• Phát huy vai trò của đồng bào hải ngoại vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước


    vào lúc Thứ Tư, tháng 4 03, 2013
    Hãy like nếu bài viết có ích →

    Lấy từ tiengnoitre.blog
              Trải qua các biến cố lịch sử lớn của dân tộc, trong mỗi giai đoạn khác nhau của cách mạng, Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONV) đã được hình thành ở nhiều nước trên thế giới. Theo số liệu chính thức của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, năm 2012 có khoảng 4,5 triệu người Việt Nam ở nước ngoài, đang sinh sống, học tập, công tác ở 103 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, luôn tạo mọi điều kiện để người Việt Nam ở nước ngoài có thể phát huy các khả năng, thế mạnh, tích cực đóng góp to lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhiều chủ trương, quyết sách lớn của Đảng, Nhà nước được đưa ra nhằm tiếp tục đổi mới, khẳng định vai trò, tiếp tục thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của Cộng đồng NVNONN như: Nghị quyết số 08/NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài (ban hành ngày 29-11-1993), Nghị quyết số 36/NQ/TW ngày 26-3-2004, Luật quốc tịch sửa đổi (11-2008), Luật sử đổi về đất đai (6-2009), Quy chế miễn thị thực cho người Việt Nam ở nước ngoài… Trong đó, Nghị quyết số 36/NQ/TW/2004 là một văn kiện pháp lí mang giá trị lịch sử to lớn, toàn diện, chiến lược, lâu dài, là sự đổi mới về tư duy mang tính bước ngoặt về công tác NVNONN của Đảng ta. Nghị quyết khẳng định: “Người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không thể tách rời và là một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam, là nhân tố quan trọng góp phần tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa nước ta với các nước”. Đây chính là sợi chỉ đỏ xuyên suốt, phương hướng chính cho các cơ quan, ban ngành của Đảng, Nhà nước ta thuận lợi trong thực hiện công tác đối với kiều bào ta ở nước ngoài, gắn kết họ vào các hoạt động lớn của dân tộc, bảo vệ các quyền, nghĩa vụ chính đáng của NVNONN.
              Đáp lại sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, nhân dân ta, trong thời gian qua, cộng đồng NVNONN đã tích cực đóng góp lớn về vật chất, tinh thần cho sự phát triển của đất nước trên các mặt như:
              - Về chính trị: Địa vị chính trị của NVNONN được củng cố, ngày càng nâng cao. Họ có nhiều cống hiến to lớn cho đời sống chính trị của các nước sở tại. Nhiều người có vai trò nhất định trong bộ máy chính quyền, là dân biểu, nghị viên, người đứng đầu các Bộ, ngành ở các nước, góp phần nâng cao vị thế, tiếng nói Việt trên thế giới, đơn cử như: Ông Philipp Rosler là người Đức gốc Việt làm Phó Thủ tướng Đức kiêm Bộ trưởng kinh tế.
     Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế và Công nghệ Đức Philipp Rösler, 39 tuổi và là một người gốc Việt.

              - Về kinh tế: Cộng đồng NVNONN đã, đang vượt qua nhiều khó khăn, thách thức ở các nước sở tại, tiếp tục cố gắng phấn đấu ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế góp phần nâng cao tinh thần Việt Nam, tăng cường vị thế, uy tín của các doanh nghiệp nước ta trên trường quốc tế. Kiều bào ta ở nước ngoài là cầu nối thúc đẩy cho các thương hiệu ngành nghề, đẩy mạnh hoạt động hợp tác đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài, huy động nguồn lực từ bên ngoài “chảy” vào trong nước. Hằng năm, lượng kiều hối do bà con gửi về nước năm sau tăng hơn năm trước 10 - 15%. Năm 2012, lượng kiều hối đầu tư, gửi về Việt Nam khoảng 20 tỉ USD, đầu tư trực tiếp, gián tiếp về nước trên 6000 dự án lớn nhỏ (chiếm gần 1/5 tổng thu nhập quốc dân), đưa Việt Nam một trong 10 nước có lượng kiều hối lớn nhất thế giới. Vai trò của NVNONN trong sự nghiệp phát triển kinh tế ngày càng lớn mạnh, tạo thế, vận hội mới cho nước ta khi gia nhập sâu rộng vào thị trường kinh tế thế giới.
    Doanh nhân trẻ Nguyễn Minh Trí (đang kinh doanh tại Mỹ và TP HCM, Việt Nam) nhận giải thưởng từ Chủ tịch Trung tâm phát triển doanh nhân Mỹ gốc Á John Wang năm 2010.
              - Về văn hóa - xã hội: Hoạt động này của nhân dân ta ở nước ngoài diễn ra khá sôi động, phong phú, đa dạng. Trên cơ sở tiếp thu các tinh hoa văn hóa tiến bộ của các nước sở tại, kiều bào ta tiếp tục giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Nhiều ấn phẩm văn hóa, nghệ thuật mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam như: cải lương, ca nhạc cổ, chèo, sáng tác thơ về đất nước ta… đã, đang được lưu giữ, truyền bá ở nơi xa xôi của đất mẹ, góp phần phổ biến, phát triển các giá trị văn hóa, lịch sử, truyền thống đẹp của dân tộc ta đến bạn bè quốc tế.
              - Về khoa học - kĩ thuật: Việt Nam có thể tự hào khi có hơn 400.000 chuyên gia trí thức Việt kiều có trình độ đại học trở lên đang công tác trong các ngành, lĩnh vực quan trọng của các nước trên thế giới. Đa số họ luôn mong ước được ứng dụng các thành tựu khoa học tiên tiến về xây dựng và phát triển quê hương, đất nước. Hoạt động đóng góp của kiều bào ta đa dạng, phong phú thể hiện nhiệt huyết, quyết tâm cao độ trong xây dựng nước nhà ngày càng tươi đẹp, thông qua cung cấp tri thức về kĩ thuật, công nghệ cao, con giống, thiết bị, máy móc, ứng dụng tin học hiện đại vào hoạt động quản lí đất nước… Nhiều nhà khoa học danh tiếng là người Việt Nam đã, đang đem tri thức Việt, sức mạnh Việt cống hiến cho sự phát triển các ngành, lĩnh vực mũi nhọn, then chốt (như công nghệ thông tin và truyền thông, vật liệu mới, tự động hóa, năng lượng mới…) ở các nước trên thế giới, tiêu biểu như: GS. Ngô Bảo Châu - người đã mang ánh sáng, vinh dự cho ngành toán học thế giới, cho Việt Nam với giải thưởng toán học danh giá Fields. Cùng với sự cống hiến trên phạm vi nhiều ngành khác nhau đã xác định vai trò sự đóng góp to lớn của NVNONN đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hiện nay.
              Tuy nhiên, sự đóng góp của nhân dân ta ở nước ngoài cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam vẫn còn chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh vốn có của họ. Đảng, Nhà nước Việt Nam mong muốn người Việt Nam định cư ở nước ngoài tiếp tục có nhiều đóng góp nhiều hơn nữa trong những năm tới vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương đất nước. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) ở nội dung “Những định hướng lớn về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh…” có đề cập đến việc tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ đồng bào định cư ở nước ngoài ổn định cuộc sống, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, chấp hành tốt pháp luật các nước sở tại, hướng về quê hương góp phần xây dựng đất nước. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 về định hướng phát triển, đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế tiếp tục nhấn mạnh vấn đề phát huy vai trò và nguồn của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài vào phát triển đất nước.
       GS. Ngô Bảo Châu cùng các nhà toán học quốc tế đoạt giải
            Trong bối cảnh mới, tình hình quốc tế, trong nước đang diễn biến rất nhanh, tác động mạnh mẽ đến công cuộc cách mạng của nước ta. Các thế lực thù địch, phản động đang ráo riết, điên cuồng chống phá cách mạng Việt Nam. Chúng lôi kéo, sử dụng một bộ phận nhân dân ta ở nước ngoài để hoạt động gây phương hại đến chủ quyền, an ninh quốc gia Việt Nam… Do đó, xác định vai trò của kiều bào ta ở nước ngoài cần phải đi đôi với công tác bảo đảm an ninh cho họ, xóa bỏ cơ sở xã hội không để địch lợi dụng, vận động họ chấp hành tốt pháp luật của các nước sở tại. Giải quyết vần đề trên đây cần hệ thống giải pháp đồng bộ, lâu dài, cần tăng cường vai trò sức mạnh của toàn hệ thống chính trị, của nhân dân ta.
              Để phát huy vai trò của nhân dân ta ở nước ngoài vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, theo chúng tôi cần làm tốt một số nội dung trọng tâm sau đây:
              Một là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lí của Nhà nước, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, liên kết con người Việt Nam ở các quốc gia, vùng lãnh thổ trên khắp thế giới vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Đại hội XI của Đảng ta đã khẳng định: Lợi ích quốc gia - dân tộc vừa là mục tiêu vừa là nguyên tắc cao nhất của các hoạt động đối ngoại. Lợi ích quốc gia - dân tộc là lợi ích của gần 90 triệu nghân dân Việt Nam và hơn 4 triệu người Việt Nam ở nước ngoài. Trong thời gian tới, Các cấp các ngành trong cơ quan Đảng, Nhà nước cần tiếp tục quán triệt mạnh mẽ nội dung, tinh thần của Nghị quyết số36/NQ/TW/2004 về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài, phát huy tinh thần trách nhiệm cao độ trong công tác này.
                Hai là, làm tốt công tác tham mưu cho Đảng, Nhà nước ta tiếp tục hoàn thiện các chủ trương, chính sách có liên quan đến NVNONN. Theo đó, cần tiếp tục rà soát, bổ sung, sửa đổi các chính sách, các văn bản pháp luật có liên quan đến kiều bào ta ở nước ngoài đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của họ, tranh thủ các nguồn lực to lớn về kinh tế, tri thức, khoa học, công nghệ… vào sự nghiệp cách mạng vĩ đại của dân tộc. Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, đơn giản hóa các thủ tục pháp lí, tạo mọi điều kiện cho kiều bào ta ở nước ngoài đầu tư về nước; tăng cường các quyền nghĩa vụ chính đáng, giải quyết hiệu quả, nhanh chóng các vấn đề có liên quan, góp phần tạo uy tín, cải thiện hình ảnh đất nước, con người Việt Nam của đồng bào ta ở nước ngoài. Cần thiết phải nghiên cứu, sớm trình dự thảo cho Quốc hội Pháp lệnh về NVNONN.
              Ba là, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, vận động kiều bào ta ở nước ngoài tích cực đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN. Trong đó, cần tập trung tuyên truyền, phổ biến quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để họ nhận thức đúng đắn, tăng cường quảng bá văn hóa, truyền thống dân tộc, ca ngợi, gơi dậy tinh thần yêu nước, hướng về cội nguồn trong mỗi kiều bào.
                Bốn là, nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ cho người Việt Nam ở nước ngoài. Không chỉ ghi nhận, tạo các điều kiện về pháp lí, đảm bảo cho các hoạt động của họ trên thực tế, Đảng, Nhà nước ta rất quan tâm đến công tác bảo vệ cộng đồng NVNONN. Các cơ quan chức năng cần tổ chức các lực lượng, biện pháp nhằm đảm bảo an ninh đối với kiều bào ta, phòng ngừa các thế lực thù địch móc nối, lợi dụng của vào các hoạt động gây phương hại đến an ninh quốc gia của Tổ quốc, làm tốt công tác tuyên truyền không để kiều bào vi phạm pháp luật nước sở tại. Chính phủ cần chỉ đạo Ủy ban người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao) tiếp tục thành lập các Tổ, Hội yêu nước, Ban liên lạc của nhân dân ta ở nước ngoài trở thành cầu nối quan trọng, nắm chặt chẽ tình hình, thông tin, kịp thời giải quyết các vấn đề có liên quan đến nhân dân ta ở nước ngoài./.

    Công dân Việt với tình hình của đất nước

    Recent Post

    Note Đóng lại

    Template Information

    ĐIỆN ẢNH

    Test Footer

    primaryBottomSidebar

    CHÚ Ý

    Translate

    Rank Trafic

    Lưu trữ Blog

    Lượt xem