chỉ cho thấy I-ta-li-a đã thành lập được chính phủ mà đó sẽ là một chính phủ đoàn kết, có quyết tâm cao, đủ năng lực để đối phó với những khó khăn mà I-ta-li-a đang phải đối mặt. Đó là một chính phủ có đầy đủ những đặc tính, kỹ năng, sự trẻ hóa và sự hiện diện của nhiều thành viên là phụ nữ. “Theo tôi, sự kết hợp giữa các nhân tố trong thành phần nội các này sẽ giúp chính phủ mới thành công”, Thủ tướng E.Lét-ta cho biết.
    Ở tuổi 46, E. Lét-ta là vị Thủ tướng trẻ tuổi thứ hai trong lịch sử của I-ta-li-a – một quốc gia trong những năm gần đây được biết đến với những chính khách lớn tuổi. Ông đồng thời là Phó lãnh đạo đảng PD và cũng từng giữ ghế bộ trưởng trong một số chính phủ tiền nhiệm ở I-ta-li-a. Thủ tướng E. Lét-ta từng cho biết các ưu tiên hàng đầu của ông là phát triển kinh tế, giải quyết nạn thất nghiệp, khôi phục lòng tin đối với các thể chế chính trị của I-ta-li-a, đồng thời tìm cách đưa châu Âu thoát khỏi xu hướng thắt lưng buộc bụng để chuyển sang tập trung vào thúc đẩy tăng trưởng và đầu tư. Bổ nhiệm Hội đồng Bộ trưởng mới thay thế nội các cũ của Thủ tướng mãn nhiệm Ma-ri-ô Môn-ti (Mario Monti) sẽ là tiền đề để ông thực hiện những cải cách nói trên.
    Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, khó khăn đối với tân Thủ tướng E. Lét-ta vẫn còn ở phía trước. Gần nhất là việc chính phủ mới của ông sẽ phải vượt qua các cuộc bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội vào ngày 29 và 30-4 mới có thể nắm quyền. Sau đó Chính phủ của ông E. Lét-ta sẽ phải đối mặt với một loạt thách thức lớn, từ việc thông qua cải cách bầu cử để có thể giúp I-ta-li-a tránh được cuộc khủng hoảng chính trị khác tương tự cuộc khủng hoảng đã diễn ra ở nước này kể từ cuộc bầu cử hồi tháng 2-2013, tiếp tục những nỗ lực của ông M. Môn-ti để giảm mức nợ công đáng lo ngại của I-ta-li-a, cho đến việc bảo đảm ổn định trong liên minh không vững chắc của ông.
    Sự tăng trưởng kinh tế yếu ớt từ lâu là vấn đề lớn của I-ta-li-a. Nhà kinh tế chính trị Mác-xe-lô Me-sô-ri (Marcello Messori) Trường Đại học LUISS đã từng nhận định rằng, trong số những thách thức lớn nhất, ưu tiên trước mắt mà Thủ tướng E. Lét-ta nên lưu ý đó là tái khởi động tăng trưởng kinh tế. Ông nói: “Thách thức chính trong thời gian ngắn hạn sẽ là cắt giảm tỷ lệ thất nghiệp và tái khởi động tăng trưởng. Sau đó, chính phủ phải tăng hiệu quả lãnh đạo và cải cách việc hoạch định chính sách. Tuy nhiên, tăng trưởng vẫn là mấu chốt bởi có tăng trưởng kinh tế thì mới dễ dàng giải quyết những vấn đề khác”.
    Trong khi I-ta-li-a đang phải đối mặt với tỷ lệ nợ chính phủ tính trên GDP cao nhất ở châu Âu chỉ sau Hy Lạp, những phương thuốc khắc khổ của người tiền nhiệm M. Môn-ti đã khiến các cử tri I-ta-li-a không còn cảm thấy dễ chịu, lòng tin vào chính phủ theo đó mà suy giảm. Ý định từ đầu của ông E. Lét-ta đó là trước tiên, ông sẽ tập trung vào việc khôi phục niềm tin của dân chúng vào tiến trình chính trị vì ông cho rằng dân chúng đã “hoàn toàn mất niềm tin”. Trong bối cảnh các chính phủ trước đây của I-ta-li-a hoạt động không hiệu quả và không được lòng dân chúng, việc lấy lại niềm tin của người dân cũng có thể là thách thức khó khăn nhất./.
    Theo QDND

    Công dân Việt với tình hình của đất nước

    Recent Post

    Note Đóng lại

    Template Information

    ĐIỆN ẢNH

    Test Footer

    primaryBottomSidebar

    CHÚ Ý

    Translate

    Rank Trafic

    Lưu trữ Blog

    Lượt xem