• Có phải đền bù chi phí đào tạo khi thôi việc?


    vào lúc Thứ Hai, tháng 4 01, 2013
    Hãy like nếu bài viết có ích →

    Ông Đinh Thuận (dinhthuan07101983@...) được UBND xã cử đi đào tạo cán bộ quân sự nguồn, chuyên ngành quân sự cơ sở tại Trường quân sự tỉnh từ ngày 15/3/2009-8/2010. Sau đó, UBND xã tuyển dụng ông Thuận làm cán bộ hợp đồng với chức danh Chỉ huy phó Ban chỉ huy quân sự xã, thời hạn từ ngày 22/2/2011-22/2/2012.
    Từ đó đến nay, ông Thuận chưa ký tiếp bản hợp đồng nào, tuy nhiên ông vẫn tiếp tục công tác ở vị trí chức danh như trên. Ông Thuận hỏi: Nay ông viết đơn xin thôi việc được không? Ông có bị xử lý đền bù chi phí đào tạo không?
    Luật sư Trần Văn Toàn, Văn phòng Luật sư Khánh Hưng - Đoàn Luật sư Hà Nội trả lời vấn đề ông Thuận hỏi như sau:
    Theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 5/3/2010 của Chính phủ về đào tạo và bồi dưỡng công chức và hướng dẫn tại khoản 3 Điều 25 Thông tư số 03/2011/TT-BNV ngày 25/1/2011 của Bộ Nội vụ thì công chức đã hoàn thành khóa học và được cấp bằng tốt nghiệp (đối với các trường hợp công chức được cử đi đào tạo từ trình độ trung cấp trở lên) nhưng bỏ việc hoặc thôi việc khi chưa phục vụ đủ thời gian cam kết sau khi hoàn thành chương trình đào tạo (ít nhất gấp 3 lần thời gian đào tạo) phải đền bù chi phí đào tạo bồi dưỡng.
    Cách tính chi phí đền bù đối với trường hợp này thực hiện theo hướng dẫn tại điểm b khoản 2 Điều 26 Thông tư số 03/2011/TT-BNV, với công thức sau: S = F : T1 x (T1 - T2)
    Trong đó:
    - S là chi phí đền bù;
    - F là tổng chi phí của khóa học;
    - T1 là thời gian yêu cầu phải phục vụ sau khi đã hoàn thành khóa học (hoặc các khóa học) được tính bằng số tháng làm tròn;
    - T2 là thời gian đã phục vụ sau đào tạo được tính bằng số tháng làm tròn.
    Trường hợp không phải đền bù chi phí đào tạo
    Trường hợp ông Đinh Thuận được UBND xã cử đi đào tạo cán bộ quân sự nguồn, chuyên ngành quân sự cơ sở tại Trường quân sự tỉnh từ ngày 15/3/2009. Tốt nghiệp tháng 8/2010. Thời gian được đào tạo là 15 tháng.
    Thông tin ông Thuận cung cấp không nêu rõ ông được nhà trường cấp văn bằng trung cấp quân sự cơ sở hay chứng chỉ đào tạo sơ cấp quân sự cơ sở.
    Thời điểm được cử đi đào tạo ông Thuận không phải là công chức xã. Khi trở về địa phương ông Thuận được UBND xã tuyển dụng vào làm việc theo chế độ hợp đồng với chức danh Phó Chỉ huy quân sự cấp xã.
    Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ, chức danh Chỉ huy trưởng quân sự cấp xã mới thuộc biên chế công chức cấp xã và khoản 2 Điều 7 Nghị định 112/2011/NĐ-CP ngày 5/12/2011 của Chính phủ về công chức xã, phường, thị trấn quy định chỉ xét tuyển và bổ nhiệm công chức đối với chức danh Chỉ huy trưởng quân sự cấp xã. Do đó hiện nay ông Thuận chưa phải là công chức xã.
    Theo Luật sư, ông Thuận không phải là công chức xã theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP nên ông không thuộc đối tượng phải đền bù chi phí đào tạo theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 18/2010/NĐ-CP và khoản 3 Điều 25; điểm b khoản 2 Điều 26 Thông tư số 03/2011/TT-BNV nêu trên.
    UBND xã ký kết với ông Thuận hợp đồng làm việc có thời hạn 1 năm từ ngày 22/2/2011 đến 22/2/2012. Sau khi hết thời hạn hợp đồng 30 ngày mà UBND xã không ký tiếp hợp đồng với ông nhưng vẫn tiếp tục sử dụng ông ở vị trí công tác chức danh Phó chỉ huy quân sự xã, thì hợp đồng làm việc đã ký ngày 22/2/2011 mặc nhiên chuyển thành hợp đồng không xác định thời hạn.
    Nếu ông Thuận muốn xin thôi việc theo nguyện vọng thì làm đơn gửi chủ tịch UBND xã xem xét, giải quyết. Trường hợp ông Thuận thôi việc không phải đền bù phí đào tạo.


    Theo CTTDTCP

    Công dân Việt với tình hình của đất nước

    Recent Post

    Note Đóng lại

    Template Information

    ĐIỆN ẢNH

    Test Footer

    primaryBottomSidebar

    CHÚ Ý

    Translate

    Rank Trafic

    Lưu trữ Blog

    Lượt xem