• MẤT DÂN LÀ MẤT NƯỚC


    vào lúc Thứ Ba, tháng 4 09, 2013
    Hãy like nếu bài viết có ích →


      “Mất dân là mất tất cả” . Chân lý ấy rõ như ban ngày, như ánh mặt trời chói lọi, dù có cố tình bưng tai bịt mắt cũng không thể không biết, không thấy.Trong thời chiến tranh hay thời hòa bình được lặp lại thì dân vẫn là cái gốc của nền chính trị, của đảng cầm quyền, là cái gốc của đất nước. Trong thời đại đất nước ta phát triển theo con đường Chủ nghĩa xã hội thì chúng ta càng cần phải thấm nhuần vai trò của nhân dân. Nhưng một vấn đề thực tiễn đáng lo ngại là nước ta có một bộ phận nhỏ cán bộ, công viên chức nhà nước cũng như một bộ phận nhỏ Đảng viên đang  tự làm mất đi lòng tin của nhân dân với chính quyền Đảng và Nhà nước. Do một bộ phận này bị tha hóa về đạo đức, chính trị, đưa lợi ích cá nhân của mình lên trên lợi ích chung của xã hội. Trong xu thế phát triển chung đã không giữ được mình, đã bị lợ ích vật chất che mắt do đó không nhìn thấy vai trò của nhân dân, thực hiện cai trò của một người cán bộ nhà nước, một người đảng viên chưa trọn. Tạo điều kiện cho các thế lực thù địch lợi dụng để thực hiện mưu đồ của mình, tiến hành thực hiện chiến “lược diễn biến hòa bình”, và các mưu đồ thù địch khác. Do đó chúng ta cần nhìn nhận đúng đắn vai trò của nhân dân để các thế lực thù địch không thể lợi dụng, lôi kéo nhân dân theo mục đích của chúng được.Để thực hiện việc giữ dân, mà thực chất là giữ lại lòng tin của nhân dân vào Đảng, vào Nhà nước, vào nền chính trị mà đất nước ta đã lựa chọn thì cần phải thực hiện nhiều công việc cụ thể khác nhau, đó là:         
            Trong hệ thống cương lĩnh chính trị, hệ thống pháp luât cũng như các văn bản pháp lý khác phải đặt lợi ích của nhân dân lên hàng đầu, làm nền tảng cho mọi hành động của Đảng và Nhà nước. Tromg lĩnh vực này nước ta đã thực hiện tốt, cụ thể ở đây chúng ta có thể nhận thấy rằng nền tảng hành động của Đảng ta là “Đảng của dân, do dân và vì dân”, trong các cơ quan như trong lực lượng vũ trang cũng gắn liền với lợi ích của nhân dân và để bảo vệ lợi ích của nhân dân, nó cũng được thể hiện ngay trong tên gọi của các lực lượng này như lực lượng “quân đội nhân dân”, lực lượng “công an nhân dân”…Tiếp theo là chúng ta cần phải thực hiện chủ trương “lấy dân làm gốc”. Nói về chủ trương này tôi xin trích dẫn một lời nói của Hồ Chí Minh “Trong bầu trời không có gì quý hơn bằng nhân dân. Trong thế gian không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”, quan điểm “lấy dân làm gốc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được thể hiện bằng chính hoạt động của Người. Người không chỉ nói mà còn làm. Người suốt đời phấn đấu không ngừng cho lý tưởng đó. Người đã tổ chức, lãnh đạo nhằm phát huy sức mạnh của toàn Đảng, toàn dân trong các giai đoạn của cách mạng và đã đưa cách mạng đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Đời sống chính trị cũng như đời sống kinh tế và văn hóa - giáo dục của nhân dân ta không ngừng được cải thiện và nâng cao. Đảng và Nhà nước ta cần dựa vào quan điểm đó để đưa vai trò của nhân dân lên vị trí cao nhất. Củng cố và tăng cường sự gắn bó máu thịt của Đảng với nhân dân, thực sự “lấy dân làm gốc” là vấn đề đặc biệt hệ trọng và nhạy cảm, có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và sự phát triển của đất nước và cần coi đó là tiêu chí đặc biệt quan trọng để đánh giá tổ chức đảng trong sạch vững mạnh và tư cách đảng viên; đồng thời xác định rõ hơn chủ trương, giải pháp mang tính đột phá để củng cố và tăng cường sự gắn bó máu thịt của Đảng với nhân dân.
                               Cần quan tâm hơn nữa đến đời sống của nhân dân        Cần tập trung tâm huyết và trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân để xây dựng các tổ chức đảng thực sự trong sạch vững mạnh, gắn bó máu thịt với nhân dân, lãnh đạo Nhà nước và xã hội có uy tín và hiệu quả, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân và thúc đẩy tiến bộ xã hội. Cần đột phá mạnh mẽ vào khâu quản lý, giáo dục rèn luyện để nâng cao vai trò tiền phong gương mẫu của cán bộ, đảng viên, tránh tình trạng “nhiều đảng viên nhưng ít tấm lòng cộng sản”; đồng thời bổ sung hoàn thiện cơ chế và hệ thống định chế, đổi mới phương thức lãnh đạo để nâng cao hiệu lực lãnh đạo của Đảng đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất là những quyết sách chiến lược có ý nghĩa chính trị-xã hội sâu rộng. Để xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh cần đặc biệt chú ý là cần phải đưa bản chất công nhân gắn liền với các tổ chức Đảng, đưa tính nhân dân vào các bộ máy Nhà nước để thể hiện vai trò, vị thế của nhân dân trong đó. Chỉ cần được nhân dân yêu mến, tin cậy và được sự đóng góp của nhân dân trong việc phát hiện những sai phạm trong các tổ chức Đảng, Nhà nước thì các tổ chức này sẽ ngày càng trong sạch, vững mạnh hơn và tạo được sự đoàn kết, gắn bó với nhân dân.Trong vấn đề giữ lại lòng tin của nhân dân thì việc giữ lại hệ thống cán bộ then chốt mà có cả phẩm chất văn hóa, đạo đức nghề nghiệp cũng như trình độ học vấn cao là một vấn đề hết sức quan trọng và cần được phát huy. Trong quá trình chuyển tiếp hệ thống cán bộ lãnh đạo, quản lý thì cần thực hiện dân chủ, đưa những người có tài, có đức lên lãnh đạo, không để vấn đề quan hệ hay đồng tiền chi phối ảnh hưởng đến việc chuyển giao hệ thống cán bộ lãnh đạo. Cán bộ lãnh đạo đó phải gần gũi quần chúng và được tín nhiệm, bảo đảm sự vững vàng và tin cậy về chính trị, thật sự quan tâm đến lợi ích của nhân dân, tạo cho nhân dân lòng tin vào tổ chức Đảng và Nhà nước ta.          Việc làm cụ thể và có ý nghĩa thiết thực nữa cấn phải quan tâm là chăm lo giải quyết tốt các vấn đề văn hóa, xã hội nhằm mục đích nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo được sự đồng thuận xã hội, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Tạo một nền văn hóa đậm chất dân tộc, kiên quyết xóa bỏ loại trừ những văn hóa xấu mà phương Tây du nhập vào, cần xây dựng chiến lược phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xác lập hệ thống giá trị văn hoá Việt Nam Xã hội chủ nghĩa. Chủ động định hướng nhu cầu và sự lựa chọn văn hóa của các tầng lớp nhân dân, kiên quyết đấu tranh chống “cuộc xâm lăng mới về văn hóa” của các thế lực thù địch. Cần có những đột phá mới trong giáo dục-đào tạo, trên cơ sở mục tiêu toàn diện là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, cần tập trung vào “dạy làm người” theo tư tưởng “trồng người” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tạo được sự chuyển biến rõ nét, có chiều sâu và độ vững chắc trong giáo dục về lý tưởng, đạo đức và lối sống của con người Việt Nam đương đại.Ngoài ra Đảng và Nhà nước ta pải đặc biệt quan tâm tới hệ thống cơ cấu xã hội ở nước ta hiện nay. Cần chủ động xây dựng hệ thống giai cấp xã hội phù hợp với quá trình phát triển hiện nay của đất nước đó là quá trình hội nhập quốc tế,đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, không để tạo ra khoảng cách xã hội, giai cấp trong một đất nước như việc phân chia xã hội, giai cấp giàu nghèo tự phát. Mà cần chủ động định hướng điều tiết sao cho phát triển theo định hướng Xã hội chủ nghĩa, cốt lõi là điều tiết hài hòa quan hệ lợi ích, nhất là bảo đảm lợi ích cơ bản của công nhân, nông dân và trí thức, của đồng bào các dân tộc; kiểm soát và điều tiết thu nhập hợp lý, không để sự phân hóa giàu-nghèo diễn ra tự phát dẫn đến bất bình đẳng và xung đột xã hội. Cùng với khuyến khích làm giàu chính đáng, cần tích cực đào tạo, bồi dưỡng và giải quyết việc làm cho người lao động, đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân lao động, nhất là ở nông thôn, miền núi, hải đảo còn nhiều khó khăn gian khổ; thực hiện tốt việc “đền ơn đáp nghĩa”, thể hiện sâu sắc tính ưu việt của chế độ Xã hội chủ nghĩa, truyền thống và đạo lý tốt đẹp của dân tộc.       Cần thực hiện việc tôn trọng nhân dân, coi mọi hành động việc làm của nhân dân vì lợi ích của đất nước thì cần phải được tôn trọng và tiếp thu theo chiều hướng tích cực. Học hỏi những các hay mà nhân dân góp ý cho sự phát triển chung của đất nước. Thực hiện các biện pháp tuyên truyền hiệu quả để cho nhân dân hiểu các chính sách của Đảng và Nhà nước để không bị các thế lực thù địch lợi dụng xuyên tạc. Tăng cường các hoạt động dân vận để gần dân, gắn bó với nhân dân hơn nữa.Để thực hiện việc gắn bó với nhân dân thì cũng phải tăng cường các hoạt động đền ơn đáp nghĩa để thể hiện tinh thần trách nhiệm của Đảng và Nhà nước tới những người có công xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

            Đối với một quốc gia thì nhân dân là quan trọng số một, một đất nước chỉ tồn tại và phát triển được khi có sự ủng hộ và tin tưởng của nhân dân. Và Việt Nam chúng ta cũng vậy, khi mà các phần tử thù địch đang đợi chờ và tranh thủ từng cơ hội một để chuyển hóa nước ta phát triển theo ý đồ của chúng thì chúng cũng đã nhận ra từ lâu rằng chỉ cần nhân dân ta mất lòng tin vào Đảng, Nhà nước, vào hệ thống chính trị và con đường Xã hội chủ nghĩa mà ta đã chọn nghĩa là chúng đã gần đi đến đích nên thời gian qua chúng tích cực thực hiện các hành vi phá hoại chính sách đại đoàn kết dân tộc, tiến hành tuyên truyền nói xấu chính quyền ta làm cho nhân dân ta dần mất niềm tin vào đất nước. Trước thực trạng đáng lo ngại đó Đảng và Nhà nước ta cần nhanh chóng thực hiện các biện pháp thiết thực để nhân dân luôn một lòng với sự phát triển của đất nước. 

    Theo Tiengnoitre

    Công dân Việt với tình hình của đất nước

    Recent Post

    Note Đóng lại

    Template Information

    ĐIỆN ẢNH

    Test Footer

    primaryBottomSidebar

    CHÚ Ý

    Translate

    Rank Trafic

    Lưu trữ Blog

    Lượt xem