• Thụy Điển- hình mẫu của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa


    vào lúc Thứ Sáu, tháng 4 19, 2013
    Hãy like nếu bài viết có ích →


    Thuỵ Điển (tiếng Thuỵ Điển: Sverige là một vương quốc xinh đẹp nằm ven bờ biển Baltic ở Bắc Âu, giáp Na Uy ở phía Tây và Phần Lan ở phía Đông Bắc, nối với Đan Mạch bằng cầu Öresund ở phía Nam. Đất nước này không chỉ nổi tiếng về những câu chuyện thần thoại, mà từ mấy thâp kỷ qua, nền dân chủ nơi đây đã đạt được những bước tiến vượt bậc, chưa từng có trong lịch sử loài người.
    Với diện tích 449 964 km², Thuỵ Điển là nước lớn thứ ba trong Liên minh châu Âu, với dân số 9.4 triệu người. Thuỵ Điển có mật độ dân số thấp với 21 người/ km² nhưng lại tập trung cao ở nửa phía Nam của đất nước. Khoảng 85% dân số sống ở thành thị và theo dự đoán con số này sẽ tăng dần vì quá trình đô thị hóa đang diễn ra.[3] Thủ đô của Thụy Điển là Stockholm, đây cũng là thành phố lớn nhất nước. Thành phố lớn thứ hai là Göteborg với dân số khoảng 500.000 người và 900.000 người trên tổng vùng. Thành phố lớn thứ ba là Malmö với dân số khoảng 260.000 người và 650.000 người ở tổng vùng.
    Về mặt hình thức, Thuỵ Điển theo thể chế quân chủ lập hiến. Nguyên thủ quốc gia từ năm 1973 là vua Carl XVI Gustav.Quốc hội (Riksdag) chỉ có một viện bao gồm 349 nghị sĩ và được bầu 4 năm một lần. Hiện thời trong Quốc hội có 8 đảng được quyền tham gia quốc hội chia làm 2 liên minh chính trị:
    +Liên minh Đỏ Xanh(De rödgröna) gồm:
    • Đảng Dân chủ Xã hội Thụy Điển (Sveriges socialdemokratiska arbetareparti) (S) theo xu thế xã hội chủ nghĩa dân chủ- đây là chính đảng lớn nhất tại Thụy Điển.
    • Đảng Xanh hay còn gọi là đảng Môi trường (Miljöpartiet de gröna) (Mp).
    • Đảng Cánh tả (Vänsterpartiet) (V).
    +Liên minh (Alliansen) gồm:
    • Đảng Ôn hòa (Moderata samlingspartiet) (M) thuộc phái bảo thủ.
    • Đảng Tự do (Folkpartiet liberalerna) (Fp).
    • Đảng Trung tâm (Centerpartiet) (C)
    • Đảng Dân chủ Cơ Đốc giáo (Kd) (Kristdemokraterna)
    Và Đảng Dân chủ Thụy Điển (Sverigedemokraterna) (Sd). Đảng này do có quan điểm chính trị chống lại người nhập cư và có liên quan đến tổ chức phân biệt chủng tộc (Bevara Sverige Svenskt) nên 7 đảng  trên không muốn liên minh cùng. Thực chất nó bị cô lập và vai trò chính trị không đáng kể.
    Quốc hội bổ nhiệm Thủ tướng, người bổ nhiệm các bộ trưởng cho chính phủ của ông. Hiện nay chính phủ Thuỵ Điển là chính phủ thiểu số của Đảng Dân chủ Xã hội với sự ủng hộ của Đảng Xanh và Đảng Cánh tả.
    Vương quốc này được chia thành 21 tỉnh (län). Các nhiệm vụ quản lý nhà nước ở cấp tỉnh được thống đốc (hoặc thủ hiến) (landshövding) và chính quyền cấp tỉnh (länsstyrelse) thi hành.
    Cấp dưới tỉnh là làng xã, được trao quyền tự quản. Việc tự quản lý ở cấp làng xã được phân chia thành 2 cấp: các nhiệm vụ của làng xã như hệ thống trường học, phục vụ xã hội, chăm sóc người già và trẻ em và hạ tầng cơ sở của làng xã thuộc về nhiệm vụ của 289 làng (kommun), các khu vực vượt quá khả năng của từng làng xã một như hệ thống y tế, giao thông trong vùng, kế hoạch hóa giao thông,… thuộc về quyền hạn của các hội đồng tỉnh (landsting). Làng xã và các hội đồng tỉnh dùng thuế thu nhập, các khoản thu khác và trợ cấp quốc gia để chi phí cho các hoạt động này.
    Chính phủ Thụy Điển đề ra nguyên tắc công khai, tức là giới báo chí và tất cả các cá nhân đều có thể xem các văn kiện của công sở nhà nước, ngoại trừ một số ít trường hợp đặc biệt. Không một người nào phải nêu lý do tại sao muốn xem một văn kiện nhất định và cũng không phải trình chứng minh thư.
    Một điểm đặc biệt khác trong hệ thống chính trị Thụy Điển là hệ thống các thanh tra viên (ombudsman). Những người này bảo vệ quyền lợi của cá nhân trong khi họ tiếp xúc với chính quyền và theo dõi việc thi hành các luật lệ quan trọng. Người công dân khi cho rằng bị đối xử không công bằng có thể tìm đến thanh tra viên, những người sẽ điều tra trường hợp này và có thể mang vụ việc ra trước tòa án với tư cách là nguyên cáo đặc biệt. Đồng thời họ cũng có nhiệm vụ cộng tác với các cơ quan nhà nước để nắm bắt tình hình trong phạm vi của họ, thi hành các công tác giải thích và đưa ra những đề nghị thay đổi luật lệ. Bên cạnh những thanh tra viên về luật pháp còn có thanh tra viên của người tiêu dùng, thanh tra viên về trẻ em, thanh tra viên về quyền bình đẳng và các thanh tra viên về phân biệt đối xử chủng tộc và phân biệt đối xử vì các khuynh hướng tình dục.
    Trong một thời gian dài Thụy Điển đã được xem như là một nước dân chủ xã hội điển hình và nhiều người theo cánh tả ở châu Âu đã xem Thuỵ Điển như là một thí dụ điển hình cho một “con đường thứ ba” giữa chủ nghĩa xã hội và kinh tế thị trường. Tuy nhiên, so sánh với lý luận Maxism thì nền dân chủ Thụy Điển mang đặc trưng của chủ nghĩa xã hội và đậm tính nhân văn sâu sắc.

    CaptureBảy thập kỷ cầm quyền liên tục của Đảng Dân chủ Xã hội, cùng với những đóng góp không nhỏ của mọi tầng lớp nhân dân Thụy Điển, đã xây dựng nên “bộ khung cơ bản” của nền dân chủ ấy, dựa trên các tiêu chí sau:

    Tự do, cởi mở và minh bạch
    Thụy Điển là xã hội tự do và cởi mở, nó thể hiện ở nhiều khía cạnh như tự do báo chí, tự do tham gia tuần hành, tự do diễn thuyết, quyền phát biểu… Cởi mở còn là tạo ra một xã hội công bằng.
    Nước này được coi là một trong những quốc gia có hiến pháp dân chủ rõ ràng nhất thế giới. Hiến pháp Thụy Điển dẫn nhập bằng các từ ngữ: “Tất cả quyền lực công đều bắt nguồn từ người dân”.Trong bốn đạo luật nền tảng cấu thành nên Hiến pháp Thụy Điển có Luật Tự do báo chí. Thụy Điển là quốc gia đầu tiên trên thế giới cho phép tự do báo chí năm 1776. Tự do báo chí dựa trên tự do thể hiện và phát biểu. Những người có quyền hành phải có trách nhiệm giải trình và mọi thông tin luôn sẵn có. Công dân Thụy Điển, những người cung cấp thông tin cho nhà xuất bản, hãng thông tấn, báo chí được quyền bảo vệ nguồn, phóng viên nước này có thể không bao giờ phải tiết lộ nguồn tin của họ.Luật Tự do thể hiện được thông qua năm 1991, liên quan đến lĩnh vực truyền thông không in ấn như truyền hình, phim ảnh hay phát thanh. Luật này đảm bảo sự tự do trao đổi quan điểm, thông tin và sáng tạo nghệ thuật.

    Nhân dân giám sát

    Nguyên tắc tiếp cận thông tin tại Thụy Điển có nghĩa là người dân nói chung và các phương tiện truyền thông như báo giấy, đài phát thanh và truyền hình có quyền tiếp cận tài liệu, hồ sơ chính thức. Điều này cho phép người dân có cái nhìn thấu đáo, rõ ràng về các hoạt động của chính phủ cũng như chính quyền địa phương. Nó xuất phát từ ý tưởng, một nền dân chủ tốt cần được giám sát; minh bạch để giảm bớt nguy cơ lạm dụng quyền lực.
    Nguyên tắc tiếp cận công khai với các tài liệu chính thức cũng có nghĩa là viên chức hay những người khác làm việc cho chính phủ được tự do thông tin cho báo chí hoặc người ngoài về những gì họ biết. Dĩ nhiên ở đây cũng có ngoại lệ. Tài liệu có thể được giữ bí mật nếu nó bảo vệ lợi ích an ninh quốc gia, quan hệ với nước khác hay tổ chức quốc tế, chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, hoạt động thanh tra kiểm soát và giám sát khách do các cơ quan chức năng đảm nhận; ngăn chặn hoặc truy tố tội phạm; lợi ích kinh tế của người dân nói chung.
    Ở Thụy Điển, sức mạnh nhân dân được sử dụng với sự tôn trọng bình đẳng, tự do cũng như giá trị của cá nhân. Các cơ quan công quyền đặc biệt phải đảm bảo quyền làm việc, nhà ở và giáo dục, cũng như thúc đẩy an sinh xã hội, an ninh và môi trường tốt cho người dân sinh sống ở đó. Luật pháp và các quy định khác hướng tới việc đảm bảo để không bất kỳ công dân nào chịu thua thiệt vì họ thuộc về cộng đồng thiểu số như chủng tộc, màu da, nguồn gốc hay giới tính.
    Đảm bảo quyền con người được tương tác với mọi lĩnh vực trong chính sách đối ngoại: chính sách an ninh, hợp tác phát triển, chính sách di cư, chính sách môi trường và chính sách thương mại.
    Chính phủ Thụy Điển chủ tâm thực thi một hệ thống kinh tế cho phép mọi công dân có quyền lợi đồng đều, đồng thời cung cấp phụ phí làm việc, được xem như hệ thống an sinh xã hội. Do đó, tạo sự đồng đều về lợi ích cho tất cả người có việc làm, ngay cả chỉ làm bán thời gian. Sự cách biệt về mức sống của một người lao động bình thường với một người có chuyên môn nghiệp vụ cao cấp không quá lớn.
    Nền văn hóa Thụy Điển (cũng như các nước Bắc Âu: Na Uy, Phần Lan, Đan Mạch) tuy thiên về cá nhân hơn tập thể, nhưng là chủ nghĩa cá nhân nằm ngang. Nghĩa là tuy mỗi người chịu trách nhiệm chính yếu về sự phát triển của riêng mình, nhưng họ sẽ cảm thấy hổ thẹn như có tội khi quá giàu hay đã làm những điều khiến cho người khác trở nên nghèo. Phong cách sống của người Thụy Điển là:“Không một lá cỏ nào có thể vượt cao hơn những lá cỏ khác, vì lá cỏ ấy sẽ bị cắt trước tiên”.
    Internet và tự do thông tin
    Thụy Điển nằm trong số quốc gia sử dụng internet cao nhất EU. Trong 9,3 triệu dân, hơn 80% người sử dụng Internet. Luật Dữ liệu cá nhân có hiệu lực năm 1998. Luật này bảo vệ người dân bị xâm phạm thông tin cá nhân khi đã cung cấp chi tiết cho nhà khai thác Internet.
    Luật Ipred của Thụy Điển ra đời dựa trên Hướng dẫn Thực thi quyền sở hữu trí tuệ của EU, có nghĩa là, một công ty thu âm hay phim ảnh nghi ngờ ai đó tải một trong các sản phẩm của họ thì có quyền yêu cầu thông tin về người này từ nhà khai thác điều hành Internet hoặc điện thoại. Sau đó còn có thể yêu cầu bồi thường do tổn thất thu nhập. Dĩ nhiên, công ty phải đưa ra bằng chứng chứng tỏ người dùng tải tài liệu bất hợp pháp.
    Các diễn đàn Internet và mạng xã hội khá phổ biến với trẻ em Thụy Điển, lứa tuổi 12-15 tuổi thường dùng ít nhất ba giờ/ngày để lướt Web. Một nửa số trẻ em năm tuổi và 1/5 trẻ em ba tuổi biết dùng Internet. Chính phủ đã thông qua một đạo luật ngăn chặn việc tiếp xúc với trẻ em vì mục đích tình dục hay phạm tội, luật này có hiệu lực ngày 1/7/2009.
    Dẫu còn nhiều ý kiến tranh luận khác nhau, song nền dân chủ Thụy Điển thực sự là một điển hình, một tấm gương sáng cho các quốc gia khác học tập, để chính trị thực sự vì con người.

    Theo Nguyentandung

    Công dân Việt với tình hình của đất nước

    Recent Post

    Note Đóng lại

    Template Information

    ĐIỆN ẢNH

    Test Footer

    primaryBottomSidebar

    CHÚ Ý

    Translate

    Rank Trafic

    Lưu trữ Blog

    Lượt xem